Chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu có vai trò quan trọng không kém các phương pháp điều trị. Khi được chăm sóc đúng cách thì tình trạng rối loạn lipid máu của người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Fremo sẽ chia sẻ về cách chăm sóc người bệnh hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn một hay nhiều chỉ số lipid máu. Cụ thể là nồng độ cholesterol toàn phần, LDL cholesterol hay triglyceride tăng cao hoặc nồng độ HDL – cholesterol trong máu giảm. Rối loạn lipid máu nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:
1. Xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là biến chứng phổ biến nhất của rối loạn lipid máu. Khi cholesterol tăng cao, lượng dư thừa sẽ hình thành các mảng xơ vữa, tích tụ và bám vào thành mạch máu trong cơ thể. Lâu dần, mảng xơ vữa dày lên gây tắc, hẹp mạch máu. Mảng xơ vữa có thể bị vỡ ra và hình thành cục máu đông, ngăn chặn máu đến các cơ quan dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như các bệnh về tim mạch.
2. Nhồi máu cơ tim
Nồng độ cholesterol tăng cao chiếm đến 56% nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, đặc biệt là nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch vành bị xơ vữa làm giảm lưu lượng máu, cản trở cung cấp oxy cho cơ tim dẫn đến cơ tim hoại tử gây ra các cơn đau thắt ngực. Ngoài ra, cục máu đông do mảng xơ vữa bị vỡ ra di chuyển đến mạch vành gây tắc mạch cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim.
3. Tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ tương tự như nhồi máu cơ tim xảy ra do thiếu oxy đến não. Tình trạng này thường xảy ra khi động mạch cảnh bị xơ vữa, hình thành cục máu đông trong mạch máu não. Não không được cung cấp đủ oxy sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Theo thống kê, tại Việt Nam có tới 93% người tai biến mạch máu não có liên quan đến rối loạn lipid máu.

4. Một số biến chứng khác
Bên cạnh các triệu chứng trên, rối loạn lipid máu còn có thể gây ra một số biến chứng như: cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, bệnh động mạch ngoại biên gây khó khăn trong vận động, giảm sinh lý…
☛ Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu
Nên chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn lipid máu như thế nào?
Chăm sóc bao gồm xây dựng một chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao phù hợp kết hợp với việc thăm khám định kỳ là yếu tố then chốt giúp người bị rối loạn lipid máu kiểm soát bệnh đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chế độ chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn lipid máu bao gồm:
1. Dinh dưỡng cho người rối loạn lipid máu
Hầu hết các trường hợp rối loạn lipid máu là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh: ăn quá nhiều mỡ động vật, thực phẩm chứa nhiều cholesterol (gan, lòng đỏ trứng gà…), tinh bột… Điều này làm tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL) và giảm nồng độ cholesterol tốt (HDL) dẫn tới nguy cơ mắc rối loạn lipid máu.
Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu cũng như phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Dưới đây là một số gợi ý tham khảo cho bạn về chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn lipid máu:
Cách xây dựng chế độ dinh dưỡng
Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng việc kiểm soát năng lượng tiêu thụ hàng ngày là yếu tố quan trọng để phòng ngừa thừa cân và béo phì. Từ đó làm giảm các biến chứng của rối loạn lipid máu. Để có một chế độ ăn lành mạnh cho người rối loạn lipid máu bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Khẩu phần ăn chứa ít chất béo bão hòa để giảm lượng năng lượng tiêu thụ từ chất béo xuống < 35% tổng năng lượng, trong đó lượng chất béo bão hòa chiếm < 7% tổng năng lượng. Bởi chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol nhiều hơn các dạng chất béo khác.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol nhằm giảm lượng cholesterol tiêu thụ < 300mg/ngày có thể làm giảm mức cholesterol LDL.
- Những người có mức triglyceride cao cần tránh tiêu thụ một lượng lớn đường, thực phẩm giàu tinh bột (khoai tây và gạo)… Hạn chế các đồ uống ngọt như nước ép trái cây, soda…
- Giảm lượng muối < 5g/ngày để giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
- Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan không chỉ giúp giảm hấp thu cholesterol từ thức ăn mà còn giúp thải trừ cholesterol nội sinh ra ngoài.
- Ngoài ra, chế độ ăn không thể thiếu các thành phần chất đạm (chiếm 15 – 25% tổng năng lượng tiêu thụ), vitamin và khoáng chất…
Cách chọn thực phẩm
- Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa: mỡ động vật, lòng đỏ trứng, thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa nguyên kem, hạt mắc ca, hạt điều và dừa…
- Nên sử dụng các loại chất béo không bão hòa (omega-3 và omega-6) thường có trong dầu cá, cá thu, trứng cá, cá hồi, dầu ô liu, hạt lanh, đậu nành, hạt chia… giúp giảm mức độ triglyceride và cholesterol LDL trong máu.
- Sử dụng các loại thực phẩm tươi sống hoặc thực phẩm đông lạnh không ướp muối để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn.
- Bơ thực vật: được sản xuất từ dầu thực vật không bão hòa, thường là một chất thay thế lành mạnh hơn cho bơ chứa nhiều chất béo bão hòa (khoảng 60%). Bơ thực vật có chứa stanol hoặc sterol thực vật có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần và LDL. Cần chú ý tránh mua loại bơ thực vật chứa chất béo chuyển hóa vì nó làm tăng mức cholesterol LDL (xấu) và giảm mức cholesterol HDL (tốt).
- Nên ăn nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt tự nhiên ít chất béo và không chứa cholesterol. Đây chính là các loại thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng liên kết chất béo trong ruột và giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu. Những thực phẩm như vậy bao gồm yến mạch nguyên cám, bột yến mạch, đậu, đậu Hà Lan, gạo lứt, lúa mạch, cam, quýt, dâu tây, táo…
Cách chế biến thức ăn
- Nên chế biến các món hấp, luộc, hầm thay thế các món xào, chiên có chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho người rối loạn lipid máu
- Hạn chế các món nướng, quay, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có chứa nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng nồng độ cholesterol máu.
- Hạn chế sử dụng muối và các loại gia vị chứa nhiều muối như nước mắm, bột canh… khi nấu và tẩm ướp món ăn. Bạn có thể sử dụng các loại gia vị thảo mộc như: quế, nghệ, gừng… để thay thế vị mặn làm cho món ăn hấp dẫn hơn.

2. Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cần kết hợp các hoạt động thể dục, thể thao và chế độ sinh hoạt lành mạnh.
- Giảm cân: Thừa cân, béo phì là 1 trong các nguyên nhân chính gây rối loạn lipid máu. Chính vì vậy, giảm cân đưa cân nặng về mức hợp lý giúp hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu một cách hiệu quả đồng thời cũng giúp ngăn ngừa các bệnh lý khác xảy ra. Hãy đặt mục tiêu giảm cân qua chế độ luyện tập và ăn uống để đảm bảo cân nặng ở mức phù hợp.
- Hoạt động thể chất thường xuyên: có thể giúp giảm mức triglyceride, LDL cholesterol và tăng mức HDL cholesterol. Bạn nên lựa chọn hoạt động phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Một số gợi ý cho bạn như đi bộ nhanh, chạy bộ, leo cầu thang, nhảy dây… Hãy cố gắng tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày mỗi tuần.
- Giảm stress, căng thẳng: Khi căng thẳng cơ thể sẽ sản xuất nhiều LDL cholesterol và giảm sản xuất HDL cholesterol. Vì vậy, bạn hãy nghỉ ngơi, thư giãn bằng cách đọc sách, xem các chương trình giải trí, trò chuyện cùng người thân… để tinh thần luôn thoải mái, tránh mệt mỏi, căng thẳng.
- Bỏ thuốc lá: trong thuốc lá có khoảng hơn 100 hoạt chất khiến cơ thể tăng sản xuất LDL cholesterol và giảm HDL cholesterol. Vậy nên, bạn hãy bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc để không làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn lipid máu.
- Hạn chế rượu bia: Việc lạm dụng rượu bia sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát các chỉ số lipid máu. Các chuyên gia y tế thường xuyên khuyến cáo nam giới không nên uống quá 2 ly và nữ giới không nên uống quá 1 ly mỗi ngày. Đặc biệt, nếu có mức độ triglyceride máu tăng cao thì bạn nên ngừng hẳn việc sử dụng rượu bia.
3. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết đối với người rối loạn lipid máu. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để có những phương hướng xử lý kịp thời cho người bệnh.
Đối với người bệnh đang được điều trị bằng thuốc: thường được yêu cầu làm xét nghiệm máu từ 2 đến 3 tháng sau khi bắt đầu điều trị để xác định xem mức lipid có giảm hay không. Khi mức lipid đã giảm đến mức độ cho phép, tần suất làm xét nghiệm máu sẽ là một hoặc hai lần một năm để đảm bảo sức khỏe ổn định nhất.
Đối với những người khỏe mạnh, chưa có dấu hiệu rối loạn lipid máu rõ rệt: bạn vẫn nên đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo sức khỏe ổn định.
- Tuổi từ 19 trở xuống: Việc đi khám sàng lọc bắt đầu từ 9 đến 11 tuổi và nên được lặp lại sau mỗi 5 năm. Đặc biệt có thể thực hiện kiểm tra sớm nhất là 2 tuổi nếu tiền sử gia đình có cholesterol trong máu cao, đau tim hoặc đột quỵ.
- Tuổi từ 20 đến 65: Những người trẻ hơn nên được kiểm tra 5 năm một lần. Nam giới từ 45 đến 65 tuổi và phụ nữ từ 55 đến 65 tuổi nên được khám định kỳ từ 1 đến 2 năm một lần.
- Trên 65 tuổi: Người lớn tuổi nên được khám định kỳ hàng năm.
FREMO – Giải pháp hiệu quả cho người rối loạn lipid máu
Hiện nay, tính an toàn và hiệu quả trong điều trị rối loạn lipid máu luôn được đặt lên hàng đầu. Với mong muốn đó, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm FREMO hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu hiệu quả có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
Chế phẩm phối hợp ba dược liệu: bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, triglyceride 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9,87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm cholesterol, triglyceride, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
Tóm lại, chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu đúng cách sẽ góp phần rất lớn trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ và có thể tự xây dựng được những cách chăm sóc người bệnh rối loạn lipid máu phù hợp và hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo thêm về chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn lipid máu trong video dưới đây:
Nguồn tham khảo
http://benhvientimhanoi.vn/tin-tuc/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-bi-roi-loan-mo-mau.html
https://benhvien108.vn/che-do-an-cho-benh-nhan-roi-loan-lipid-mau-trong-nhung-ngay-tet.htm
https://medlatec.vn/tin-tuc/mau-nhiem-mo-nen-an-hoa-qua-gi-va-che-do-dinh-duong-hang-ngay-s195-n19295
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/blood-cholesterol
https://www.medscape.com/viewarticle/719760
https://health.usnews.com/health-care/patient-advice/articles/diet-and-exercise-tips-for-hyperlipidemia