Thuật ngữ Atherosclerosis được dùng trong nhiều tài liệu y khoa. Vậy Atherosclerosis là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả, mời độc giả theo dõi bài viết sau.
Mục lục
- Atherosclerosis là gì?
- Nguyên nhân gây ra atherosclerosis – xơ vữa động mạch
- Triệu chứng của atherosclerosis
- Đối tượng nào có nguy cơ mắc atherosclerosis?
- Biến chứng nguy hiểm của atherosclerosis
- Phương pháp chẩn đoán atherosclerosis
- Điều trị atherosclerosis như thế nào?
- Fremo – sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch
Atherosclerosis là gì?
Atherosclerosis hay xơ vữa động mạch, là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn bởi các mảng xơ vữa. Các động mạch bị thu hẹp, hạn chế khả năng lưu thông máu, cũng như cung cấp oxy cho cơ quan quan trọng của cơ thể.
Atherosclerosis thường chỉ xảy ra ở các mạch vừa và lớn, áp lực cao. Quá trình sinh lý bệnh xơ vữa động mạch rất phức tạp và vẫn chưa được xác minh chuẩn xác. Một số lý thuyết đưa ra rằng, xơ vữa động mạch gồm 4 bước như sau:
- Tổn thương tế bào nội mô: Đây được coi là giai đoạn khởi đầu, mở ra quá trình xơ vữa động mạch. Lớp tế bào nội mô thường xuyên tiếp xúc với hệ thống tuần hoàn. Vì vậy, các yếu tố như: chất độc hại, khói thuốc lá, tiểu đường, rối loạn lipid, tác động vật lý lên lớp nội mạc cũng có thể gây tổn thương tới động mạch.
- Lắng đọng lipoprotein: Khi lớp nội mô bị phá vỡ, các phân tử lipoprotein có thể xâm nhập vào. Sau đó, chúng bị biến đổi bởi quá trình oxy hóa (thông qua gốc tự do hoặc các enzyme oxy hóa) hay glycation (trong bệnh tiểu đường). Các lipoprotein bị biến đổi này được đại thực bào ăn, tạo ra tế bào bọt và gây ra sự tích tụ trong thành mạch.
- Phản ứng viêm: LDL biến đổi có tính kháng nguyên và thu hút các tế bào viêm nhiễm vào thành động mạch. Bên cạnh đó, sau khi lớp nội mô bị tổn thương, chất trung gian hóa học gây viêm được giải phóng ra, làm tăng lượng tế bào bạch cầu.
- Hình thành nắp tế bào cơ trơn: Nắp tế bào cơ trơn di chuyển lên mặt mảng bám, tạo ra một “nắp xơ”. Khi nắp này dày lên, các mảng bám cũng cứng và ổn định. Còn nắp xơ này mỏng, sẽ làm cho các mảng xơ vữa dễ vỡ, bào mòn gây huyết khối.
Xơ vữa động mạch có mối liên quan mật thiết đến độ tuổi. Tỷ lệ mắc Atherosclerosis ở người dưới 20 tuổi là 17%, trong khoảng 20 – 29 tuổi là 37% và người từ 30 – 39 tuổi là 60%.
Xơ vữa động mạch là căn bệnh nguy hiểm, có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào. Do đó, việc xây dựng một chiến lược phòng ngừa và điều trị lý tưởng, sẽ giúp quá trình xơ vữa động mạch phát triển chậm hơn.
Nguyên nhân gây ra atherosclerosis – xơ vữa động mạch
Nguyên nhân chính xác của xơ vữa động mạch vẫn chưa được xác định rõ ràng. Đây là một bệnh lý phức tạp, tiến triển chậm và có thể hình thành ngay từ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên, một số yếu tố gây xơ vữa động mạch đã được chỉ ra. Bao gồm:
- Hàm lượng cholesterol máu cao: LDL một loại cholesterol có hại, liên quan đến sự tích tụ các mảng bám trong động mạch. Nồng độ này trong máu quá cao, sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn động mạch, làm lưu lượng máu đến tim, cũng như toàn cơ thể bị hạn chế.
- Chất béo trung tính cao: Hàm lượng triglyceride tăng cao là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch, làm thu hẹp động mạch do sự tích tụ của các chất béo.
- Huyết áp cao: Huyết áp cao tác động lên động mạch, làm hỏng các mạch máu tại một số khu vực. Khiến chúng không còn đủ linh hoạt để chống lại việc hình thành xơ vữa động mạch. Từ đó, dễ hình thành nên các mảng bám xơ vữa.
- Thói quen hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nicotin và các chất độc hại khác với nội mô mạch máu. Hút thuốc lá, kể cả hút thuốc lá thụ động cũng có thể gây tăng huyết khối (hình thành cục máu đông), giảm HDL – cholesterol tốt, tăng LDL – cholesterol có hại.
- Bệnh lý tiểu đường: lượng đường trong máu cao, gây ra tình trạng glycosyl hóa protein, giảm HDL, gây tổn thương thành mạch máu làm tiến triển xơ vữa động mạch.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim: Nếu như người thân trong gia đình từng mắc các bệnh lý về tim, thì những đối tượng này có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch, cũng như di truyền các vấn đề khác liên quan.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Việc thường xuyên dung nạp nhiều thực phẩm chứa chất béo không lành mạnh, sẽ làm gia tăng lượng cholesterol xấu, dễ hình thành các mảng mỡ bám lên trên thành mạch, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch.
- Béo phì: Béo phì làm rối loạn lipid máu, làm cho nồng độ triglyceride và LDL-cholesterol tăng cao còn hàm lượng HDL-cholesterol giảm. Đây là nguy cơ rất lớn gây hẹp các mạch máu, là căn nguyên của nhồi máu cơ tim, tắc mạch não, mạch tạng, mạch chi…
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, tim và mạch máu cần làm việc nhiều hơn để chức năng bơm máu hoạt động bình thường. Điều đó khiến cho động mạch trở nên cứng hơn, kém đàn hồi và linh hoạt, gây ra hiện tượng tích tụ mảng bám.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 6 Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch điển hình!
Triệu chứng của atherosclerosis
Hầu hết các triệu chứng của xơ vữa động mạch sẽ không xuất hiện cho đến khi tình trạng tắc nghẽn xảy ra. Các biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau, tùy thuộc vào động mạch bị tắc.
Xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành là động mạch cung cấp máu và oxy cho mô cơ tim. Khi động mạch này bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, sẽ hình thành bệnh lý thiếu máu cơ tim gây ra bệnh lý mạch vành, xuất hiện triệu chứng điển hình là đau thắt ngực.
Các triệu chứng bao gồm:
- Người bệnh sẽ cảm thấy như bị ép chặt trong lồng ngực. Sau đó, cảm nhận sự lan rộng ra vai, cánh tay, cổ, hàm hoặc lưng. Cơn đau có thể trở nên nặng nề hơn khi hoạt động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Trong trường hợp bệnh nhân căng thẳng, lo âu cũng có thể gây ra cơn đau.
- Khó thở và loạn nhịp tim.
- Khó ngủ, mệt mỏi, uể oải và thiếu năng lượng.
- Đau ngực, lan ra bả vai, cánh tay, cổ. Đây chính là triệu chứng của cơn đau thắt ngực.
Xơ vữa động mạch cảnh
Động mạch cảnh có thể xác định rõ nhất tại cổ và chúng cung cấp máu giàu oxy cho não. Khi các mảng bám làm tắc nghẽn hay thu hẹp động mạch này, sẽ gây ra bệnh động mạch cảnh.
Bệnh lý này biểu hiện lâm sàng là những triệu chứng của đột quỵ và gây ra cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua. Một vài dấu hiệu của đột quỵ như:
- Tê liệt (mất khả năng di chuyển) hoặc tê mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
- Khó nói hoặc khó hiểu lời nói, nhận thức, tư duy.
- Khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
- Cảm thấy khó thở.
- Chóng mặt, đi lại khó khăn, dễ ngã, mất thăng bằng.
- Mất ý thức.
- Đau đầu đột ngột và dữ dội.
Xơ vữa động mạch ngoại biên
Các triệu chứng liên quan đến động mạch ngoại biên:
- Đau chân khi đi bộ.
- Thường xuyên tê mỏi chân.
☛ Tham khảo thêm tại: Xơ vữa tĩnh mạch chân là gì?
Xơ vữa động mạch thận
Xơ vữa động mạch thận là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hẹp động mạch thận (chiếm tới 90%). Các mảng bám cản trở lưu lượng máu đến thận, lâu dần gây tổn thương thận mãn tính.
Ở giai đoạn đầu bệnh thận thường không có triệu chứng, triệu chứng thường rõ khi bệnh đã trở nên nặng bao gồm: mệt mỏi, thay đổi số lần đi tiểu, sưng các chi, khó tập trung.
Đối tượng nào có nguy cơ mắc atherosclerosis?
Atherosclerosis – xơ vữa động mạch có thể tìm đến bất kỳ ai, nhưng một số đối tượng có nguy cơ cao hơn bao gồm:
- Người có bệnh lý nền đái tháo đường, huyết áp cao.
- Người có hàm lượng cholesterol cao.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim mạch sớm.
- Người thiếu vận động thể chất.
- Người béo phì.
- Tuổi: Nam giới trên 45 tuổi và nữ trên 55 tuổi có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn.
- Người hút thuốc lá thường xuyên.
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol, muối và đường.
Biến chứng nguy hiểm của atherosclerosis
Atherosclerosis – xơ vữa động mạch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể:
Bệnh động mạch vành
Atherosclerosis ngày một diễn biến trầm trọng hơn, sẽ hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Suy tim: Sự tích tụ các mảng xơ vữa lớn dần, gây tắc nghẽn và giảm lưu thông máu đến tim. Khiến tim không được nuôi dưỡng bởi máu giàu oxy, lâu ngày sẽ làm giảm khả năng co bóp, tim trở nên yếu dần và mệt mỏi. Từ đó, hình thành nên các cơn đau thắt ngực không ổn định.
Nhồi máu cơ tim: Đây là biến chứng người bệnh thường gặp phải nhất. Mảng xơ vữa phát triển dày lên, cứng hơn có thể vỡ ra và tạo thành cục máu đông, chèn ép lòng mạch, khiến cơ tim không nhận được máu nuôi dưỡng sẽ dẫn tới hoại tử, gây ra cơn đau thắt ngực dữ dội. Cơn đau này được gọi là nhồi máu cơ tim. Bệnh lý này tương đối phổ biến và nguy hiểm, đã có hơn 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử.

Bệnh động mạch cảnh
Bệnh động mạch cảnh đi kèm các biến chứng nguy hiểm như:
- Khó nhìn ở một bên mắt: Thị lực suy giảm bởi động mạch võng mạc trung tâm bị tắc nghẽn.
- Liệt nửa người: Vùng mô não điều khiển dây thần kinh vận động do không được cung cấp máu trong một khoảng thời gian dài, bị chết và gây ra liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
- Đột quỵ: Xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Não thiếu nguồn cung cấp máu, khiến các tế bào thần kinh xung quanh cũng không được nuôi dưỡng bởi máu giàu oxy. Do đó, não bị tổn thương vĩnh viễn. Trong trường hợp không được chữa trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong.
Bệnh động mạch ngoại vi
Chân, tay và phần dưới cơ thể chịu sự đảm nhiệm của động mạch ngoại vi để cung cấp máu, oxy cho các mô của chúng. Khi chứng xơ vữa động mạch gây thu hẹp động mạch tại cánh tay, chân thì sẽ hình thành nên bệnh động mạch ngoại vi.
Người bệnh sẽ mất khả năng hoặc kém nhạy cảm với nhiệt và lạnh, dễ làm tăng nguy cơ bỏng hay tê cóng. Trong một số trường hợp hiếm gặp nhưng nguy hiểm, sự tắc nghẽn tại động mạch này có thể làm nhiễm trùng, hoại tử và khiến người bệnh phải cắt cụt chi, tay.

Phình mạch
Atherosclerosis – xơ vữa động mạch có thể biến chứng thành phình động mạch tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Phình mạch là hiện tượng một bộ phận bị phình ra trong thành động mạch.
Hầu hết bệnh nhân gặp phải biến chứng này đều không có biểu hiện triệu chứng. Khi túi phình quá to và bị vỡ, người bệnh sẽ đối mặt với tình trạng chảy máu trong, nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh thận mạn tính
Khi nguồn cung cấp máu đến thận bị hạn chế do xơ vữa động mạch, sẽ dẫn tới sự phát triển của bệnh thận mạn tính.
Về lâu dài, bệnh lý này ảnh hưởng đến chức năng của thận. Các biến chứng phát sinh khi suy giảm chức năng thận như: chất thải không được thoát ra bên ngoài cơ thể, mệt mỏi, rối loạn tiểu tiện (thường xuyên hơn hoặc ít hơn), chán ăn, buồn nôn, sưng bàn tay, chân và nặng nhất là suy thận. Đối với trường hợp suy thận giai đoạn cuối, tỷ lệ sống sót rất nhỏ, chỉ 10-20%.
Phương pháp chẩn đoán atherosclerosis
Trước hết, bác sĩ sẽ khám tổng quát về bệnh sử và tình trạng sức khỏe hiện tại. Thông tin họ cần ở bước này thường gồm: tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân, sử dụng ống nghe để kiểm tra âm thanh bất thường trong động mạch hoặc dò tìm mạch yếu. Sau đó, có thể kết hợp một số thử nghiệm dưới đây để chẩn đoán xơ vữa động mạch.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này giúp xác định hàm lượng chất béo, cholesterol, đường và protein. Đây là các chỉ số đặc trưng để chẩn đoán xơ vữa động mạch nếu chúng bất thường.
Doppler siêu âm: Phương pháp này sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh chuyển động của tim. Nếu máy thu âm thanh khuếch đại âm thanh của máu khi đi qua mạch mờ hoặc không có âm thanh, thì có nghĩa là mạch máu này bị tắc nghẽn. Doppler siêu âm thường được sử dụng để xác định tình trạng thu hẹp của các mạch máu tại bụng, cổ hoặc chân.
So sánh chỉ số huyết áp ở mắt cá chân – cánh tay: Việc làm này giúp xác định huyết áp ở mắt cá chân với áp suất ở cánh tay để đo lưu lượng máu ở các chi. Nếu xảy ra sự chênh lệch lớn và khác biệt đáng kể thì có nghĩa là các mạch máu bị thu hẹp bởi xơ vữa động mạch.
Chụp mạch cộng hưởng từ: Tạo ra các hình ảnh về tim, mạch để xem vị trí này có bị vôi hóa hay không, với mục đích dự đoán về một vấn đề của tim có thể xảy ra ở tương lai.
Điện tâm đồ: Đây là một phương pháp chẩn đoán xơ vữa động mạch đơn giản, không gây đau đớn, dùng để phát hiện, ghi lại hoạt động điện của tim và cường độ, thời gian của các tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Điện tâm đồ cho biết tim đập nhanh như thế nào và nhịp có ổn định hay không.
X-quang ngực: Phương pháp chụp ảnh giúp nhìn thấy cơ quan và cấu trúc bên trong ngực, chẳng hạn như: tim, phổi, mạch máu. Ngoài ra, chụp X-quang phổi có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của suy tim.
Thực hiện kiểm tra mức độ căng thẳng: Đây là bài kiểm tra để đo chức năng của tim khi hoạt động thể chất. Người tới khám sẽ được tiếp cận với bài tập thể dục trên máy chạy bộ hoặc xe đạp cố định. Từ đó, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở trong quá trình vận động này.
Điều trị atherosclerosis như thế nào?
Atherosclerosis – xơ vữa động mạch có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, thực hiện điều trị càng sớm, sẽ giúp người bệnh giảm thiểu các biến chứng nặng nề.
Một số phương pháp được dùng trong phòng ngừa và điều trị atherosclerosis như sau:
Thay đổi lối sống
Biện pháp thay đổi lối sống nên được tiến hành đầu tiên và duy trì đều đặn, hợp lý. Điều này có thể tốt cho tim mạch và đẩy lùi nguy cơ Atherosclerosis – xơ vữa động mạch.
Những cách thay đổi thói quen, sinh hoạt chính mà người bệnh có thể áp dụng, để giảm thiểu biến chứng nguy hiểm của atherosclerosis bao gồm:
- Ngừng hút thuốc lá.
- Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh: Tránh thức ăn có nhiều chất béo bão hòa, muối, đường và tăng cường ăn trái cây, rau củ quả.
- Tập thể dục thường xuyên: Nên đặt ra mục tiêu và sự kỷ luật cho bản thân, để thực hiện đều đặn như: đạp xe, đi bộ nhanh mỗi tuần.
- Duy trì thân hình cân đối, cân nặng hợp lý: Hướng tới chỉ số BMI dao động trong khoảng từ 18,5 đến 24,9.
- Hạn chế sử dụng rượu, bia ở cả nam và nữ.
☛ Tham khảo thêm: Nhóm thực phẩm chống xơ vữa động mạch tốt

Sử dụng các loại thuốc Tây y
Người mắc atherosclerosis có thể được chỉ định một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm cholesteol
Thuốc hạ cholesterol được ứng dụng để giảm nồng độ lipid trong máu, đặc biệt là cholesterol tỷ trọng thấp (LDL). Statin – một nhóm thuốc điển hình có tác dụng giảm cholesterol. Chúng bao gồm một số đại diện: simvastatin, atorvastatin và pravastatin. Cơ chế hoạt động là ức chế enzym HMG-CoA reductase – thành phần chủ yếu góp mặt vào sự sản xuất cholesterol ở gan.
Thuốc chống kết tập tiểu cầu
Là những thuốc được dùng làm giảm khả năng kết dính của tiểu cầu trong máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông. Một số thuốc thuộc nhóm này như: Aspirin, clopidogrel, ticlopidine và dipyridamole.
Thuốc chống đông máu
Ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của cục máu đông. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động của chúng khác với nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu. Một vài thuốc thuộc nhóm thuốc chống đông máu, chẳng hạn: wafarin, heparin.
Thuốc huyết áp – Nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Nhóm thuốc này được dùng để điều trị tăng huyết áp và một số tình trạng khác, bao gồm cả xơ vữa động mạch. Chúng đảm nhiệm hai chức năng chính.
Thứ nhất, ACE làm ngừng sản xuất hormone angiotensin II. Hormone này làm cho mạch máu bị thu hẹp, giảm khả năng lưu thông. Khi nồng độ hormone này giảm xuống do chất ức chế ACE, các mạch máu sẽ không còn tắc nghẽn và tăng lưu lượng máu đi khắp cơ thể.
Thứ hai, thuốc ức chế men chuyển làm giảm lượng natri được giữ lại trong thận.
Các thuốc thuộc nhóm ACE như: benazepril, captopril, enalapril…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc nào làm tan mảng xơ vữa?
Can thiệp phẫu thuật
Atherosclerosis – xơ vữa động mạch khi tiến triển nặng hơn cần điều trị tích cực bằng một số thủ thuật phẫu thuật sau:
Nong mạch vành (PCI)
Kỹ thuật này áp dụng để nới rộng lòng động mạch vành bị tắc hẹp do xơ vữa mạch vành. Can thiệp động mạch vành qua da (PCI) thường được phối hợp với quá trình đặt stent, nhằm hạn chế tình trạng tái tắc hẹp lòng động mạch vành sau khi nong.
Bắc cầu động mạch vành
Phương pháp này được gọi với tên phổ biến hơn là phẫu thuật bắc cầu, được chỉ định trên bệnh nhân đau thắt ngực do xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, ghép bắc cầu còn được sử dụng cho các động mạch chân, giúp chuyển hướng máu xung quanh động mạch bị tắc nghẽn, cải thiện lưu lượng máu đến chân.
Cắt nội mạc động mạch cảnh
Là phương pháp phẫu thuật loại bỏ mảng bám khỏi động mạch ở cổ để giúp phòng ngừa đột quỵ xảy ra.
Fremo – sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch
Tình trạng xơ vữa động mạch có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây nguy kịch đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, để giảm thiểu hệ lụy về sau, người mắc xơ vữa động mạch nên có biện pháp ngăn ngừa bệnh nhanh chóng và kịp thời.
Fremo – giải pháp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch một cách an toàn, hiệu quả, đã được các chuyên gia ở Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam nghiên cứu trong nhiều năm.
Sản phẩm nổi bật với bộ ba: Bụp giấm, Giảo cổ lam, Xạ đen trong công trình khoa học của PGS.TS Lê Minh Hà.

Fremo có công dụng:
- Hỗ trợ giảm xơ vữa động mạch.
- Giảm thiểu nguy cơ tổn thương tim mạch do cholesterol máu cao.
- Điều hòa và duy trì sự ổn định của huyết áp.
- Hạn chế tình trạng tích tụ mỡ dư thừa trong cơ thể.
- Cân bằng các chỉ số mỡ máu.
- Khắc phục được tình trạng gan nhiễm mỡ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp thông tin tổng quan về atherosclerosis. Thông qua nội dung này, hy vọng người đọc có thể am hiểu sâu hơn về xơ vữa động mạch, cũng như biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh hợp lý. Chúc quý độc giả có một sức khỏe tốt.
Nguồn tham khảo
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/arteriosclerosis-atherosclerosis/symptoms-causes/syc-20350569#:~
- https://www.webmd.com/heart-disease/what-is-atherosclerosis
- https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/atherosclerosis
- https://www.healthline.com/health/atherosclerosis
- https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/atherosclerosis
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16753-atherosclerosis-arterial-disease
- https://www.nhs.uk/conditions/atherosclerosis/