Mỡ máu là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ. Mặc dù sử dụng thuốc Tây có thể ngăn bệnh tiến triển nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên bổ sung rau xanh vào khẩu phần ăn để có thể kiểm soát mỡ máu an toàn và bền vững. Vậy, ăn rau gì để giảm mỡ máu? – Câu trả lời có ngay trong bài viết này!
Mục lục
Mỡ máu là gì?

Mỡ máu (hay máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu) là thuật ngữ dùng cho tất cả các chất béo được tìm thấy trong máu, bao gồm: cholesterol và chất béo trung tính (Triglyceride). Trong đó:
- Cholesterol: Là chất béo được tạo ra ở gan chủ yếu qua con đường phân hủy chất béo bão hòa trong thức ăn. Cholesterol sau đó di chuyển vào máu và tồn tại dưới hai dạng gồm: Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và Lipoprotein mật độ cao (HDL). LDL được gọi là “cholesterol xấu” vì nó có thể bám vào mạch máu tạo mảng xơ vữa. HDL được cho là “cholesterol tốt” vì nó giúp loại bỏ LDL khỏi máu.
- Triglyceride: Là một loại chất béo có nguồn gốc chủ yếu từ thức ăn. Một phần nhỏ triglyceride được tạo ra khi gan chuyển hóa phần calo dư thừa. Triglyceride sau khi vào máu sẽ được sử dụng để tạo năng lượng cho cơ thể hoặc dự trữ tại tổ chức mỡ dưới da.
☛ Tham khảo thêm tại: Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
Ăn rau gì để giảm mỡ máu?
Rau xanh là thực phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người bị mỡ máu cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng các loại rau xanh phù hợp giúp làm giảm cholesterol, góp phần kiểm soát tốt các chỉ số mỡ máu.

Để làm giảm cholesterol, mỗi loại rau sẽ tạo ra một tác động khác nhau trên cơ thể. Điển hình như:
- Cung cấp chất xơ hòa tan: Chất xơ này sẽ liên kết với các cholesterol và tiền chất trong hệ tiêu hóa để đưa chúng ra khỏi cơ thể trước khi chúng được hấp thu vào máu. Nhờ đó, chỉ số cholesterol toàn phần sẽ được kiểm soát hiệu quả.
- Thu dọn gốc tự do: Thông qua việc bổ sung hoạt chất Carotenoid – Một chất chống oxy hóa, rau xanh giúp thu dọn gốc tự do, từ đó ngăn chặn tổn thương thành mạch. Điều này cũng làm hạn chế sự tích tụ của cholesterol tạo thành các mảng xơ vữa.
- Tăng bài tiết cholesterol: Bằng cách tăng liên kết cholesterol với các acid mật khiến chúng được bài tiết qua phân nhiều hơn và giảm lượng cholesterol vào máu.
- Giảm LDL – cholesterol xấu: Nhờ cung cấp hoạt chất lutein – Một hoạt chất có khả năng giảm tình trạng oxy hóa cholesterol LDL và ngăn cholesterol tích tụ trong lòng mạch.
Top 15 loại rau giúp giảm mỡ máu hiệu quả
Nếu bạn bổ sung rau xanh giúp giảm mỡ máu vào khẩu phần ăn mỗi ngày, hãy tham khảo danh sách dưới đây. Đây là những loại rau nhận được nhiều lời khuyên của chuyên gia y tế trong nước và quốc tế.
1. Rau bina
Rau bina hay rau chân vịt có khả năng kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả. Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, thành phần chất xơ, chất khoáng và vitamin dồi dào trong rau bina không chỉ giúp tăng đào thải cholesterol qua đường tiêu hóa mà còn cải thiện sức khỏe thành mạch. Nhờ đó, rau bina giúp ngăn chặn các bệnh lý tim, mạch.

Một thành phần khác trong rau bina cũng được quan tâm là carotenoid – một chất chống oxy hóa mạnh giúp thu dọn gốc tự do, ngăn tổn thương thành mạch và hạn chế sự lắng đọng của cholesterol. Vậy nên, rau bina là lựa chọn thông thái của bệnh nhân bị mỡ máu cao.
2. Cà tím
Các phân tích khoa học cho thấy, trong 100g cà tím chứa đến 3 gam chất xơ hòa tan. Đây là thành phần giúp hạn chế sự cholesterol được hấp thu từ thức ăn vào máu. Nhờ đó, khi người bệnh bổ sung cà tím một cách điều độ sẽ cải thiện đáng kể tình trạng rối loạn mỡ máu.

Ngoài ra, các chất chuyển hóa của cà tím tại ruột non có khả năng gắn với triglyceride và kéo chúng khỏi đường tiêu hóa. Vitamin P ở vỏ cà tím cũng là hoạt chất có khả năng làm giảm lượng cholesterol máu. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chất xơ trong quả cà tím giúp cải thiện mức cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh như: bệnh tim, đột quỵ, béo phì và tiểu đường.
3. Măng tây
Măng tây không chỉ là nguyên liệu của những món ăn ngon mà còn là loại rau rất tốt cho người rối loạn lipid máu. Theo các chuyên gia phân tích, trong măng tây có chứa hàm lượng cao các vitamin nhóm B như: B1, B2, B6, B9, vitamin A, vitamin K . Những vitamin này giúp tăng khả năng đàn hồi của mạch máu, nhờ đó hạn chế các bệnh lý tim mạch.

Mặt khác, trong măng tây còn giàu chất xơ giúp loại bỏ các chất béo trung tính và làm giảm cholesterol. Người bệnh mỡ máu nên ăn loại rau này khoảng 3 – 4 lần/ tuần để có một sức khỏe tốt hơn.
4. Đậu bắp
Đậu bắp là một loại rau khá phổ biến tại Việt Nam. Các chuyên gia đã xác định được, trong mỗi 100g đậu bắp có chứa đền 3,2 g chất xơ – một thành phần rất tốt cho người mỡ máu. Bên cạnh đó, phần gel trong đậu bắp (hay chất nhầy) có thể liên kết với cholesterol trong đường tiêu hóa và kéo nó ra khỏi cơ thể qua phân.

Vỏ và hạt của đậu bắp bổ sung các chất chống oxy hóa như: catechin và quercetin. Vì vậy, sử dụng loại rau này thường xuyên sẽ giúp bệnh nhân tim mạch hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh như: xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì,…
5. Súp lơ
Súp lơ là một trong những loại rau tốt cho người bệnh mỡ máu. Tùy theo khẩu vị mà bạn có thể lựa chọn súp lơ xanh hoặc súp lơ trắng. Mặc dù màu sắc khác nhau nhưng thành phần của chúng không khác nhau nhiều. Vì vậy, tác động mà chúng mang đến cho người ăn là tương đương nhau.

Những chất có lợi cho mỡ máu được tìm thấy trong cây súp lơ gồm có: chất xơ, vitamin mà flavonoid. Trong đó, chất xơ có tác dụng giảm cholesterol hấp thu vào máu, vitamin giúp tăng cường miễn dịch và flavonoid có vai trò như chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
6. Đậu lăng
Đậu lăng rất giàu chất xơ, cụ thể, cứ 100g đậu lăng sẽ cung cấp cho cơ thể 3,3g chất xơ. Vì vậy, ăn đậu lăng là cách ngăn cơ thể hấp thụ cholesterol vào máu.

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy, ăn đậu lăng 8 tuần với lượng 60g/ ngày giúp cải thiện chỉ số HDL, giảm chỉ số LDL và triglyceride.
7. Cải xoăn
Cải xoăn là một trong những loại rau chứa nhiều chất xơ nhất với hàm lượng 4,7g chất xơ trên 100g rau xanh. Nhờ hàm lượng chất xơ cao, rau cải xoăn có thể giúp giúp giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL. Ngoài ra, cải xoăn cũng rất giàu chất khoáng (như natri, kali, magie,..) và chất chống oxy hóa giúp phòng ngừa hiệu quả các bệnh: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…
8. Cà chua

Cà chua là nguồn bổ sung: kali, lycopene, vitamin A và vitamin C lý tưởng cho cơ thể. Trong đó, lycopene, vitamin A và C là những chất chống oxy hóa có khả năng giảm LDL và ngăn chặn tổn thương tại lòng mạch. Điều này cũng giải thích vì sao cà chua giúp hạn chế các mảng xơ vữa tích tụ trong lòng mạch gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ.
9. Bắp cải
Bắp cải là loại rau tiêu biểu có tác dụng giảm mỡ máu. Theo các chuyên gia, thành phần axit tartaric trong bắp cải giúp ức chế quả trình chuyển hóa tinh bột và đường thành chất béo. Nhờ đó, chỉ số cholesterol trong máu được kiểm soát hiệu quả.

Bên cạnh đó, vitamin C trong rau bắp cải hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ gốc tự do, tăng cường miễn dịch và ngăn chặn tổn thương trong lòng mạch. Bạn chỉ cần tăng bổ sung rau bắp cải vào khẩu phần ăn của mình là sẽ sở hữu ngay một phương pháp bảo vệ tim mạch hiệu quả.
10. Hành tây
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra trong hành tây có chứa quercetin – một hoạt chất có tác dụng chống viêm và giảm cholesterol máu. Bên cạnh đó, hành tây còn có khả năng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin, giúp máu lưu thông trong lòng mạch tốt hơn, hạn chế sự lắng đọng và tạo mảng xơ vữa

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người bệnh mỡ máu chỉ cần sử dụng 60g hành tây/ ngày sẽ giúp dự phòng cholesterol máu tăng hiệu quả.
11. Cần tây
Cần tây là một loại rau giúp kiểm soát mỡ máu tăng cao bằng cách bổ sung chất xơ cho cơ thể. Chất xơ giúp giảm cholesterol bằng cách hấp thụ cholesterol dư thừa trong ruột và bài tiết qua đường phân.

Một nghiên cứu từ Đại học Chicago đã phát hiện trong cần tây có chứa phthalide – một chất giúp giảm đến 7% mức cholesterol xấu và giảm huyết áp xuống 14%. Ngoài ra, Phthalide còn giúp giảm căng thẳng, giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông trong thành mạch tốt hơn. Vì vậy, cần tây không chỉ giúp kiểm soát mỡ máu mà còn ngăn chặn các bệnh lý do rối loạn mỡ máu gây ra.
12. Cải xoong
Một nghiên cứu cho thấy, chiết xuất rau cải xoong có khả năng làm giảm giảm 34% cholesterol toàn phần và 53% LDL cholesterol. Ngoài ra, nhiều chuyên gia còn cho biết rau cải xoong giúp giảm chất béo trung tình và giảm đường huyết hiệu quả. Do đó, bệnh nhân mỡ máu sử dụng rau cải xoong hợp lý có thể kiểm soát chỉ số mỡ máu, giảm cơn đau thắt ngực và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
13. Mướp đắng

Thành phần của mướp đắng giàu vitamin B1, vitamin C và saponin. Những hoạt chất này giúp giảm đáng kể lượng đường huyết, giảm acid béo trung tính và tăng bài tiết insulin giúp kiểm soát đường huyết. Đây là lý do khiến mướp đắng lọt vào danh sách những loại rau mà bệnh nhân mỡ máu nên tăng bổ sung vào khẩu phần ăn của mình.
14. Tảo Spirulina
Tảo spirulina được mệnh danh là thực phẩm vàng cho người cao mỡ máu. Trong tảo có chứa Iod và Magie là những chất khoáng có khả năng ngăn chặn sự lắng đọng của cholesterol trên thành mạch.

Mặt khác, các chuyên gia cũng tìm thấy thành phần Laminaria polysaccharide trong tảo spirulina có tác dụng giảm chỉ số cholesterol toàn phần và giảm triglyceride máu.
15. Cà rốt
Các phân tích khoa học đã tìm thấy trong cà rốt có chứa các thành phần: carotene, vitamin, chất khoáng, chất xơ, 9 loại acid amin và hơn 10 loại enzym. Những thành phần này đều rất tốt cho sự đàn hồi của thành mạch nên giúp giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch.

Mặt khác, trong cà rốt còn chứa quercetin – một chất chống oxy hóa đã được chứng minh có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giảm mỡ máu và giảm huyết áp. Vì vậy, người bệnh mỡ máu nên bổ sung loại rau này vào khẩu phần ăn của mình.
☛ Có thể bạn quan tâm: Rối loạn lipid (mỡ máu) máu nên ăn gì kiêng gì?
Kiểm soát mỡ máu bằng công thức từ thảo dược
Tính đến thời điểm hiện tại, một trong những công thức thảo dược chữa mỡ máu hiệu quả nhất được phát triển bởi Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã phân lập được hoạt chất trong từng cây thuốc và phát hiện ra chiết xuất 3 cây thuốc gồm: bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam có khả năng kiểm soát tốt tình trạng rối loạn mỡ máu.

Theo tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự: Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, chế phẩm của 3 cây thuốc trên có khả năng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77% và làm tăng HDL 9.87%. Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể dùng dược liệu để kiểm soát tình trạng rối loạn mỡ máu và phòng ngừa biến chứng về các bệnh lý tim mạch, đột quỵ.

Để tiện dụng hơn cho người bệnh rối loạn mỡ máu, công thức thảo dược trên hiện đã được phát triển thành TPBVSK FREMO bởi Dược phẩm Thái Minh. FREMO lấy công thức thảo dược cũ làm gốc và phối hợp thêm các dược liệu: táo mèo, hoàng bá, nga truật. Công dụng của FREMO cũng được hoàn thiện nhờ các thảo dược trong sản phẩm, cụ thể:
- Bộ ba Bụp giấm – Giảo cổ lam – Xạ đen: Giúp hạ mỡ máu, tăng HDL – cholesterol tốt, hạ đường huyết giúp ngăn chặn tình trạng mỡ máu tăng cao và phòng ngừa các bệnh tim mạch. Ngoài ra, bộ ba thảo dược này còn giúp tăng cường miễn dịch, kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, giải độc gan,…Đây đều là những tác động có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân tăng mỡ máu.
- Cao táo mèo: Làm giãn mạch, ngăn huyết áp tăng cao, điều hòa nhịp tim và chống kết tập tiểu cầu. Những tác dụng này giúp người bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, cao táo mèo còn giúp kháng khuẩn và tăng miễn dịch..
- Cao Hoàng bá: Tác dụng chính là hạ huyết áp, tăng tiết mật, từ đó kiểm soát tình trạng rối loạn lipid máu. Bên cạnh đó, cao hoàng bá cũng giúp kháng khuẩn, chống nấm, bảo vệ gan và lợi tiểu.
- Cao nga truật: Giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm triglycerid và giảm LDL – cholesterol. Bên cạnh đó, nga truật cũng giúp tăng HDL – cholesterol và ức chế kết tập tiểu cầu trong lòng mạch.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Điều trị mỡ máu là cả một quá trình, trong đó người bệnh cần có phương pháp trị liệu an toàn, một lối sống lành mạnh và một chế độ ăn uống khoa học. Hãy bổ sung các loại rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày và cảm nhận sự biến đổi tích cực qua mỗi ngày. Hy vọng bài viết này đã khiến bạn thỏa mãn với đáp án cho câu hỏi: Ăn rau gì để giảm mỡ máu?. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
https://www.nhsggc.org.uk/your-health/health-services/hsd-patient-carers/heart-disease/risk-factors-for-heart-disease/high-blood-lipids-fats/#
https://www.medicalnewstoday.com/articles/foods-that-lower-cholesterol
https://www.goodhousekeeping.com/health/diet-nutrition/g4622/healthiest-fast-food/