Mỡ máu cao là bệnh lý phổ biến có diễn tiến âm thầm. Rất nhiều trường hợp phát hiện muộn khi bệnh đã sang giai đoạn biến chứng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, cuộc sống, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, mỡ máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới các bệnh lý tim mạch và cướp đi mạng sống của khoảng 17,5 triệu người dân trên toàn thế giới mỗi năm.
Mục lục
Tỷ lệ mắc bệnh mỡ trong máu rất cao
Trong một lần khám sức khỏe nhờ chế độ của cơ quan làm việc, chị Hương (43 tuổi, Tp.HCM) bất ngờ nhận được kết quả mình bị máu nhiễm mỡ. Theo chị Hương, cân nặng của chị trước giờ luôn duy trì ở mức 43 – 45kg, chỉ số BMI ở mức trung bình, chị không thừa cân, béo phì và chưa từng có ý nghĩ mình có thể mắc bệnh máu nhiễm mỡ.
Chị Ly (35 tuổi, Tiền Giang) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, chóng mặt, tức ngực, khó thở. Bác sĩ kết luận chị bị rối loạn mỡ máu, huyết áp tăng cao bất thường, tim bị tổn thương. Với cân nặng 45kg, cao 1m58 khiến chị rất ngạc nhiên về kết quả này.
Thêm một trường hợp khác là anh Minh (42 tuổi, Cao Bằng) cao 1m72, nặng 53kg, nhập viện trong tình trạng hai mắt mờ, chảy máu mắt. Bác sĩ kết luận tình trạng của anh là biến chứng cao huyết áp do tăng mỡ máu gây ra.
Thống kê của Viện Dinh dưỡng quốc gia, tại Việt Nam, hiện nay số người trưởng thành bị mỡ máu cao chiếm tỉ lệ tới 29%. Ở khu vực thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM tỉ lệ này lên đến 44,3%. Đáng báo động hơn, ghi nhận 71% số người bệnh không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi tình cờ khám sức khỏe tổng quát và đa số đều không hề biết đến và lường trước những biến chứng, tác hại của căn bệnh này.
Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, tỷ lệ người mắc mỡ máu cao ở Việt Nam gia tăng nhanh nhất ở độ tuổi 35 – 44. Hơn thế, xu hướng người mắc bệnh càng trở nên trẻ hóa do thói quen sống thiếu lành mạnh: thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thói quen nhậu nhẹt, thức khuya, sử dụng nhiều thiết bị điện tử, lười vận động,…
Cùng với đó là tâm lý chủ quan, không thường xuyên kiểm tra sức khỏe, dẫn đến phát hiện ra bệnh muộn, ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh, gây ra nhiều mối lo biến chứng nguy hiểm.
Một thực tế đáng lo ngại đó là căn bệnh này ngày càng xuất hiện ở người trẻ, thậm chí là trẻ em, đặc biệt là trẻ bị thừa cân, béo phì. Nghiên cứu của Khoa Dinh dưỡng thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM cho thấy khoảng 20% trẻ em trên địa bàn thành phố có dấu hiệu mắc bệnh mỡ máu cao. Đây đều là những trẻ có thể trạng thừa cân, béo phì.
Theo GS-TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, đánh giá trung bình cứ 2 người ở thành thị có 1 người thừa cholesterol, cứ 3 người cao tuổi lại có 2 người thừa cholesterol. Đây là tỷ lệ đáng lo ngại bởi tình trạng cholesterol máu cao có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là tim mạch.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Mỡ máu cao có nguy hiểm không? Ngăn ngừa bằng cách nào?
Biến chứng mỡ máu cao có thể gây ra
Lượng mỡ trong máu được điều hòa bởi các receptor đặc hiệu. Khi các receptor giảm sút hoạt động, không thể đưa hết lượng cholesterol cơ thể sản xuất hằng ngày từ máu vào trong tế bào, cơ thể sẽ không giải phóng được lượng mỡ thừa. Do đó, dù ăn ít mỡ hoặc gầy ốm thì bệnh nhân vẫn có thể bị rối loạn các thành phần mỡ máu, dẫn đến mỡ trong máu tăng cao.
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, mỡ máu gây ra nhiều bệnh nguy hiểm nhưng ít có triệu chứng rõ ràng, không biểu hiện cụ thể, trừ khi có các biến chứng như xơ vữa mạch máu, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Và hàng loạt vấn đề ở các cơ quan khác có thể tử vong.
1. Xơ vữa động mạch
Động mạch là các mạch máu có chức năng vận chuyển oxy và các dưỡng cần cần thiết cho cơ thể. Động mạch có khả năng đàn hồi mềm mại trong điều kiện bình thường, giúp cho máu dễ dàng lưu thông. Khi mỡ máu cao, các mảng lipid, cholesterol,… lắng đọng trên thành động mạch quá nhiều sẽ dẫn tới hình thành các mảng xơ vữa.
Các mảng xơ vữa này nếu bị vỡ ra sẽ dẫn tới hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể, trong đó có nhiều cơ quan trọng yếu như tim, não, động mạch chủ. Từ đó, có thể xuất hiện tình trạng:
Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
Đột quỵ dạng nhũn não xảy ra khi xuất hiện khối huyết ở động mạch dẫn máu lên não. Trường hợp nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, nguy hiểm hơn có thể ngưng thở, tử vong. Bệnh khởi phát rất nhanh, đột ngột và không xuất hiện dấu hiệu rõ ràng, có thể gây chết người nếu không xử lý kịp thời. Hiện nay, tai biến mạch máu não cũng xuất hiện ở độ tuổi thanh niên, trung niên.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200 nghìn người Việt bị đột quỵ não do biến chứng mỡ máu cao. Trong đó, có đến 50% bị tử vong hoặc tàn phế, 50% ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, sức khỏe không được hồi phục lại như trước.
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng khối huyết xuất hiện tại động mạch vành có thể làm chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, có tới 25% số bệnh nhân không còn sống khi chưa kịp tới bệnh viện.
Bệnh mạch vành
Nhờ có hệ thống động mạch vành mà máu được vận chuyển tới cơ tim. Bệnh động mạch vành là tình trạng một hoặc nhiều nhánh động mạch vành bị hẹp hoặc tắc (do các mảng xơ vữa động mạch) dẫn đến không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.
Người bị bệnh mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ sau khi động mạch vành đã bị tắc nghẽn nặng, trước khi xuất hiện tình trạng nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, chất lượng cuộc sống bởi các cơn đau thắt triền miên cùng các biến chứng mãn tính khác có thể kể tới như:
- Suy tim: Xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim.
- Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ tim khiến tim đập loạn nhịp, tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn hợp có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
- Đau thắt ngực: Có hai trạng thái: thứ nhất, cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp lại khi người bệnh dùng nhiều sức, thứ hai là cơn đau thắt ngực không ổn định, có thể xảy ra ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, không giảm bớt khi ngừng dùng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử nếu không kịp thời điều trị.
Bên cạnh các biến chứng nguy hiểm kể trên, xơ vữa động mạch còn có thể gây:
- Tắc, hẹp động mạch thận, về lâu dài khiến cho thận tổn thương dẫn tới suy thận.
- Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột gây hoại tử ruột.
- Tắc, hẹp động mạch nuôi chi gây thiếu máu chi, trường hợp nặng và mạn tính phải cắt cụt chi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xơ vữa động mạch: Từ nguyên nhân đến điều trị
2. Tăng huyết áp
Rối loạn mỡ máu thúc đẩy xơ vữa động mạch, làm hẹp lòng động mạch từ đó làm tăng nguy cơ cao huyết áp.
Huyết áp cao lại tiếp tục gây áp lực lên thành mạch làm cho thành động mạch bị kéo căng hơn so với bình thường, cùng với thời gian và tuổi tác, gây tổn thương các tế bào nội mạc thành mạch. Khi nội mạch bị tổn thương thì các cholesterol xấu và các tế bào bạch cầu càng dễ tích tụ trong thành động mạch, hình thành các mảng bám xơ vữa. Các mảng bám này càng làm hẹp lòng mạch máu, khiến máu khó lưu thông, làm tăng cao nguy cơ tăng huyết áp.
3. Gan nhiễm mỡ
Khi triglyceride trong máu tăng cao, có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan, mỡ sẽ tích lại trong gan, tức là triglyceride tăng sẽ gây nên gan nhiễm mỡ.
Gan bị nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein do đó sẽ làm cho lượng axít béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.
Về lâu dài, gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển thành viêm gan, xơ gan và ung thư gan.
Ngoài ra, nếu tăng quá cao triglyceride máu, sẽ có nguy cơ gây viêm tụy cấp tính, gây ra những biểu hiện như: đau bụng dữ dội, sốt, thở nhanh, nhịp tim nhanh. Nếu trường hợp dịch tiêu hóa bị rò bên ngoài tuyến tụy có thể nguy hiểm đến tính mạng.
➤Tìm hiểu chi tiết: Gan nhiễm mỡ- nguyên nhân, cách điều trị
4. Tiểu đường
Tại gan, lượng glucose sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Tuy nhiên, khi lượng mỡ máu cao, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, các lipoproterin tỉ trong thấp có xu hướng kháng insulin. Lượng insulin thấp khiến cho bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc làm cho tình trạng tiểu đường trở nên nặng nề hơn.
Phòng tránh biến chứng của rối loạn mỡ máu
Bên cạnh một chế độ ăn khoa học, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng hạ mỡ máu thì người bệnh cũng nên lưu ý với một số phương pháp sau để có một cơ thể khỏe mạnh:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh: ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc có giờ giấc, không bỏ bữa sáng, ngủ đủ giấc, kiểm soát cân nặng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày,..
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, duy trì cân nặng, vóc dáng cân đối, tăng cường trao đổi chất, bài tiết cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt. Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích mỗi người nên tham gia các hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút/ngày.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, uống các loại nước trái cây tốt cho việc kiểm soát lượng mỡ máu, thanh lọc cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực. Tạo niềm vui, suy nghĩ tích cực, sống vui, sống khỏe.
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.
- Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chỉ số mỡ máu giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe, kịp thời có hướng điều trị phù hợp và ngăn ngừa biến chứng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh máu nhiễm mỡ có chữa được không?
Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn