Bệnh mạch vành là một bệnh lý về tim mạch phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong cao ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ về bệnh cũng như phát hiện và điều trị đúng cách, người bệnh có thể ngăn ngừa và hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Mục lục
Bệnh mạch vành là gì?
Mạch vành là một hệ thống mạch máu gồm 3 nhánh lớn gồm: động mạch liên thất trước, động mạch vành phải và động mach mũ. Từ những nhánh lớn này, chúng tiếp tục phân thành nhiều nhánh nhỏ, bao bọc và đưa máu giàu dinh dưỡng, oxy đến nuôi tim. Bệnh mạch vành xảy ra khi một hay nhiều nhanh của hệ thống động mạch vành bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn do sự tích tụ của các mảng bám. Những mảng bám này có thể là: cholesterol, chất béo, chất thải, canxi…

Sự xuất hiện của các mảng bám sẽ khiến cho động mạch vốn dĩ rất mềm và đàn hồi, sẽ trở nên cứng hơn. Từ đó, quá trình lưu thông máu đến cơ tim diễn ra khó khăn hoặc thậm chí là ngừng lại. Nếu tim không nhận đủ máu, oxy và dưỡng chất cần thiết, nó sẽ không thể hoạt động tốt. Từ đó, những cơn đau thắt ngực và cơn nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra.
Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, bệnh mạch vành sẽ làm lượng máu cung cấp cho tim giảm đi, dẫn đến đau thắt ngực. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt lẫn sức khỏe của người bệnh. Trong trường hợp không phát hiện nhanh chóng, bệnh sẽ chuyển sang hội chứng động mạch vành cấp.

Hội chứng động mạch vành cấp là tình trạng giảm hoặc ngừng đột ngột dòng máu chảy trong lòng động mạch vành. Bệnh gây ra những cơn đau thắt ngực ngay cả khi người bệnh đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Tình trạng này có thể là nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi các mảng xơ vữa từ lòng động mạch vành bị vỡ, trôi nổi trong lòng mạch và kết hợp với tiểu cầu để hình thành cục máu đông. Khi cục máu đông đạt đến kích thước nhất định, chúng có thể gây tắc mạch. Hệ quả là tế bào cơ tim không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử và khiến người bệnh tử vong sau vài giờ.
- Rối loạn nhịp tim: Tình trạng này xuất hiện do tim không được cấp đủ oxy. Lúc này, nhịp tim có thể trở nên quá nhanh, quá chậm hoặc đập hỗn loạn. Trong một số trường hợp, tim có thể dừng đột ngột khiến người bệnh bị tử vong.
- Suy tim: Do thiếu máu và oxy nên hoạt động co bóp của tim sẽ dẫn dần suy giảm và dẫn đến suy tim. Tim suy yếu không bơm đủ máu đến các cơn quan khiến người bệnh thường xuyên bị mệt mỏi, nhợt nhạt, uể oải, phù,…
Nguyên nhân gây bệnh mạch vành
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mạch vành là sự dư thừa cholesterol. Nồng độ cholesterol cao có thể gây tích tụ và khiến các tế bào nội mạc trên thành mạch bị tổn thương, gây viêm mạn tính tại vị trí này. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể phải tập trung một lượng lớn tiểu cầu và những tế bào miễn dịch về lòng động mạch vành để làm lành vết viêm. Thế nhưng,hoạt động này lại tạo điều kiện cho các tế bào tiểu cầu kết dính với cholesterol trong máu và canxi hình thành nên những mảng xơ vữa động mạch vành.

Các mảng xơ vữa này gây tắc nghẽn lòng mạch và hạn chế quá trình lưu thông máu đến nuôi dưỡng tim. Bên cạnh đó, lớp nội mạc động mạch vành có thể bị kích thích. Điều này làm động mạch vành co bóp một cách thất thường, dẫn đến động mạch bị thu hẹp lại tạm thời.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây ra bệnh mạch vành như:
- Hút thuốc thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch vành, mà còn gây ung thư phổi…
- Uống rượu bia nhiều dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu lưu thông đến cơ tim và gây ra những cơn đau thắt ngực.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn quá nhiều chất béo, thức ăn dầu mỡ,đồ hợp, ăn nhiều muối, chất bột và đường…
- Nếu trong lúc ngủ nồng độ oxy trong máu giảm đột ngột, dẫn đến tình trạng ngưng thở. Điều này làm huyết áp tăng cao, gây áp lực lên tim mạch và là yếu tố thuận lợi của bệnh động mạch vành.
- Ngoài ra, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, stress sẽ gây tổn thương đến động mạch vành, tác động đến quá trình xơ vữa mạch máu và làm bệnh phát triển nhanh hơn.
Triệu chứng bệnh mạch vành
Các triệu chứng biểu hiện trên cơ thể có thể giúp bạn nhận ra mình đang gặp phải các vấn đề liên quan đến bệnh mạch vành. Dấu hiệu phổ biến nhất chính là: co thắt ngực hay đau ở tim. Những triệu chứng này được mô tả cụ thể như sau:
- Cơn đau xuất hiện ở sau giữa ngực, sau xương ức. Cơn đau có thể lan đến: cổ, hàm, cánh tay và cổ tay. Đôi khi cơn đau xuất hiện ở vùng hõm dạ dày.
- Vùng ngực cảm thấy nặng nề. Đôi khi xuất hiện cảm giác tê kéo dài.
- Tim có cảm giác bị bóp chặt.
Ngoài ra, một số người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác như: đổ mồ hôi, mệt mỏi, nhịp tim tăng nhanh, khó thở, buồn nôn, chóng mặt…

Bệnh mạch vành được chẩn đoán bằng cách nào?
Để chẩn đoán bệnh mạch vành, bác sĩ dựa trên kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng. Những phương pháp thường được chỉ định gồm có:
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: Thực hiện bằng máy đếm laser nhằm xác định những chỉ số như: xác định nhóm máu, kiểm tra nồng độ Glucose, Cholesterol, Triglycerid, HDL-C, LDL – C, Creatinin,…. Những xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá tổng quan về các bệnh lý mạn/cấp tính là: tăng mỡ máu, suy thận, tiểu đường,chức năng gan, bệnh Gout…
- Điện tâm đồ: Kiểm tra hoạt động của tim và ghi lại nhịp tim.
- Làm xét nghiệm xác định Troponin T: Kiểm tra về tình trạng nhồi máu cơ tim.
- Đo điện tim: Ghi lại hoạt động của tim, giúp bác sĩ phát hiện những vấn đề đau cơ tim, thiếu máu cục bộ ở tim.
- Điện tâm đồ Holter: Giúp theo dõi và ghi lại những hoạt động điện và nhịp tim trong vòng 24 – 48 giờ.
- Siêu âm tim: Thiết bị siêu âm sẽ cho thấy rõ hình ảnh sâu chi tiết bên trong tim. Từ đó, bác sĩ có theo dõi quá trình bơm máu của tim.
- Thông tim: Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đưa những ống nhỏ vào mạch máu của tim. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá hoạt động của tim cũng như phát
- hiện bệnh mạch vành.
- Chụp CT: Ảnh chụp sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện vị trí tắc nghẽn và bất kỳ điều gì bất thường ở tim.
- Thực hiện chụp X-quang động mạch vành: Giúp dễ chẩn đoán bệnh nhất. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những ai có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ngoài ra, bác sĩ còn áp dụng những xét nghiệm khác như: siêu âm ổ bụng, phân tích nước tiểu, siêu âm Doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ, chụp X-quang ngực thẳng.

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành
Để điều trị bệnh mạch vành, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ chuyên khoa được bác sĩ xây dựng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe hiện tại, bệnh nhân có thể cần áp dụng một hoặc một số phương pháp điều trị dưới đây.
Điều trị nội khoa
Là phương pháp sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mạch vành. Những nhóm thuốc thường được kê đơn gồm:
- Nhóm nitrat: Hỗ trợ giãn động mạch vành, làm tăng lượng máu đến cơ tim và giảm nhu cầu oxy từ tim. Nhóm thuốc từ nitrat được sản xuất dưới dạng miếng dán và dạng thuốc xịt giúp xoa dịu cơn co thắt ngực nhanh chóng.
- Nhóm statin: Đây là một trong những nhóm thuốc giảm mỡ máu phổ biến. Theo một đánh giá vào năm 2019, satin dù không thể hạn chế nguy cơ tử vong do mắc bệnh mạch vành, nhưng nó có tác dụng ngăn chặn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim.
- Thuốc ức chế men chuyển: Giúp hạ huyết áp và hạn chế sự phát triển của bệnh động mạch vành.
- Thuốc chẹn kênh canxi: Giúp giãn động mạch vành, tăng lượng máu đến tim và giảm huyết áp hiệu quả.
- Thuốc chẹn beta: Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc này để làm hạ huyết áp và nhịp tim, nhất là với những người mắc bệnh mạch vành đã từng bị nhồi máu cơ tim.

Điều trị ngoại khoa
Phương pháp chữa trị ngoại khoa được chỉ định với những trường hợp có nguy cơ biến chứng cao, dùng thuốc nhưng không hiệu quả. Ngoài ra, biện pháp này còn giúp mở rộng hoặc thay thế những động mạch bị tắc nghẽn.
Phẫu thuật bằng laser
Mục đích của phương pháp này nhằm hạn chế các cơn đau thắt ngực. Phương pháp laser được thực hiện như sau:Bác sĩ sẽ dùng tia laser nhằm tạo ra những lỗ nhỏ xuyên qua cơ tim, để kích thích tạo thành các mạch máu mới, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở cơ tim.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành
Phương pháp phẫu thuật này giúp tái thông lòng mạch đã bị hẹp trước đó, làm lượng máu lưu thông đến cơ tim dễ dàng hơn. Khi phẫu thuật, bác sĩ sử dụng một đoạn mạch lành từ bộ phận khác như: động mạch hiển ở chân hoặc ngực trong. Sau đó, họ sẽ tiến hành nối những nhánh động mạch bị tắc nghẽn và động mạch chủ bằng đoạn mạch lành.

Nong mạch và đặt stent
Khác với các phương pháp trên, thủ thuật này tái thông thông lòng mạch bị nghẽn bằng bóng và ống stent (ống kim loại). Phương pháp nong và đặt stent để trị bệnh mạch vành được tiến hành theo các bước sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ chụp lại mạch vành với thuốc cản quang.
- Tiếp theo, một ống thông gắn kèm với bóng nong ở đầu được luồn theo hướng từ động mạch quay (hoặc động mạch đùi) đến tim, và đi vào đến các vùng động mạch bị hẹp.
- Sau đó, bóng sẽ được bơm căng giúp nén lại các mảng xơ vữa và đặt một stent vào nhằm mở rộng lòng động mạch.
- Nong mạch và đặt stent chỉ được áp dụng với trường hợp bệnh nhân có quá nhiều bệnh lý phức tạp và không thể phẫu thuật được. Dù đã đặt stent nhưng người bệnh vẫn phải kết hợp uống thuốc điều trị bệnh.
Phòng ngừa bệnh động mạch vành
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh có thể hỗ trợ ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của bệnh mạch vành bằng những việc dưới đây:
- Thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu phát hiện dấu hiệu bệnh có thể tiến hành điều trị kịp thời.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: ăn nhạt, bổ sung nhiều rau xanh, cá vào bữa ăn, hạn chế thức ăn dầu mỡ chứa nhiều cholesterol và đồ ngọt, không ăn nội tạng động vật…
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng và duy trì cơ thể khỏe mạnh.
- Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân để tránh bị béo phì.
- Luôn giữ trạng thái tinh thần của cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất, không nên quá căng thẳng, mệt mỏi, áp lực. Bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, nghỉ ngơi hợp lý để thư giãn cơ thể lẫn tinh thần.
- Không uống rượu bia, không hút thuốc và hạn chế sử dụng các chất kích thích.
- Luôn giữ chỉ số huyết áp, lượng đường trong máu và cholesterol ở mức ổn định.
- Điều trị một số loại bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như: mỡ máu, tiểu đường, tăng huyết áp…
- Với người mắc bệnh mạch vành nên nghe theo những chỉ định của bác sĩ, để quá trình chữa trị có hiệu quả tốt nhất.

FREMO – Giải pháp ngăn chặn bệnh động mạch vành giai đoạn sớm
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại tân dược giúp hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh mạch vành. Tuy nhiên, không phải sản phẩm nào cũng tốt và phù hợp với cơ địa của người bệnh. Vì vậy, việc dùng thảo dược để chữa bệnh động mạch vành được nhiều chuyên gia và bác sĩ ủng hộ.
Trong đó, công thức kết hợp 3 loại thảo dược: Bụp giấm – xạ đen – giảo cổ lam đã được Viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam kết luận có khả năng kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu, ngăn ngừa cản sự hình thành của mảng xơ vữa tại mạch vành. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành và những tai biến nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, suy tim,… Để tăng tính ứng dụng của 3 thảo dược trên, Dược phẩm Thái Minh đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển thành công sản phẩm FREMO.

FREMO là sự kết hợp của bộ ba thảo dược: Bụp giấm – xạ đen – giảo cổ lam với các dược liệu như: táo mèo, hoàng bá, nga truật. Sự kết hợp này đã đem lại tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, hạn chế sự phát triển của bệnh mạch vành.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân cần sử dụng thuốc với liều lượng khác nhau. Cụ thể:
- Trong giai đoạn đang điều trị bệnh: Dùng 4 viên/ ngày, chia thành hai lần uống vào sáng và tối.
- Khi bệnh đã ổn định: Giảm liều xuống còn 2 viên/ ngày, chia thành hai lần uống vào sáng và tối.
Để có được kết quả tốt nhất, người bệnh nên duy trì sử dụng sản phẩm liên tục từ 2 – 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.
Trong nội dung hôm nay, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết nhất về bệnh mạch vành cho bạn đọc. Để kiểm soát tốt căn bệnh này, người bệnh nên kết hợp giữa việc điều trị bệnh theo chỉ định từ bác sĩ với chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học. Thực hiện tốt những điều này giúp bạn có sức khỏe tốt, giảm thiếu tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng của bệnh.
Tài liệu tham khảo:
http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/chi-tiet/benh-mach-vanh/902
http://benhvien108.vn/benh-dong-mach-vanh:-nguyen-nhan-va-trieu-chung.htm
http://benhvien108.vn/dau-hieu-som-cua-benh-dong-mach-vanh.htm
https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-gia/r%E1%BB%91i-lo%E1%BA%A1n-tim-m%E1%BA%A1ch/b%E1%BB%87nh-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch-v%C3%A0nh/t%E1%BB%95ng-quan-b%E1%BB%87nh-%C4%91%E1%BB%99ng-m%E1%BA%A1ch-v%C3%A0nh
https://hoithankinhhocvietnam.com.vn/benh-mach-vanh-huong-dan-nhan-biet-va-giai-phap-dieu-tri/
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16898-coronary-artery-disease