Gan có nhiệm vụ giải độc, cung cấp năng lượng, làm sạch máu, điều chỉnh hoóc môn và thực hiện hơn 500 chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu do bệnh gan nhiễm mỡ, cơ thể sẽ bị rối loạn. Việc chăm sóc và điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà nên thực hiện thế nào cho đúng?
Mục lục
- Thế nào là gan nhiễm mỡ?
- Kiêng rượu khi chữa gan nhiễm mỡ tại nhà
- Thực phẩm nên ăn khi chữa gan nhiễm mỡ
- Các loại nước có lợi cho gan nhiễm mỡ
- Gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn gì?
- Từ bỏ các thói quen hại cho gan nhiễm mỡ
- Thay đổi lối sống để chữa và phòng ngừa gan nhiễm mỡ
- Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
- Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu, giảm mỡ gan
Thế nào là gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ tại gan vượt quá mức trung bình. Bình thường lượng mỡ chiếm khoảng 3 – 5% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ mức độ nhẹ khi lượng mỡ trong gan chiếm 5 – 10%, nếu 10 – 23% là nhiễm mỡ mức độ vừa và nếu vượt quá 30% là nhiễm mỡ nặng. Gan nhiễm mỡ có thể tiến triển đến xơ gan và tử vong
Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ là do chức năng chuyển hoá của gan gặp vấn đề. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: uống nhiều rượu, thừa cân, đái tháo đường, mỡ máu cao, thiếu hụt dinh dưỡng protein, giảm cân quá nhanh, viêm gan siêu vi, tác dụng phụ của thuốc…
Vì vậy điều trị gan nhiễm mỡ là khôi phục lại quá trình chuyển hoá bằng việc giảm bớt các nguyên nhân gây bệnh.
Một điều may mắn là gan nhiễm mỡ thường không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn. Lá gan của chúng ta có khả năng tự hồi phục nên nếu bạn điều trị tốt các yếu tố nguy cơ như: tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì… bạn hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình nhiễm mỡ của gan. Còn nếu bạn là một người hay uống rượu thì ở một mức độ nào đấy, việc ngừng rượu sẽ giúp gan khỏi hoàn toàn.
Dưới đây là những nguyên tắc chung giúp điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và trị gan nhiễm mỡ tại nhà.
Kiêng rượu khi chữa gan nhiễm mỡ tại nhà
Kiêng rượu là liệu pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh gan do rượu ở các giai đoạn khác nhau.
Nếu bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tốt nhất vẫn nên cai rượu để tránh hại gan. Hoặc duy trì nghiêm ngặt việc uống rượu dưới ngưỡng nguy cơ: 30g rượu (tương đương 375 ml bia) một ngày ở nam giới và 20g ở nữ giới. Nếu bạn đã bước vào giai đoạn xơ gan, thì bạn phải bắt buộc kiêng rượu hoàn toàn để làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan.
Thoái hóa mỡ đơn thuần có thể phục hồi sau khi ngừng rượu 3-6 tháng.
Thực phẩm nên ăn khi chữa gan nhiễm mỡ
Khi mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bạn sẽ bị thiếu hụt về dinh dưỡng, mức độ thiếu hụt càng nhiều thì bệnh càng trầm trọng. Vì vậy bạn cần thiết lập lại cho mình một chế độ dinh dưỡng cân bằng, cung cấp nguyên liệu đúng và đủ cho gan tự phục hồi, các chức năng của gan sẽ dần hoạt động lại bình thường.
Điều chỉnh chế độ ăn uống nói riêng cũng như chế độ sinh hoạt nói chung là bắt buộc ở tất cả các bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ.
Ăn đầy đủ, cân đối, đa dạng các chất bột đường, đạm, béo, vitamin, khoáng chất và nước. Bạn nên tham khảo tháp dinh dưỡng hợp lý để có thể điều chỉnh lại chế độ ăn cân bằng và đủ chất,
Tiêu thụ lượng đạm vừa đủ (không thiếu và không dư), trung bình khoảng 1g/kg cân nặng/ngày từ cá, gia cầm bỏ da, thịt nạc, sữa không béo, phô mai không béo, trứng, các loại đỗ…
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi giàu vitamin.
- Bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
- Rau xanh còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình người từ tuổi 20 cần khoảng 300 – 400g rau xanh, 200 – 300g trái cây mỗi ngày.
- Vitamin E là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ gan.
- Vitamin C làm giảm stress oxy hóa và ức chế rõ rệt sự phát triển của thoái hóa mỡ gan trên thực nghiệm.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc thô, trái cây ít ngọt và giàu chất xơ, rau, đậu.
Thực phẩm được xem là thuốc có tác dụng giảm mỡ như dầu đậu nành, đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, hoa hòe, lá sen, ngô, nấm hương…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 10 thực phẩm tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Các loại nước có lợi cho gan nhiễm mỡ
Trà bụp giấm. Hoa bụp giấm khô 30g đem rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và dùng hết trong ngày.
Trà giảo cổ lam. Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
Trà xạ đen. Lá xạ đen khô 50g cho vào nước đun sôi 10-15p (dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.
Nước táo mật ong. Táo đỏ 50 quả rửa sạch để khô, lấy cho vào nồi cùng lượng nước thích hợp. Bắc nồi lên bếp, dùng lửa to đun sủi, chuyển lửa nhỏ đun 15 – 20 phút, đổ thêm 200g mật ong, tiếp tục đun trong 10 phút rồi bắc ra, thêm nước đun đến khi chín nhừ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 11 loại nước uống tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn gì?
Các thực phẩm nhiều cholesterol như các loại phủ tạng động vật, da động vật
Thịt đỏ. Gan bị nhiễm mỡ sẽ khó khăn trong việc chuyển hóa protein trong thịt đỏ. Khi suy giảm khả năng chuyển hóa protein của gan, các protein dư thừa có thể trở thành độc hại và có thể ảnh hưởng não, gây chóng mặt và mệt mỏi. Bạn có thể thay thể bằng thịt trắng như thịt gà và cá mà vẫn đảm bảo được lượng protein cần thiết.
Thực phẩm nhiều chất béo, mỡ động vật. Tuy nhiên không nên kiêng khem tuyệt đối mỡ vì chất béo cũng rất quan trọng. Cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa các chất, bình thường chúng ta cần 1g lipid/1kg thể trọng. Chuyển sang mỡ dễ hấp thu hơn như ở trong cá, dầu thực vật (trừ dầu dừa)
Thực phẩm cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê.
Muối có thể dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và ứ đọng trong gan, và có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ, đặc biệt nếu cơ thể của bạn đã có tình trạng giữ nước. Bạn chỉ nên dùng lượng muối ít hơn 5g mỗi ngày.
Thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch, là yếu tố nguy cơ gây ra gan nhiễm mỡ.
Đường. Fructose có trong nhiều thực phẩm chế biến và đồ uống như soda, bánh kẹo ngọt. Fructose không chỉ làm tăng nguy cơ béo phì, mà còn có thể dẫn đến tổn thương gan.
Từ bỏ các thói quen hại cho gan nhiễm mỡ
Uống rượu vang, bia thay rượu
Để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ thì việc đầu tiên là cần ngừng uống bia, rượu ngay lập tức, nếu không gan sẽ bị thoái hoá mỡ nặng dẫn đến xơ gan. Tuy nhiên, nhiều người có quan niệm uống bia hoặc rượu vang thay cho rượu vì nghĩ nồng độ cồn thấp, ít ảnh hưởng đến sức khoẻ hơn.
Thực tế nếu uống nhiều thì họ đã nạp vào cơ thể gần tương đương với lượng cồn trong rượu mạnh. Ví dụ uống 2 – 3 lít bia trong 1 bữa nhậu thì lượng cồn cũng tương đương họ uống 200ml rượu mạnh 50 độ.
Chỉ ăn rau xanh giảm mỡ
Người bệnh gan nhiễm mỡ thường nghĩ chỉ cần ăn duy nhất món rau xanh trong bữa ăn để giảm béo. Như vậy lượng dưỡng chất cung cấp cho cơ thể sẽ không, các chất không cân đối, cơ thể thiếu năng lượng một cách trầm trọng, sẽ rất nguy hiểm. Chỉ ăn rau không là không khoa học.
Thông thường trong một ngày, lượng gluxit tức là chất tinh bột chiếm 65% năng lượng đưa vào cơ thể; protit khoảng 15%; chất béo khoảng 20%. Khi chúng ta tính được thành phần cân đối đó ra thì chúng ta có tỉ lệ thức ăn nó tương đối hoàn chỉnh để cung cấp năng lượng vào trong cơ thể.
Không ăn bữa sáng
Nhiều người có thói quen không ăn sáng, nhưng lại ăn trưa và tối nhiều. Điều này có hại cho cơ thể. Bạn cần chú ý phân bổ lượng thức ăn, bữa sáng ít nhất phải đạt 1/3 khẩu phần của cả ngày, sau đó là bữa trưa, bữa tối có thể giảm lượng ăn đi một chút. Ăn nhiều trong bữa tối dễ khiến thừa năng lượng và tích tụ lại, khiến gan nhiễm mỡ.
Thay đổi lối sống để chữa và phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Giảm cân từ từ
Nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì, phải giảm số lượng calo ăn mỗi ngày và tăng hoạt động thể chất. Giảm cân > 5% làm giảm được mỡ ở gan. Giảm cân ≥ 10% cải thiện tình trạng viêm gan, tổn thương cho các tế bào gan và làm giảm ít nhất một mức xơ hoá.
Tuy nhiên, việc giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên giảm cân từ từ, duy trì trong dài hạn, kết hợp với hoạt động thể chất. Trung bình nên giảm từ 500g đến 1kg mỗi tuần. Mục tiêu giảm cân tổng cộng từ 7% đến 10% cân nặng ban đầu. Đây là mục tiêu của hầu hết các can thiệp về lối sống và đưa đến sự cải thiện về enzym gan và mô học hiệu quả.
Tập luyện thể dục thể thao
Cố gắng duy trì vận động thường xuyên, đặt mục tiêu tập thể dục với mức từ trung bình đến cao từ 30 đến 60 phút trở lên trong ít nhất 5 ngày một tuần, duy trì đều đặn để giúp giảm mỡ ở gan.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và giám sát chặt chẽ lượng đường trong máu bằng cách:
- Hoạt động thể lực
- Hạn chế thức ăn từ bột, đường. Chế độ ăn giàu đường sucrose làm tăng tổng hợp triglycerides (mỡ trung tính) tại gan.
- Dùng thuốc điều trị đái đường
- Theo dõi chặt chẽ đường huyết
Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Cần khám bệnh định kỳ để theo dõi diễn biến của bệnh gan nhiễm mỡ. Khi theo dõi, bác sĩ sẽ biết phương pháp điều trị đang sử dụng có hiệu quả hay không. Nếu không hiệu quả thì kịp thời đổi sang phương pháp khác. Bác sĩ có thể sẽ cân nhắc dùng thuốc nếu các việc điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi lối sống không cải thiện được tình trạng gan nhiễm mỡ.
Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu, giảm mỡ gan
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Cách sử dụng FREMO để đạt được hiệu quả tốt
- Nên uống sau ăn 15-30 phút, vào buổi sáng và buổi tối.
- Liều dùng: 4 viên 1 ngày chia 2 lần, sử dụng FREMO liên tục từ 2-3 tháng đến khi các chỉ số mỡ máu trở về ngưỡng bình thường.
- Sau đó, bạn chuyển sang dùng duy trì ngày 2 viên chia 2 lần. Nên dùng trong thời gian dài để đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Lưu ý, khi dùng FREMO bạn nên sắp xếp đi xét nghiệm sinh hóa máu 1-2 tháng/1 lần để liên tục cập nhật các chỉ số mỡ máu của mình.
- Bạn nên kết hợp với tập thể dục, thể thao điều độ, thực hiện chế độ ăn uống ít tinh bột, dầu mỡ, hạn chế uống bia rươu, đồ uống có ga để cải thiện mỡ máu cao và giúp việc sử dụng FREMO đạt hiệu quả tốt.
FREMO hoàn lại 100% tiền như thế nào?
Trước khi sử dụng FREMO, Quý khách cần gọi điện đến tổng đài 1800 1591 để được hướng dẫn tham gia chương trình cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu sau 2 tháng sử dụng. Cụ thể:
- Khách hàng đi xét nghiệm sinh hóa máu và gửi kết quả cho FREMO trước ngày bắt đầu sử dụng.
- Sử dụng FREMO theo đúng hướng dẫn từ 4 viên/ ngày. Không tự ý giảm liều trong quá trình cam kết.
- Có thể đăng kí tại website: phần bình luận hoặc chat cùng chuyên gia
- Trong quá trình sử dụng, nếu có thắc mắc, gọi ngay về tổng đài 1800 1591 để được hỗ trợ giải đáp
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn