Rối loạn lipid máu là tình trạng rất phổ biến trong xã hội hiện đại và còn là nguyên nhân gián tiếp khiến hàng triệu người tử vong mỗi năm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về 6 biến chứng nguy hiểm của bệnh này nhé.
Mục lục
Thế nào là rối loạn lipid máu?
Rối loạn lipid máu hay còn được gọi với cái tên khác là rối loạn mỡ máu. Đây là tình trạng xảy ra khi nồng độ của một hay nhiều chất béo có trong máu không ổn định, tăng hoặc giảm một cách bất thường.
Theo khuyến cáo Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam 2015 về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu: Người mắc rối loạn mỡ máu khi có một hoặc nhiều chỉ số xét nghiệm thuộc khoảng sau:
- Tăng Cholesterol toàn phần: ≥ 200 mg/dL (5.2 mmol/L)
- Tăng LDL-Cholesterol: ≥ 130 mg/dL (3.4 mmol/L)
- Giảm HDL-Cholesterol: < 40 mg/dL (1.0 mmol/L)
- Tăng Triglyceride: ≥ 200mg/dL (2.26 mmol/L)
- Rối loạn kiểu hỗn hợp: khi tăng Cholesterol kết hợp với tăng Triglyceride

Không chỉ vậy, rối loạn lipid máu còn là một quá trình chuyển biến âm thầm, xảy ra sau một thời gian dài nên căn bệnh này hiếm có triệu chứng đặc trưng, rất dễ khiến người bệnh chủ quan.
Tình trạng này do nhiều yếu tố gây ra và được chia thành 2 nhóm chính là:
- Nguyên nhân nguyên phát: do đột biết gen làm tăng tổng hợp hoặc giảm thải Triglyceride hay Cholesterol quá mức, thiếu enzym chuyển hoá lipid trong cơ thể…
- Nguyên nhân thứ phát: liên quan mật thiết đến thói quen sống hàng ngày như ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo bão hòa, Cholesterol và mỡ động vật. Hoặc thói quen lười vận động, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia…
Đối tượng nào dễ mắc rối loạn lipid máu?
Kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam cho thấy hơn 29% người Việt Nam trưởng thành bị rối loạn mỡ máu, trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên tới 44,3%. Đặc biệt, nhóm người dưới đây sẽ có nguy cơ mắc rối loạn lipid cao hơn:
- Di truyền: Trong gia đình khi có nhiều người đều bị mắc rối loạn mỡ máu thì nguy cơ thế hệ sau cũng bị là khá cao.
- Người có bệnh bẩm sinh: tăng chylomicron máu có tính gia đình, thiếu enzym lipoprotein lipase (LPL), apo-CII…
- Những người có lối sống không lành mạnh: thường xuyên ăn các loại thức ăn giàu chất béo bão hòa (mỡ động vật), uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá…
- Bệnh nhân đái tháo đường: gây ảnh hưởng đến việc sản xuất các enzym, protein ở gan có tham gia vào quá trình sinh tổng hợp, chuyển hóa lipid. Người bệnh thường tăng Triglyceride và giảm HDL-C,bên cạnh đó là sự thay đổi về cấu trúc LDL-C.
- Phụ nữ sử dụng estrogen trong một thời gian dài: làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ trọng thấp (VLDL), giảm nồng độ của enzym LPL và lipase gan dẫn đến sự mất ổn định lượng chất béo trong máu.
- Người mắc bệnh suy tuyến giáp: lượng hormon tuyến giáp sản xuất ra ít gây nên tổn thương các mô và các rối loạn chuyển hóa, trong đó có chuyển hóa lipid.
- Người cao tuổi: khi về già các cơ quan bắt đầu lão hoá đặc biệt là gan, mật dẫn đến chức năng chuyển hoá, hấp thu lipid suy giảm.
☛ Tham khảo: Tiêu chuẩn nào giúp chẩn đoán rối loạn lipid máu?
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm hay không?

Rối loạn lipid máu khiến mỡ xấu tăng cao, mỡ tốt giảm. Lâu dần mỡ xấu tích tụ bám vào thành mạch hình thành các mảng xơ vữa. Theo thời gian các mảng bám dày dần lên thu hẹp lòng động mạch làm cản trở quá trình lưu thông máu. Nếu không may các mảng xơ vữa này bị vỡ tạo thành các cục máu đông gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm:
Nhồi máu cơ tim
Khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm do các mảng xơ vữa gây ra làm tác nghẽn động mạch vành, tim không được cung cấp đủ oxy. Cơ tim thiếu máu dẫn đến hoại tử làm xuất hiện các cơn đau thắt ngực, khó thở cảm giác như ngực bị đè nén được gọi là nhồi máu cơ tim.

Cơn đau thắt ngực trong nhồi máu cơ tim thường xuất hiện với cường độ mạnh và liên tục. Người bệnh cảm thấy như đang có một bàn tay bóp nghẹt lấy trái tim, có thể lan tới vai, cổ, hàm và cánh tay. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể gây tử vong.
Tai biến mạch máu não
Một trong những biến chứng nguy hiểm mà rối loạn lipid máu gây nên không thể không nhắc đến tai biến mạch máu não. Do lòng mạch bị tắc nghẽn, máu không đến nuôi các mô não khiến não bị tổn thương vĩnh viễn, cơn tai biến sẽ xuất hiện kèm theo những hệ lụy nghiêm trọng như:
- Mất thị lực đột ngột: xảy ra khi động mạch võng mạc trung tâm ở vùng mắt bị tắc nghẽn, mắt có thể bị mù đột ngột ở 1 bên hoặc cả 2 phía.
- Liệt nửa người: phần mô não chịu trách nhiệm điều khiển dây thần kinh vận động bị chết do không được cung cấp máu trong một thời gian dài. Khi đấy người bệnh sẽ bị liệt nửa người hoặc liệt toàn thân.
- Đột quỵ: cục máu đông chặn hoàn toàn dòng máu đi lên não khiến não bị tổn thương vĩnh viễn. Nếu không được xử lý và chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.

Cao huyết áp
Ở những người rối loạn lipid, nồng độ Cholesterol tăng cao, bám nhiều vào thành mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch gây hẹp động mạch khiến máu lưu thông kém. Máu chảy yếu thì tim phải làm việc nhiều hơn, áp lực lên thành mạch tăng cao dẫn đến cao huyết áp.

Đây cũng là biến chứng hay gặp nhất ở người rối loạn mỡ máu. Một số nghiên cứu về mối liên quan giữa rối loạn lipid máu và tăng huyết áp cho thấy có đến 83,3% người bị rối loạn lipid sẽ bị cao huyết áp.
Không chỉ vậy tăng huyết áp còn làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như bệnh về tim mạch, đột quỵ não ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Gan nhiễm mỡ
Gan là nơi chuyển hoá các chất dinh dưỡng, đào thải độc tố và là “ngôi nhà” dự trữ năng lượng cho cơ thể. Khi nồng độ lipid trong máu quá cao, gan phải tăng cường làm việc, các chất béo dư thừa sẽ được tích tụ trong gan. Khi chiếm quá 10% trọng lượng gan, chúng sẽ gây ra các bệnh mãn tính như gan nhiễm mỡ, sẹo gan.

Tuy nhiên biến chứng này lại không có triệu chứng rõ ràng nên sẽ rất khó để phát hiện và chữa trị. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng gan, thậm chí ung thư gan từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
☛ Tham khảo chi tiết: Bệnh gan nhiễm mỡ !
Viêm tuỵ cấp
Ngoài những biến chứng kể trên thì còn một nguy cơ không kém phần nguy hiểm do rối loạn lipid máu gây nên đó là viêm tụy cấp. Tuyến tụy nằm ở bên trái bụng, là một cơ quan quan trọng có vai trò sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để phân giải thức ăn.
Nguyên nhân gây nên viêm tụy cấp là do chỉ số Triglyceride tăng cao vượt quá 1000 mg/dl. Khi đó, các mao mạch tuyến tụy bị tắc, khiến cho những Acinar tụy ở những vùng bị thiếu máu bị vỡ và Chylomicrons sẽ tiếp xúc trực tiếp với lipase tụy, làm tổn thương thêm các Acinar và vi mạch nhu mô tụy.

Hậu quả là các tế bào đảo tuỵ bị tổn thương, làm tăng các chất trung gian của phản ứng viêm và các gốc tự do, hệ quả là viêm tụy. Biểu hiện thường thấy là sốt, đau bụng dữ dội, nôn mửa. Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa đến tính mạng.
Động mạch vành biên
Các mảng xơ vữa cũng hạn chế lưu thông máu đi đến chân gây xơ vữa động mạch ngoại biên. Lúc đầu bệnh nhân sẽ cảm giác đau, tê ở vùng chân khi vận động sau đó là cả kể cả khi không vận động, nặng hơn có thể nhiễm trùng hoại tử phải cắt chi.

Cách kiểm soát tình trạng rối loạn lipid hiệu quả
Khi xác định đã bị rối loạn lipid máu, việc thay đổi lối sống sinh hoạt là biện pháp hàng đẩu để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Cụ thể là:
Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh
Ăn thật nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cho cơ thể cũng như làm giảm hấp thu các loại Cholesterol xấu. Hạn chế sử dụng chất béo từ động vật mà thay vào đó là chất béo lành mạnh từ các loại dầu thực vật, các loại hạt.

Bạn nên thay thế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn bằng các loại thịt trắng như gà hay cá. Đặc biệt để tốt nhất bạn nên ăn cá 2 lần/ tuần vì trong cá có chứa hàm lượng lớn các chất béo Omega-3 giúp cường sức khỏe cho tim mạch.
Thay vì sử dụng các loại tinh bột chuyển hóa nhanh như cơm, bánh mì bạn có thể dùng các loại ngũ cốc nguyên hạt, nhiều chất xơ như bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch và các loại hạt.
Duy trì việc tập thể dục
Việc tập luyện thể dục đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc kiểm soát nồng độ mỡ máu. Tập luyện đều đặn giúp đốt cháy mỡ thừa, tăng sức đề kháng cho cơ thể, ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đái tháo đường.
Dựa vào sức khỏe của bản thân, bạn nên chọn môn thể thao phù hợp cho mình và duy trì mỗi ngày ít nhất 30 phút. Cường độ tập nhẹ hay nặng tùy thuộc vào tình trạng của bạn.

Một số mô thể thao đơn giản, hiệu quả được nhiều người áp dụng mà bạn có thể tham khảo là:
- Yoga: Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng việc tập yoga giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch do làm giảm nồng độ Cholesterol xấu cũng như toàn phần trong cơ thể. Bạn có thể một số động tác như tư thế bánh xe, kéo giãn bụng…
- Đạp xe: Từ trước tới nay, đạp xe luôn là bài tập vừa đơn giản lại đốt cháy lượng mỡ thừa vô cùng hiệu quả. Không những thế, đạp xe còn giúp tăng thêm sức bền cho xương, cải thiện tim mạch… Một tuần bạn có thể tập từ 4-5 buổi, hiệu quả thu được là rất tốt.
- Đi bộ: Tưởng chừng như đây là một bài tập quá đơn giản tuy nhiên nó lại mang tới những lợi ích sức khỏe bất ngờ cho bệnh nhân rối loạn mỡ máu. Đi bộ thường xuyên thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, mỡ tích tụ trong cơ thể.
Loại bỏ những thói quen xấu
Những thói quen này ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của bạn kể cả khi bạn không bị rối loạn lipid máu nên việc loại bỏ nó là thật sự cần thiết. Một số thói quen xấu mà bạn cần phải chú ý đó là:
- Hút thuốc lá: Đây là một trong những nguyên chính gây rối loạn mỡ máu. Khí CO trong thuốc lá làm giảm lượng oxy cần thiết cho các tế bào hồng cầu, tăng sự tích trữ Cholesterol trong máu. Khói thuốc trực tiếp làm tổn thương niêm mạc động mạch tăng nguy cơ dẫn đến các biến chứng.
- Uống rượu bia: uống nhiều khiến cơ thể mất nước, kích thích enzym chuyển hoá ở gan, tăng nồng độ Cholesterol trong máu. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu bia, thay vào đó nên uống nhiều loại nước hoa quả tốt cho sức khoẻ.
- Ăn sau 8 giờ tối: thời điểm tốt nhất là nên ăn vào khoảng 6-7 giờ tối. Sau thời điểm này thức ăn được đưa vào cơ thể khó hấp thu hơn, thời gian tiếp theo phần lớn là ngủ nên không tiêu tốn nhiều năng lượng. Lượng mỡ thừa dễ đọng lại tại thành mạch gây mỡ máu.
- Thức khuya: thường xuyên thức khuya ảnh hưởng đến nội tiết khiến tuyến thượng thận hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tăng Triglyceride kèm theo tích tụ chất béo ở thành bụng và cơ mông (gây béo phì).

☛ Chi tiết đọc tại bài viết: Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu
Sử dụng FREMO hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu an toàn, hiệu quả
Ngoài những biện pháp cải thiện rối loạn mỡ máu đã nêu trên thì việc sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu cũng được nhiều bác sĩ, chuyên gia trong nước khuyến khích sử dụng.
PGS.TS Lê Minh Hà của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công nghệ để nghiên cứu nên FREMO. Sản phẩm là sự phối hợp của 3 dược liệu quý: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam giúp làm giảm 41,37% lượng Cholesterol toàn phần, làm tăng 9,87% lượng HDL-Cholesterol.

Một số công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế việc tổng hợp lipid cũng như tăng thải lipid khỏi cơ thể.
- Giảm lượng mỡ dư thừa, mỡ trong gan.
- Ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mắc rối loạn lipid máu.
Với ưu điểm là không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có tác dụng tương đương với các thuốc điều trị rối loạn lipid phổ thông. Ngoài ra do chiết xuất 100% từ thiên nhiên nên FREMO vô cùng an toàn có thể sử dụng được trong một thời gian, không gây nên bất cứ tác dụng phụ nào.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Lời kết
Sau khi đọc bài viết này chắc hẳn bạn đã giải đáp được những thắc mắc của bản thân. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu bạn kiên trì một lối sống lành mạnh, luôn biết cách kiểm soát nồng độ lipid trong cơ thể ở mức ổn định nhất. Nếu còn điều gì băn khoăn hay muốn chia sẻ điều gì hãy liên hệ ngay với chúng mình nhé.
Tài liệu tham khảo
http://benhviendhqghn.com/y-hoc-thuong-thuc/roi-loan-lipid-mau/87
https://www.healthline.com/health/dyslipidemia
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2729130/