Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn xơ gan không thể phục hồi, quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể, giải độc… bị ảnh hưởng nặng nề, một loạt các cơ quan khác sẽ phải chịu ảnh hưởng xấu liên đới từ gan.
Mục lục
1. Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ trong các tế bào gan, lượng mỡ chiếm trên 5% khối lượng gan. Những người bệnh ở mức độ nặng thì có thể chiếm hơn 50% trọng lượng của gan.
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.
Tình trạng gan nhiễm mỡ xảy ra khi cơ thể thu nạp quá nhiều chất béo hoặc không chuyển hóa chất béo đủ hiệu quả. Sự tích tụ mỡ thừa này có thể do nhiều nguyên nhân như:
- uống quá nhiều rượu
- béo phì
- đường trong máu cao
- kháng insulin
- lượng chất béo, đặc biệt là chất béo trung tính cao trong máu
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:
- mang thai
- giảm cân nhanh chóng
- một số loại nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan C
- tác dụng phụ từ một số loại thuốc, chẳng hạn như methotrexate (Trexall), tamoxifen (Nolvadex), amiodorone (Pacerone), và axit valproic (Depakote)
- tiếp xúc với một số chất độc
- di truyền: một số gen nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ.
2. Các biến chứng nghiêm trọng từ gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ được chia thành các giai doạn khác nhau như:
- Gan nhiễm mỡ đơn thuần. Chất béo tích tụ trong các tế bào của gan nhưng không gây ra bất kỳ chứng viêm nào.
- Viêm gan nhiễm mỡ. Sự tích tụ của chất béo khiến gan của bạn bị viêm và tổn thương.
- Xơ hóa. Tổn thương gan được thay thế bằng các mô sẹo xơ. Trong giai đoạn đầu, điều này có thể đảo ngược ở một mức độ nào đó.
- Xơ gan. Đây là lúc tình trạng sẹo lâu năm đối với gan trở nên nghiêm trọng và không thể phục hồi. Gan trở nên cứng hơn và mô trơn của nó được thay thế bằng các nốt cứng bất thường. Xơ gan có thể dẫn đến suy gan.
- Ung thư gan. Tế bào gan chết hàng loạt dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát- nguyên nhân gây ung thư gan.
Hầu hết mọi người chỉ bị gan nhiễm mỡ, và không có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào. Nhưng đối với một số người, sự tích tụ của chất béo gây ra viêm và sẹo, có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng từ bệnh gan nhiễm mỡ. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Cụ thể, những biến chứng từ gan nhiễm mỡ bao gồm:
1. Suy giảm chức năng gan
Suy giảm chức năng gan là nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, ngược lại, tình trạng tích luỹ mỡ thừa tại gan lại càng làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn và suy giảm chức năng của gan. Các biến chứng nghiêm trọng khác sẽ dần xuất hiện khi gan bắt đầu mất chức năng.
Suy giảm chức năng gan kéo theo nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khoẻ cơ thể như:
- Cơ thể luôn cảm thấy lạnh và mệt mỏi, thể lực suy yếu do bị thiếu dưỡng chất. Gan không thể chuyển hoá và tổng hợp hết các chất thiết yếu là Glucose, Lipid, Protein, các Vitamin, hậu quả là tình trạng mỡ tích tại gan càng tăng lên mà cơ thể vẫn ngày càng suy kiệt. Kèm theo là các hiện tượng chán ăn, chóng mặt, buồn nôn…
- Chức năng giải độc của gan bị ảnh hưởng, các loại độc tố sinh ra trong quá trình trao đổi chất và các loại độc tố hấp thụ từ đường tiêu hóa, đặc biệt là Amoniac, tích tụ trong cơ thể. Điều này gây nên Hội chứng não – gan khiến người bệnh hôn mê và tử vong nhanh chóng.
- Hệ miễn dịch suy yếu do lượng albumin mà gan sản xuất bị giảm, người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể cũng dễ dàng hơn.
- Ứ dịch trong cơ thể và dịch ổ bụng do thiếu albumin. Đồng thời giảm lượng máu đến thận và phổi gây hội chứng gan – thận, dẫn đến suy thận; hội chứng gan – phổi gây thiếu oxy, bệnh nhân có cảm giác khó thở.
- Gan sưng to, ấn vào vùng hạ sườn bên phải cảm thấy đau.
- Rối loạn điều tiết hóc môn tại các cơ quan như thùy não, tuyến giáp trạng, tuyến tụy, tuyến thượng thận… khiến cho cơ thể bị thấp bé, không thể phát dục, mắt kém, mất ngủ thường xuyên, tiểu đường, chức năng buồng trứng suy giảm…
Nếu được điều trị kịp thời, người bệnh suy giảm chức năng gan có thể được chữa khỏi. Trong giai đoạn này, các tổn thương gan còn khả năng hồi phục.
2. Viêm gan nhiễm mỡ
Khi không được điều trị, các tế bào gan bị mỡ bao phủ nhiều thêm khiến cho hoạt động gan bị suy giảm. Khả năng chống độc của gan cũng bị hạn chế, các virus, vi khuẩn, kí sinh trùng cũng nhân cơ hội đó dễ dàng xâm nhập và tấn công gan, dẫn đến tình trạng viêm gan nhiễm mỡ.Viêm gan nhiễm mỡ làm gia tăng gánh nặng lên gan, khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm tăng tỉ lệ tử vong.
3. Xơ gan
Triệu chứng và biểu hiện lâm sàng của bệnh xơ gan
Khi gan nhiễm mỡ phát triển thành xơ gan, các sợi xơ càng nhiều, gan càng bị tổn thương, hoại tử tế bào gan, biến đổi cấu trúc gan, hình thành mô sẹo chai cứng, suy giảm chức năng không thể phục hồi. Nếu không can thiệp kịp thời và đúng đắn, xơ gan do gan nhiễm mỡ có thể cướp đi tính mạng của người bệnh, tỉ lệ tử vong thực tế đạt tới 85% trong vòng 5 năm.
Biểu hiện của bệnh xơ gan bao gồm:
- Các dấu hiệu của suy giảm chức năng gan như đã đề cập ở trên, nhưng triệu chứng rõ rệt hơn, nguy cơ tử vong do các bệnh nhiễm trùng, do hôn mê gan cao hơn
- Xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Bệnh nhân xuất hiện tình trạng nôn ra máu, đại tiện ra máu. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể tử vong nhanh chóng do mất máu quá nhiều.
- Bụng báng nước, chướng to, phát sinh khi gan xơ cứng nghiêm trọng. Báng nước tăng nhiều đồng nghĩa với lượng muối ứ đọng lại trong cơ thể tăng.
Xơ gan là tổn thương không thể hồi phục, các phần gan xơ bị mất chức năng. Hiện tại, các phương pháp điều trị chỉ làm chậm quá trình xơ hoá chứ không thể phục hồi những phần gan bị xơ.
4. Ung thư gan
Khi tình trạng viêm gan, xơ gan không được điều trị, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, ngoài ra còn có các tác nhân xấu liên tục tấn công, tình trạng chết tự nhiên của tế bào gan tăng cao. Tế bào gan chết hàng loạt dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát- nguyên nhân gây ung thư gan. Khoảng 4% người mắc gan nhiễm mỡ phát triển thành ung thư gan.
Nếu được phát hiện sớm, kích thước khối u còn nhỏ và được khống chế kịp thời có thể kéo dài thời gian sống thêm 5 năm. Trường hợp ung thư giai đoạn cuối chỉ có thể điều trị giảm đau để kéo dài sự sống thêm từ 3 đến 6 tháng.
Biểu hiện của ung thư gan bao gồm:
- Chức năng gan suy kiệt ở cấp độ cao nhất.
- Sút cân không rõ nguyên do, sốt kéo dài trên 2 tuần, vã mồ hôi lạnh.
- Đau vùng gan trong thời gian dài.
- Giai đoạn cuối của ung thư gan: đau nhức xương, tràn dịch màng phổi do di căn tới xương, phổi.
5. Bệnh tim mạch
Nhồi máu cơ tim
Suy giảm chức năng gan dẫn đến rối loạn chuyển hoá lipid trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch, nguy cơ tiến triển sang các bệnh lý tim mạch rất cao như: các bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Trường mạch máu tắc nghẽn, nhưng tốc độ chậm, lúc này người bệnh không có biểu hiện lâm sàng gì nên không hay biết. Nhưng tình trạng thiếu máu cung cấp cho các cơ quan bộ phận cơ thể kéo dài sẽ khiến tế bào bị thiếu dinh dưỡng và thiếu oxy tiềm ẩn, lâu ngày dẫn đến tế bào bị teo đi và biến mất.
Nếu hiện tượng này phát sinh ở não thì gọi là nhũn não, trí nhớ của người bệnh sẽ giảm sút, thậm chí nặng hơn là chứng mất trí nhớ ở người già. Khi động mạch vành xuất hiện thiếu máu mãn tính trong thời gian dài, các tế bào cơ tim sẽ dần teo lại và biến mất, khiến tim không còn đủ sức để co bóp và dẫn đến suy tim.
Thực tế cho thấy dù bạn không bị mỡ máu cao nhưng chỉ cần chức năng gan của bạn kém, không đủ sức để sản sinh ra đội quân làm sạch thì bệnh tim mạch vẫn phát sinh như bình thường.
6. Bệnh tiểu đường
Mỡ xấu có xu hướng kháng insulin – một loại nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra để điều hòa chuyển hóa đường. Kháng insulin là khi các tế bào trong cơ bắp, mỡ và gan không còn khả năng phản ứng tốt với insulin và giảm sử dụng glucose từ máu để chuyển hóa thành năng lượng. Để duy trì tình trạng cân bằng, tuyến tụy cần tạo ra nhiều insulin hơn trong khi theo thời gian, lượng đường trong máu của bạn tăng lên. Kháng insulin báo hiệu cho bệnh lý đái tháo đường tuýp 2 sẽ đến trong một tương lai rất gần.
7. Rối loạn các cơ quan khác
Ngoài gây biến chứng trên gan, gan nhiễm mỡ còn có nguy cơ cao gặp phải các bệnh lý, rối loạn ngoài gan khác như: ung thư đại – trực tràng, đái tháo đường, loãng xương, thiếu hụt vitamin D, bệnh dự trữ glycogen, loạn dưỡng mỡ,… Những biến chứng này kết hợp ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đe dọa tính mạng người bệnh.
Phòng ngừa biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ như thế nào?
Để điều trị gan nhiễm mỡ và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm, bạn cần tìm ra đúng nguyên nhân gây bệnh để có thể giải quyết vấn đề từ gốc rễ. Vì vậy, việc điều trị có khi không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật, bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, tập thể dục thể thao nhiều hơn, điều trị và ngăn ngừa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Trong đó, một số phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả bao gồm:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Ngưng sử dụng rượu. Đây là liệu pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh gan do rượu ở các giai đoạn khác nhau. Thoái hóa mỡ đơn thuần có thể phục hồi sau khi ngừng rượu 3-6 tháng.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các thực phẩm này, chứ không phải chất béo, tạo ra nhiều chất béo hơn ở bụng và gan của bạn. Đường được chuyển thành chất béo tại gan, tạo ra một quá trình nội bộ gọi là tạo lipogenesis. Fructose, loại đường bất lợi nhất, trực tiếp đi đến gan, góp phần vào quá hình thành lipid. Điều đó giải thích tại sao đường, đặc biệt là đường fructose, trở thành nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, và là nguyên nhân hàng đầu của các ca ghép gan.
Tương tự, bạn cần hạn chế ăn các loại bột mì đã qua tinh chế. Ngay cả bột ngũ cốc nguyên hạt cũng cần cẩn thận. Chúng làm tăng lượng đường trong máu của bạn, làm gan hoạt động nhiều hơn và dẫn đến tích tụ chất béo trung tính cao, thúc đẩy quá trình nhiễm mỡ tại gan.
Kiêng ăn thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa như các thực phẩm có nguồn gốc động vật (đặc biệt ở mỡ động vật như thịt bò, mỡ bò, thịt lợn (mỡ), thịt cừu, thịt gia cầm béo như thịt vịt và ngỗng béo (nuôi công nghiệp), bơ, kem, pho mát, các sản phẩm chế biến từ sữa nguyên béo… và từ một số thực vật như dừa, sữa dừa, dầu dừa, dầu cọ, bơ thực vật, cacao và các loại cây dầu.
Kiêng ăn thực phẩm có chất béo chuyển hoá. Chất béo chuyển hoá được hình thành bằng phương pháp hydro hóa dầu ăn như quá trình chiên, rán, xào, margarine…; thường có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn như bánh cookies, mì ăn liền (loại có chiên tẩm), các đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng sẵn có chiên rán như khoai tây chiên, quẩy nóng, gà rán, thịt rán…
Thực phẩm chiên rán có nhiều chất béo chuyển hoá
Bổ sung axit béo omega-3 trong chế độ ăn uống. Omega 3 làm giảm viêm khi bạn kết hợp chúng trong chế độ ăn ít carbs, nhiều chất xơ… Omega 3 có nhiều trong cá (cá hồi, cá chích), hạt, củ, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn từ hướng dương, dầu đậu nành, dầu ngô…
Kết hợp các thực phẩm chống viêm, chữa bệnh cho gan trong chế độ ăn uống như như trái cây ít đường, rau, quả hạch, hạt, thịt gà, cá, các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt macadamia, bơ, dầu dừa, dầu cá. Một cách tuyệt vời để chống lại tác hại của đường là ăn nhiều chất béo lành mạnh này.
Ăn các thực phẩm giải độc, bổ gan như các loại thực phẩm từ họ cải (bông cải xanh, súp lơ trắng và cải Brussels), cũng như các loại rau nhiều lá như cải xoăn, cải thìa, bắp cải, cải xoong… Tỏi và hành tây là những thực phẩm giàu lưu huỳnh tuyệt vời giúp giải độc cho lá gan đang bị nhiễm mỡ.
Ăn đầy đủ protein. Protein trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng, là chìa khóa để cân bằng lượng đường trong máu và insulin, cắt cơn thèm ăn và cung cấp cho gan nguyên liệu cần thiết để giải độc một cách tối ưu. Protein có trong các loại hạt, trứng, cá, thịt gà… Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Ví dụ: Một người nặng 60kg cần tiêu thụ khoảng 72-90g protein mỗi ngày.
Tập thể dục để tăng cường trao đổi chất
Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm mỡ cho gan. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.
Giảm cân
Nếu đang bị thừa cân, béo phì, bạn cần có kế hoạch giảm cân lành mạnh và hợp lý. Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc giảm cân cấp tốc gây mất nước và làm cơ thể mệt mỏi, cũng không gò ép bản thân ăn kiêng dẫn đến thiếu chất và tập luyện quá tải.
Sử dụng thảo dược Fremo để kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, việc kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược được cho là an toàn, giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả hơn.
FREMO được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như hoa bụp giấm, giảo cổ lam, xạ đen,… lành tính, không chứa tác dụng phụ và đặc biệt có tác dụng trong việc điều tri gan nhiễm mỡ. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm cân bằng chỉ số mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm tích tụ mỡ dư thừa.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng gan nhiễm mỡ bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn