Chẩn đoán rối loạn lipid máu có vai trò vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân phát hiện và ngăn ngừa nguy cơ tim mạch tiềm ẩn như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột quỵ,… Vậy những “tiêu chuẩn vàng” giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh là gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Mục lục
Rối loạn lipid máu là gì?

Lipid là một chất béo có vai trò cấu tạo nên màng tế bào và cung cấp 25 – 30% tổng năng lượng của cơ thể. Đây là nguồn năng lượng dự trữ tập trung chủ yếu ở lớp mỡ dưới da, thay đổi tùy theo thể trạng, tuổi tác, giới tính và chủng tộc của mỗi người. Cholesterol là một chất béo phổ biến trong cơ thể, gồm hai loại chính là HDL – C (lipoprotein tỷ trọng cao) và LDL – C (lipoprotein tỷ trọng thấp).
HDL – C có vai trò vận chuyển Cholesterol dư thừa từ lòng mạch đến gan và đào thải qua đường mật, hay còn được gọi là “mỡ tốt”. Ngược lại, LDL – C (mỡ xấu) lại chính là nguyên nhân gây ra sự tích tụ chất béo, hình thành mảng xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, một loại lipid khác chiếm tỷ lệ lớn là Triglyceride, khi tăng cao trong máu luôn kèm theo tăng LDL – Cholesterol, đồng thời giảm Cholesterol tốt HDL – C.
Rối loạn lipid máu là một tình trạng bệnh lý của cơ thể, khi mà các thông số lipid quan trọng thay đổi bất thường: Tăng Cholesterol toàn phần, tăng LDL – C, giảm HDL – C và tăng Triglyceride. Đây là một căn bệnh diễn ra rất âm thầm, không có triệu chứng điển hình. Chính vì vậy, chỉ khi tổn thương các cơ quan đích như hệ tim mạch – nội tiết – thần kinh thì người bệnh mới phát hiện và đến cơ sở y tế.
Nguyên nhân gây ra rối loạn lipid máu có thể do nguyên phát (rối loạn trong bộ máy di truyền) hay thứ phát (các bệnh nền như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy gan,…). Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ như lối sống không lành mạnh, tiêu thụ quá nhiều chất béo có hại,… cũng làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh rối loạn mỡ máu.
Tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu diễn ra trong một thời gian dài và không có triệu chứng điển hình nên bệnh nhân rất khó để nhận ra. Chính vì vậy, cần phát hiện sớm những bất thường để kiểm soát nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu được dựa trên hai yếu tố chính là lâm sàng và cận lâm sàng, chi tiết như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng là những thay đổi bất thường mà bệnh nhân cảm thấy hoặc được bác sĩ thăm khám. Tuy nhiên, các dấu hiệu này chỉ rõ ràng khi nồng độ mỡ máu bị thay đổi quá nhiều, hoặc gây ra biến chứng đến các cơ quan như tim mạch, gan,… bao gồm:
Các dấu hiệu bên ngoài cơ thể

- Cung giác mạc: Rất có giá trị chẩn đoán ở những người trên 50 tuổi. Đặc điểm của cung giác mạc là màu trắng nhạt, có cung tròn điển hình hoặc không hoàn toàn, định vị quanh mống mắt.
- Ban vàng: Thường xuất hiện ở các cấu trúc lỏng lẻo, nhất là mí mắt trên và dưới, khu trú hay lan tỏa.
- U vàng gân ở các ngón và gân gót, khớp đốt bàn ngón tay.
- U vàng ở khuỷu và đầu gối, ban vàng ở nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
Các dấu hiệu bên trong cơ thể

- Xơ vữa động mạch: Hiện tượng này dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các chi, gây tê bì tay chân. Nghiêm trọng hơn, sự tắc nghẽn mạch vành còn khiến cho người bệnh cảm thấy đau ngực, khó thở, tăng nhịp tim,…
- Gan nhiễm mỡ do lượng mỡ dư thừa quá nhiều khiến cho bộ phận này không kịp chuyển hóa. Một số dấu hiệu bên ngoài mà bạn nên để ý là đau tức vùng gan, vàng da, ăn uống kém ngon,…
- Viêm tụy cấp với một loạt các triệu chứng điển hình như đau bụng dữ dội vùng thượng vị, nôn/ buồn nôn, chướng bụng, bí trung tiện,…
Chẩn đoán cận lâm sàng

Xét nghiệm mỡ máu là một quy trình vô cùng quan trọng để chẩn đoán chính xác rối loạn lipid máu. Các thông số lipid máu thường tăng sinh lý sau khi ăn, vậy nên trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn ăn từ 9 – 12 tiếng. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không được dùng chất kích thích, và nhớ báo cáo lại với bác sĩ các loại thuốc đã sử dụng nhé!
Bộ xét nghiệm mỡ máu sẽ gồm 4 thành phần quan trọng: Cholesterol toàn phần, HDL – Cholesterol, LDL – Cholesterol và Triglyceride. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán rối loạn lipid máu sẽ được xác định khi có sự thay đổi một hay nhiều thông số như sau:
Cholesterol toàn phần
- Chỉ số bình thường: Dưới 200mg/ dL (5.1 mmol/ L) – nguy cơ mắc bệnh mạch vành rất thấp
- Chỉ số báo động: 200 – 230mg/ dL (5.1 – 6.2mmol/ L) – người bệnh tăng nhẹ Cholesterol, cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên.
- Chỉ số cao: ≥ 240mg/ dL (6.2mmol/ L) – rất dễ xảy ra các biến chứng về tim mạch.
HDL – Cholesterol
- Chỉ số bình thường: > 50 mg/ dL (> 1.3mmol/ L)
- Ngưỡng báo động: < 40 mg/ dL (< 1mmol/ L)
Những trường hợp HDL – C tăng cao rất hiếm khi xảy ra và thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi nồng độ HDL – Cholesterol giảm thấp, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…
LDL – Cholesterol
- Chỉ số bình thường: < 130 mg/ dL (< 3.3mmol/ L)
- Ngưỡng gây hại: > 160 mg/ dL (> 4.1mmol/ L)
Định lượng HDL – C cao báo hiệu chất béo dư thừa có thể bị lắng đọng ở thành mạch, lâu dần hình thành mảng xơ vữa. Khối choán chỗ sẽ gây hẹp mạch máu, thậm chí nguy hiểm hơn khi chúng đột ngột vỡ ra, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Trigyceride
Định lượng Triglyceride trong máu sẽ giúp bạn đánh giá nguy cơ rối loạn lipid:
- Chỉ số bình thường: < 100 mg/ dL (1.7mmol/ L)
- Chỉ số ranh giới cao: 150 – 199mg/ dL (1.7 – 2mmol/ L)
- Chỉ số cao: 200 – 499mg/ dL (2 – 6mmol/ L)
- Chỉ số ở mức rất cao: > 500mg/ dL (6mmol/ L)
Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như những phương pháp điều trị y tế tối ưu nhất.
Đối tượng nào cần tầm soát lipid máu?

Chẩn đoán rối loạn lipid máu thông qua các triệu chứng lâm sàng vô cùng khó khăn, và chỉ phát hiện được thông qua tổn thương các cơ quan khác. Chính vì thế, chủ động xét nghiệm mỡ máu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch. Vậy những đối tượng nào cần tầm soát lipid máu? Tần suất xét nghiệm là bao nhiêu?
Theo khuyến cáo của Chương trình Giáo Dục Quốc Gia về Cholesterol tại Mỹ (NECP):
- Người trưởng thành từ 20 – 40 tuổi nên xét nghiệm mỡ máu lúc đói 5 năm/ lần.
- Đối với những người trên 40 tuổi nên thực hiện định lượng lipid máu mỗi năm một lần để kịp thời phát hiện và điều trị rối loạn mỡ máu.
- Các đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành,… thì nên xét nghiệm với tần suất nhiều hơn, lên đến 1 – 2 lần/ năm.
☛ Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm lipid máu khi nào cần thực hiện?
Tại sao cần điều trị rối loạn lipid máu?
Rối loạn lipid máu nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
Hệ tim mạch

Khi nồng độ Cholesterol quá cao, chúng sẽ hình thành mảng xơ vữa gây tổn thương lòng mạch. Điều này có thể khiến cho đường kính của mạch máu hẹp đi, tim cần co bóp mạnh hơn để tống máu, lâu dần dẫn đến tăng huyết áp, suy tim.
Không chỉ vậy, khi mảng xơ vữa bong ra có thể kích thích quá trình đông máu hình thành cục máu đông. Khối máu đông có thể di chuyển và gây bệnh tại bất cứ mọi vị trí: Đến phổi gây nhồi máu phổi, đến tim gây nhồi máu cơ tim, đến não gây đột quỵ,…
Hệ thần kinh
Cholesterol là thành phần quan trọng, giúp cho hệ thống dẫn truyền thần kinh được nhạy bén hơn. Tuy nhiên, chất béo tăng cao có thể đẩy nhanh quá trình hình thành mảng beta – amyloid ở bệnh nhân Alzheimer.
Bên cạnh đó, hậu quả của đột quỵ não còn để lại rất nhiều di chứng như động kinh, mất trí nhớ, khó nuốt, giảm khả năng vận động,…
Hệ tiêu hóa
Cholesterol là thành phần chính trong dịch mật, có tác dụng phân giải thức ăn thành các chất đơn giản mà ruột có thể hấp thu. Thế nhưng, khi chất béo dư thừa sẽ thúc đẩy tạo nên các tinh thể, lâu dần phát triển thành bệnh sỏi mật.
Người bệnh sẽ cảm thấy đau quặn từng cơn, đối diện với tình trạng nhiễm trùng – nhiễm độc từ đường mật.
Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu

Đối với những bệnh nhân đã được chẩn đoán rối loạn lipid máu, nguyên tắc điều trị chung đó chính là kết hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc.
Thay đổi lối sống là phương pháp bắt buộc, duy trì suốt đời để ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch. Ngoài ra, bạn cũng nên đảm bảo sức khỏe tinh thần, luôn lạc quan và tránh căng thẳng trong cuộc sống. Đối với việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ đánh giá và phân loại dạng rối loạn lipid máu để lựa chọn kế hoạch phù hợp.
Điều trị cụ thể
Dựa trên hai nguyên tắc cơ bản, bệnh nhân rối loạn lipid máu có thể thực hiện các phương pháp cụ thể như:
Tăng cường vận động
Việc tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn giảm được nguy cơ béo phì mà còn khiến cho hệ tuần hoàn được lưu thông dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vận động cũng góp phần kiểm soát đường huyết và huyết áp, điều hòa mỡ máu giúp ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ về tim mạch.
Bạn hãy tạo cho mình một thói quen tập thể dục vừa sức từ 30 – 45 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng nhé!
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
- Khẩu phần ăn cần có sự cân bằng giữa các dưỡng chất cần thiết glucid – protein – lipid với tỷ lệ 5:2:3.
- Nên lựa chọn sử dụng những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các yếu tố vi lượng có trong rau củ quả như bông cải xanh, ớt chuông, bưởi, cam, chanh,…
- Tăng cường những thực phẩm giàu chất béo tốt như cá nước lạnh: cá hồi, cá mòi, cá thu,…và các loại hạt có dầu gồm hạt lanh, hạt điều, hạt hạnh nhân,…
- Bạn nên hạn chế rượu bia, thuốc lá và tuyệt đối tránh xa thực phẩm chứa nhiều đường tinh chế: bánh mì, trà sữa, ngũ cốc tinh chế,….
- Một số chất béo xấu mà người được chẩn đoán rối loạn lipid máu cần tránh xa bao gồm nội tạng động vật, sữa và các chế phẩm từ sữa, bơ thực vật,…
Sử dụng thuốc

Nếu các phương pháp tại nhà không đạt được mục tiêu điều trị như mong muốn sau 2 – 3 tháng, bạn cần phối hợp thêm một số nhóm thuốc theo chỉ định của bác sĩ:
Nhóm Statin: Có tác dụng kích thích tăng tổng hợp thụ thể LDL – C nên giảm được lượng Cholesterol xấu dư thừa trong máu. Ngoài ra, Statin còn có khả năng giảm quá trình viêm trong lòng mạch, thoái triển mảng xơ vữa một cách hiệu quả.
Khi sử dụng Statin, bạn có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như tăng men gan, tăng men cơ, cần thận trọng với người có cơ địa dị ứng, người già và người có bệnh lý về gan.
Nhóm Fibrates: Làm giảm Triglyceride đồng thời tăng HDL – C nhằm cân bằng nồng độ mỡ máu của bệnh nhân.
Một vài tác dụng phụ mà nhóm Fibrates mang đến bao gồm rối loạn tiêu hóa, giảm tác dụng của thuốc chống đông. Cần chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, người bị bệnh gan, bệnh thận.
Nhóm Niacin (Vitamin PP): Có tác dụng giảm Triglyceride thông qua 2 cơ chế: Ức chế phân hủy tổ chức mỡ và giảm tổng hợp Triglyceride tại gan. Bên cạnh đó, Niacin cũng được phối hợp cùng nhiều nhóm thuốc khác để làm tăng hiệu quả điều trị.
Tác dụng phụ của nhóm Niacin thường xuất hiện khi dùng liều cao, cơ địa người già, người có bệnh gan thận, bao gồm: Mặt đỏ phừng, ngứa da, phát ban, sỏi mật,…
Nhóm Omega – 3: Thường được chỉ định trong các trường hợp tăng Triglyceride, có tác dụng hạ mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
Omega – 3 có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…
Bổ sung thảo dược Fremo giúp kiểm soát chỉ số mỡ máu

Để hạn chế những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây, bạn nên cân nhắc lựa chọn bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu Fremo. Đây là thành quả của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam khi ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam.
Những thành phần thiên nhiên có trong Fremo đều đã được chứng minh về hoạt tính sinh học cao, có khả năng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%. Điều này vô cùng có ý nghĩa trong quá trình điều trị rối loạn lipid máu, giảm tỷ lệ xuất hiện các biến chứng tim mạch trầm trọng.
Không chỉ vậy, Fremo còn có tác dụng ức chế sinh tổng hợp và tăng thải trừ lipid, giảm tích lũy mỡ tại gan, ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa,… Đặc biệt, nhờ có các thảo dược lành tính nên bạn có thể dùng Fremo trong thời gian dài mà không xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Lời kết
Trên đây là tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lipid máu giúp bạn phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ hay các yếu tố nguy cơ, bạn nên thăm khám định kỳ và chủ động xét nghiệm mỡ máu thường xuyên để dự phòng những căn bệnh về tim mạch một cách kịp thời, hiệu quả.
Tham khảo thêm tại:
https://vncdc.gov.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nd14588.html
http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/roi-loan-lipid-mau/20170706111748643