Trong việc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ, chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng quyết định rất lớn đến kết quả. Người bệnh cần biết và nắm được kiến thức cơ bản về chế độ ăn uống cân bằng, dùng chính thực phẩm ăn uống hằng ngày để điều trị và chăm sóc tốt cho lá gan của mình.
Mục lục
Chế độ ăn uống giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
Khi gan bị tổn thương, chức năng chuyển hóa của gan giảm sút, những phản ứng tổng hợp nên protein của cơ thể từ các axit amin mà chúng ta đưa vào cơ thể, thông qua các thực phẩm ăn hàng ngày cũng sẽ bị chậm lại, thậm chí dừng hẳn.
Khi các phản ứng tổng hợp protein chậm lại hoặc dừng hẳn sẽ dẫn đến tình trạng nguồn nguyên liệu tổng hợp nên protein là các axit amin sẽ tích tụ lại trong cơ thể, mà nguyên tắc là cơ thể không cho phép các nguyên liệu tích tụ trong nó, cơ thể lúc này sẽ cho rằng nguyên liệu đang bị dư thừa nên đã chuyển hóa các axit amin tích tụ này thành chất béo và dự trữ lại. Ngoài ra, các axit béo và glycerin lại chuyển hóa thành mỡ nhờ gan, vì vậy mà gan bị nhiễm mỡ.
Tháp Dinh dưỡng hợp lý cho người trưởng thành – Mức tiêu thụ trung bình cho một người trong một ngày
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên bổ sung các chất gì?
Bên cạnh chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần đặc biệt lưu ý lưu ý nhiều hơn đến các yếu tố sau:
Nhiệt lượng (Calories)
Đầu tiên người bệnh gan nhiễm mỡ cần phải bố sung đủ nhiệt lượng cho cơ thể. Calories (được nói ngắn gọn là calo) là đơn vị để tính hàm lượng năng lượng trong các loại thức ăn được đưa vào cơ thể. Tất cả các loại thức ăn (trừ nước lọc) đều chứa 1 lượng calo nhất định tùy thuộc vào 3 chất đó là:
- 1g Tinh bột (carb) = 4 calo
- 1g Đạm (protein) = 4 calo
- 1g Chất béo (fat) = 9 calo
Chất béo
Chất béo là kho dự trữ năng lượng của cơ thể. Khi chức năng chuyển hóa chất béo của gan bị giảm sút, cơ thể sử dụng chất béo gặp khó khăn, nên chất béo bị tích lại trong các tế bào gan, trong khi các cơ quan khác trong cơ thể lại gặp tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Thường thì mọi người hay lựa chọn cách giảm mỡ cho gan bằng nhịn ăn hay ăn ít đi để giảm chất béo. Việc nhịn ăn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, vì gan nhiễm mỡ do mất cân bằng dinh dưỡng gây cho các chức năng của gan bị giảm sút, trong cơ thể bị thiếu hụt loại dinh dưỡng nào đó, nếu ăn ít hoặc nhịn ăn thì càng làm cho mức độ thiếu hụt dinh dưỡng trở nên nghiêm trọng, gan lại càng bị rối loạn chức năng.
Người chọn phương pháp nhịn ăn vừa bị lạnh vừa bị đói, hoa mày chóng mặt, cơ thể bị suy nhược, sắc mặt tái nhợt, rụng tóc, giảm trí nhớ, nghiêm trọng hơn có thể gây chứng ngủ li bì, chán ăn, hoang tưởng… Vì vậy, không phải cứ bị gan nhiễm mỡ là kiêng tuyệt đối chất béo hay nhịn ăn giảm cân.
Chất sterol và các axit béo thiết yếu có trong dầu thực vật có tác dụng hạ lipid tốt, có thể ngăn ngừa hoặc loại bỏ tình trạng gan nhiễm mỡ và có lợi cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Chất đạm (Protein)
Gan cần một số lượng lớn protein, một mặt để duy trì chức năng hoạt động của các tế bào, mặt khác gan là nơi diễn ra rất nhiều các trao đổi chất nên cần số lượng lớn các enzyme, bản thân các enzyme này chính là protein.
Bạn nên chọn bổ sung loại đạm có chất lượng tốt, tỷ lệ hấp thu ở ruột và tỷ lệ cơ thể sử dụng được cao. Các tỷ lệ axit amin trong chất đạm càng gần giống với tỷ lệ thật của cơ thể thì đó được xem là đạm tốt.
Các nguồn thực phẩm giàu protein tốt như: thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ. Chất béo và calo dư thừa có thể giảm bằng cách loại bỏ các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu.
Chất đường
Tại đường ruột, tinh bột trong thực phẩm sẽ được tiêu hóa chuyển thành đường glucose để cơ thể hấp thu, sau khi đi vào cơ thể, đường glucose sẽ được tống hợp thành glycogen tại gan và các cơ bắp. Glycogen trong cơ bắp sẽ giúp tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động, còn glycogen trong gan giúp ổn định đường trong máu.
Khi gan bị nhiễm mỡ, chức năng chuyển hoá đường ở gan bị giảm sút thì sẽ ảnh hưởng đến đường huyết. Đường huyết là nguồn cung cấp năng lượng cho não, hồng cầu và tủy xương. Đường huyết thấp, não của bạn sẽ không đủ năng lượng để hoạt động, bạn sẽ dễ bị hoa mắt chóng mặt, thậm chí ngất xỉu. Đường huyết cao, các tế bào trong cơ thể bị đẩy đến tình trạng thẩm thấu cao độ, rất nhiều phản xạ của tế bào không phản ứng kịp khiến nhiều bệnh lý khác phát sinh.
Chất xơ, Vitamin và khoáng chất
Chất xơ, khoáng chất và vitamin giúp cho việc tiêu hóa cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất. Ngoài ra còn có tác dụng điều chỉnh lipid máu và lượng đường trong máu ở mức phù hợp và ổn định.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì?
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên hạn chế ăn gì?
1. Thực phẩm nhiều muối
Dùng thực phẩm có chứa quá nhiều muối sẽ làm cơ thể bạn giữ nước, gây béo phì và dẫn đến các bệnh về gan. Ngoài ra, thói quen ăn mặn, cụ thể là quá 10 – 15g muối/ngày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào thải các chất cặn bã dư thừa và độc tố ra ngoài cơ thể, dần dần sẽ làm cho chức năng gan suy giảm. Vì vậy bạn chỉ nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày.
2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đặc điểm của thức ăn chiên, xào là có chứa nhiều dẫu mỡ, nhất là mỡ động vật, chất béo chuyển hóa sẽ khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa chất béo. Quá nhiều chất béo tích tụ không được xử lý hết cũng khiến cho gan bị tổn thương, lâu dần gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn đồ chiên, xào nhiều béo cũng dễ gây thừa cân, béo phì, tiểu đường,… là những yếu tố nguy cơ cao gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
3. Thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế
Fructose nhân tạo là loại đường có nhiều trong các loại đồ uống nước ngọt, nước hoa quả đóng chai, các loại thực phẩm chế biến sẵn… khiến người bệnh hấp thu lượng đường gấp 10 – 30 lần so với trái cây ngọt tự nhiên. Gan phải trực tiếp chuyển hóa liên tục dẫn tới tổn thương gan, suy giảm chức năng. Bên cạnh đó, đường fructose còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và bệnh tiểu đường, đây chính là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm chứa carbonhydrate giúp cơ thể phát triển, duy trì khả năng hoạt động và hệ miễn dịch. Như ở trên chúng tôi có viết, nếu bạn bị gan nhiễm mỡ nên hạn tiêu thụ lượng carbonhydrate vào cơ thể. Quá nhiều carbonhydrate khiến gan hoạt động sai cách, gây tăng đường huyết, tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.
4. Thịt đỏ
Thịt chứa chất béo bão hòa, đặc biệt là thịt đỏ, là nguyên nhân gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Ngoài ra, thịt chế biến, đã được xử lý để kéo dài thời hạn sử dụng sẽ gây hại cho gan, gây suy giảm chức năng gan nếu dùng lâu dài.
5. Rượu, bia
Rượu gây tổn thương gan thông qua quá trình chuyển hóa tại gan. Hậu quả quan trọng nhất là ức chế quá trình chuyển hóa acid béo, đồng thời hoạt hóa các enzym để tạo thành Triglyceride (chất béo trung tính) và tích lũy lại trong tế bào gan. Chứng gan nhiễm mỡ sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Ngoài ra, acetaldehyde là sản phẩm chuyển hóa của rượu có tính độc đối với tế bào, vì nó có khả năng gắn chặt với các protein cũng như với ADN. Chính vì khả năng này mà nó làm tổn thương chức năng của tế bào gan. Tương tự, màng của ty thể cũng bị biến đổi dẫn đến hậu quả là chết tế bào gan.
Chưa kể các thành phần của tế bào gan cũng biến đổi nhiều đến mức bị hệ thống miễn dịch nhận dạng như là những kháng nguyên lạ và tấn công chúng. Phản ứng này gây tổn thương cho tế bào gan thông qua kháng thể.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Bệnh gan nhiễm mỡ nên uống nước gì?
Bổ sung thảo dược ngăn ngừa, hỗ trợ cải thiện gan nhiễm mỡ
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu, mỡ gan an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng gan nhiễm mỡ
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Điều chỉnh chế độ ăn uống là một trong những phương pháp được ưu tiên hàng đầu với bệnh gan nhiễm mỡ, tuy nhiên bạn cần duy trì thường xuyên và lâu dài thì phương pháp này mới có hiệu quả, không thể mong có kết quả trong vài ngày. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên bổ sung thảo dược ngăn ngừa mỡ gan để đạt kết quả điều trị tốt nhất.
Theo Fremo.vn