Bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến, diễn tiến bệnh âm thầm và gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do ở giai đoạn đầu bệnh không có các triệu chứng để nhận biết, việc phát hiện sớm gan nhiễm mỡ thường thông qua các xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng gan, siêu âm gan hoặc chụp cộng hưởng từ…
Mục lục
Gan nhiễm mỡ hay thoái hóa mỡ gan xảy ra khi sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5 – 10%, nếu 10 – 23% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ là do chức năng chuyển hoá của gan gặp vấn đề. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: uống nhiều rượu, thừa cân, đái tháo đường, mỡ máu cao, thiếu hụt dinh dưỡng protein, giảm cân quá nhanh, viêm gan siêu vi, tác dụng phụ của thuốc…
Các loại xét nghiệm và phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:
Xét nghiệm sinh thiết gan
Đây được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ. Sinh thiết gan là thủ thuật dùng kim sinh thiết nhỏ để chọc qua da của người bệnh, lấy ra một ít nhu mô gan để làm xét nghiệm. Mẫu mô được kiểm tra trong phòng thí nghiệm để tìm dấu hiệu gan nhiễm mỡ, viêm và xơ gan.
Kết quả cho thấy bạn bị gan nhiễm mỡ nếu tế bào mỡ lớn hơn 5% tế bào gan. Kết quả sinh thiết còn cho thấy bạn có bị viêm với tổn thương tế bào gan hay không (dạng thoái hoá nước), cũng như có hay không xơ hoá gan.
Tuy nhiên, ít bệnh nhân gan nhiễm mỡ đơn thuần muốn làm sinh thiết gan vì chi phí và những biến chứng có thể xảy ra trong và sau sinh thiết.
Vì vậy các bác sĩ thường dùng các phương pháp không xâm lấn như xét nghiệm máu, xét nghiệm men gan, chẩn đoán hình ảnh qua siêu âm, CT, MRI,… để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Khám sàng lọc ở các bệnh nhân có nguy cơ cao
Ở những đối tượng như trên 50 tuổi, bị bệnh béo phì, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hoặc hội chứng chuyển hóa… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ hơn.
Vì vậy bác sĩ sẽ ưu tiên sàng lọc về bệnh gan nhiễm mỡ đối với các đối tượng này bằng xét nghiệm enzym gan và/hoặc siêu âm gan.
Loại trừ các nguyên nhân khác gây nhiễm mỡ
Việc chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ đòi hỏi loại trừ cả nguyên nhân thứ phát như uống rượu, dùng thuốc, hay bị nhiễm virus HCV…
Nghiện rượu
Uống rượu hàng ngày ≥ 30 g đối với nam giới và ≥ 20 g đối với phụ nữ chỉ ra bệnh gan do rượu. Thống kê cho thấy rằng uống trên 60gram rượu mỗi ngày trong 2-4 tuần gây ra gan nhiễm mỡ ở người đàn ông khỏe mạnh, trên 80gram/ngày có thể gây viêm gan do rượu, trên 160gram/ngày có thể gây xơ gan trong vòng vài năm
Mối quan hệ giữa rượu và tổn thương gan tùy thuộc vào các yếu tố như: loại đồ uống có rượu, cách thức uống rượu, thời gian uống rượu, tính nhạy cảm cá nhân/di truyền.
Đặc biệt, những bệnh nhân uống lượng rượu dưới ngưỡng giới hạn vẫn có thể dễ bị bệnh gan nhiễm mỡ nếu họ có các yếu tố nguy cơ về chuyển hóa.
Do thuốc
Tetracycline
Tetracycline dùng qua dạng uống có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ, sự xuất hiện và mức độ của thoái hóa mỡ có liên hệ với liều dùng.
Trong vài trường hợp thâm nhiễm mỡ nặng, suy gan và tử vong có thể xuất hiện khi dùng tetracycline qua đường tĩnh mạch ở thai phụ để điều trị nhiễm trùng tiểu.
Valproic acid
Thuốc chống co giật acid valproic hiếm khi gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ ở gan, thường là kết hợp với hoại tử gan, đặc biệt ở trẻ em, có thể dẫn tới suy gan và tử vong.
Những bất thường ở gan thường xuất hiện từ 2 đến 4 tháng sau khi bắt đầu sử dụng thuốc.
Amiodarone
Amiodarone là một benzofuran có chứa iodine dùng trong điều trị các chứng loạn nhịp tim. Trị liệu lâu dài có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu.
Glucocorticoids
Glucocorticoid dùng liều cao có thể gây ra gan nhiễm mỡ. Tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ . Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục khi ngưng glucocorticoid.
Tamoxifen
Tamoxifen là một hợp chất kháng estrogen nonsteroid được sử dụng chủ yếu trong điều trị hỗ trợ trong bệnh ung thư vú. Thỉnh thoảng gây nên sự gia tăng men aminotransferase và đi kèm với thâm nhiễm mỡ ở gan được ghi nhận trên siêu âm và sinh thiết gan, khoảng từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 12 sau khi bắt đầu điều trị.
Virus HCV
HCV gây rối loạn cả chuyển hóa lipid lẫn glucose, dẫn đến tình trạng đề kháng insulin, thoái hóa mỡ, và thay đổi đặc trưng của lipid máu.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm gan
Siêu âm được ưa chuộng vì chi phí thấp và an toàn, đồng thời có độ nhạy khá cao trong việc phát hiện gan nhiễm mỡ.
Do đó, chẩn đoán gan nhiễm mỡ chủ yếu dựa vào siêu âm với các triệu chứng như tăng độ sáng của chủ mô gan, có sự thay đổi độ sáng tại các vùng khác nhau của gan hay có sự tăng độ sáng của mô gan làm mờ đi các đường bờ của các cấu trúc mạch máu.
Nhược điểm của phương pháp này là bác sĩ thường dựa vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng này đế đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh gan nhiễm mỡ là độ 1, độ 2 hay độ 3. Tuy nhiên, chẩn đoán hay phân độ gan nhiễm mỡ lại phụ thuộc hoàn toàn vào con mắt của người bác sĩ siêu âm nên có tính chủ quan rất cao.
Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị béo phì, có bệnh gan mãn tính khác, hay viêm gan thì việc chẩn đoán càng cần phải cân nhắc.
Ngoài ra, siêu âm không phát hiện được nhiễm mỡ < 10%, không phân biệt được gan nhiễm mỡ đơn thuần hay có viêm gan do thoái hóa mỡ và không xác định chính xác mức độ xơ hoá gan.
Hiếm gặp còn có trường hợp gan nhiễm mỡ “giả u”, tình trạng nhiễm mỡ chỉ xảy ra không hoàn toàn, nhưng sự khác biệt về độ sáng tạo hình ảnh giả khối u. Trường hợp này chỉ có thể phân biệt nếu bác sĩ siêu âm có nhiều kinh nghiệm, hoặc phải làm thêm CT hay MRI.
Vì vậy, nếu có điều kiện CT hay MRI để giúp khẳng định tình trạng gan không nhiễm mỡ với độ chính xác bằng hoặc cao hơn cả siêu âm.
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Nếu tình trạng gan bình thường, trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang, gan sẽ có tỷ trọng lớn hơn nhiều so với lá lách và máu, các mạch máu trong gan có thể nhìn thấy như các cấu trúc tương đối giảm tỷ trọng.
Chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ khi tỷ trọng của gan thấp ít nhất 10 HU so với lách hoặc nếu tỷ trọng của gan ít hơn 40 HU. Nếu gan nhiễm mỡ ở mức độ nặng, các mạch máu trong gan có thể tăng đậm độ so với các mô gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, chụp cắt lớp vi tính còn là một công cụ hiệu quả để đánh giá xơ gan. Nếu xơ gan giai đoạn sớm, trên hình ảnh cắt lớp vi tinh sẽ thấy gan to, tăng tỷ trọng do xơ hóa. Ở giai đoạn muộn, gan sẽ bị biến đổi hình thái và đường bờ, xuất hiện dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa, lách to, dày thành tĩnh mạch, nốt tân tạo.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) bụng
Chụp cộng hưởng từ có thể phát hiện gan nhiễm mỡ với độ chính xác rất cao ngay cả khi nhiễm mỡ mức độ nhẹ. Một số máy chụp cộng hưởng từ còn có thể tính tỷ lệ phần trăm chất béo trong gan.
MRE (MR elastography) là một kỹ thuật MRI đặc biệt dùng để đánh giá xơ gan. Sự chuyển động của các sóng rung động nhỏ trong gan được máy chụp lại để tạo ra một bản đồ trực quan thể hiện sự đàn hồi hoặc xơ cứng trên khắp gan, giúp phát hiện xơ hóa gan từ giai đoạn sớm.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra tình trạng tổn thương gan hay viêm gan.
Xét nghiệm Alanine transaminase (ALT)
ALT là một loại enzyme giúp phá vỡ protein và được tìm thấy chủ yếu ở gan. Nồng độ enzyme này trong máu cao có thể cho thấy gan đang bị tổn thương.
Xét nghiệm phosphatase kiềm (ALP)
ALP là một loại enzyme trong gan, ống mật và xương. Nếu mức độ enzyme này cao thì có thể bạn đã bị tổn thương gan, tắc ống mật hoặc mắc bệnh xương.
Xét nghiệm albumin và protein
Gan của bạn tạo ra hai loại protein chính: Albumin và globulin. Mức độ thấp 2 loại protein này có thể cho thấy, gan bị tổn thương.
Xét nghiệm Aspartate transaminase (AST)
AST là một enzyme khác được tìm thấy trong gan. Nồng độ enzyme này trong máu cao có thể là một dấu hiệu của bệnh gan.
Xét nghiệm bilirubin
Bilirubin được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường, gan làm sạch bilirubin ra khỏi cơ nhưng nếu nồng độ chất này cao trong máu thì có thể bạn đang bị tổn thương gan.
Xét nghiệm Gamma-glutamyltransferase (GGT)
Nồng độ enzyme GGT cao có thể chỉ ra tổn thương gan hoặc ống mật.
Xét nghiệm L-Lactate dehydrogenase (LD)
Nồng độ LD sẽ tăng cao khi gan bị tổn thương.
Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT)
Xét nghiệm này đo thời gian đông máu của bạn. Nếu mất nhiều thời gian, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương gan. Các loại thuốc làm loãng máu, như warfarin cũng có thể dẫn đến PT lâu hơn.
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Nguyên tắc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ là khắc phục các yếu tố nguy cơ gây ra bênh. Cụ thể là:
✘ Hạn chế hoặc kiêng bia, rượu hoàn toàn
✘ Nếu bị thừa cân béo phì bạn nên áp dụng chế độ ăn hợp lý, giảm đường, mỡ, giảm các loại thực phẩm giàu cholesterol như phủ tạng, thịt đỏ, da…
✘ Hạn chế dùng mỡ động vật (trừ dầu cá), hạn chế ăn lòng động vật (lợn, gà, trâu, bò), thay vào đó là dùng dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, đậu nành…
✘ Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, nhất là các thuốc có khả năng gây độc cho gan nói chung và gây nên bệnh lý gan nhiễm mỡ nói riêng. Người bệnh cần có ý kiến của bác sĩ, để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc
✔ Tăng cường ăn cá vào các bữa ăn chính (mỗi tuần có khoảng từ 2-3 ngày ăn cá thay cho ăn thịt).
✔ Tăng cường ăn các loại thực phẩm có tác dụng giảm mỡ máu như tỏi ta, giá đỗ, cà chua chín và ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính, tráng miệng bằng các loại quả có nhiều vitamin như cam, quýt, xoài, đu đủ, thanh long.
✔ Tăng cường vận động cơ thể như chơi thể thao cầu lông, tenis, bóng bàn, bơi, đi bộ, tập thể dục dưỡng sinh,…
✔ Ngủ đủ giấc để giúp cơ thể điều hòa, chuyển hóa nhịp nhàng.
✔ Kiểm soát tốt lượng mỡ trong máu, đường huyết bằng cách cần tuân thủ chặt chẽ chế độ ăn, chế độ sinh hoạt, làm việc và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
✔ Điều trị viêm gan virut nếu có.
✔ Khám bệnh định kỳ theo dõi việc điều trị và có những điều chỉnh thích hợp nếu việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không mang lại kết quả.
Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số Gan nhiễm mỡ
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
Theo Fremo.vn