Chỉ số mỡ máu là một thang đo giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt, với ai có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, mỡ máu cao, chỉ số mỡ máu luôn là ưu tiên quan tâm hàng đầu. Vậy chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm? nguy hiểm phải làm sao?
Mục lục
Chỉ số mỡ máu là gì?
Một bộ xét nghiệm mỡ máu tiêu chuẩn bao gồm 4 chỉ số: TC (Cholesterol toàn phần), LDL-Cholesterol (Cholesterol tỉ trọng thấp), HDL-Cholesterol (Cholesterol tỉ trọng cao) và Triglyceride (TG)
Giải thích ý nghĩa từng chỉ số được trình bày dưới đây.
1. Cholesterol toàn phần
Cholesterol là thành phần mỡ máu cơ bản, chúng có trong máu và các tế bào trong cơ thể. Cholesterol có vai trò quan trọng và tham gia vào nhiều quá trình tổng hợp hormone tuyến thượng thận, hormone tuyến sinh dục, vitamin D,…
Cholesterol được cung cấp từ hai nguồn chính, thứ nhất do gan sản xuất (chiếm 80%) còn được gọi là cholesterol ngoại sinh; thứ hai đến từ nguồn thực phẩm bạn tiêu thụ, chiếm khoảng 20%, còn được gọi là cholesterol ngoại sinh.
Cholesterol toàn phần bao gồm tất cả HDL-C, LDL-C, VLDL (lipoprotein tỉ trọng cực kỳ thấp, thông thường chỉ chiếm khoảng 0.2 TC, không nằm trong bộ mỡ máu tiêu chuẩn).
Chỉ số TC mặc dù vẫn có trong bộ mỡ máu tiêu chuẩn, tuy nhiên, hiện nay chỉ số LDL thường được quan tâm nhiều hơn và là cơ sở chính để đánh giá nguy cơ tim mạch và định hướng điều trị cho bệnh nhân.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cholesterol toàn phần là gì? Ý nghĩa!
2. LDL-Cholesterol
LDL-Cholesterol còn được gọi là cholesterol xấu. LDL-C được cấu tạo bởi lớp ngoài là các lipoprotein và lõi trong là cholesterol. Sở dĩ, LDL-C được gọi là cholesterol xấu bởi chúng khi tăng sinh số lượng lớn, tích tụ và bám lại trên các thành động mạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch vành và đột quỵ.
Tăng LDL-C có thể đến từ các nguyên nhân: di truyền, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học, ảnh hưởng bởi các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường,..
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chỉ số LDL Cholesterol cao có nguy hiểm?
3. HDL-Cholesterol
HDL-Cholesterol còn được gọi là cholesterol tốt. Loại này chiếm khoảng 25 – 30% tổng số cholesterol. Sở dĩ, được gọi là cholesterol tốt bởi HDL-C có khả năng giúp loại bỏ, đem cholesterol xấu về gan đào thải. HDL-C còn giúp bảo vệ thành mạch, làm sạch mạch máu, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, xơ vữa động mạch.
☛ Tham khảo thêm: Làm thế nào để tăng HDL tốt?
4. Triglyceride
Triglyceride hay còn được gọi là chất béo trung tính, chúng tồn tại chủ yếu trong các tổ chức mỡ dưới da. Triglyceride tăng với số lượng lớn sẽ dư thừa và bám vào các thành mạch, tạo thành các mảng bám, gây cản trở dòng máu, thu hẹp lòng mạch. Chỉ số triglyceride tăng cao sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển các bệnh lý tim mạch, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch,…
Triglyceride tăng cao thường đến từ tình trạng béo phì, lười vận động, nghiện rượu, hút thuốc lá,… Bệnh nhân có chỉ số triglyceride cao thường có chỉ số cholesterol toàn phần cao.
☛ Tìm hiểu: Triglyceride là gì?
Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là nguy hiểm?
Dưới đây là bảng phân loại chỉ số mỡ máu bình thường/cao tiêu chuẩn và bảng phân tầng đánh giá mức độ an toàn/cảnh báo nguy hiểm.
Bảng 1. Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là cao?
Chỉ số |
Bình thường |
Cao |
1/ Cholesterol toàn phần |
<200mg/dL (5,1 mmol/L) |
>240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
2/ LDL-c |
<100 mg/dL (2,6 mmol/L) ) |
≥ 160 mg/dL (≥ 4,1 mmol/L) |
3/ Triglyceride |
<150 mg/dL (1,7 mmol/L) |
≥ 200 mg/dL (>2,2 mmol/L) |
4/HDL-c |
>60 mg/dL (1,5mmol/L) |
Nam <40mg/dL(1 mmol/L) Nữ<50mg/dL (1,3mmol/L) |
Bảng 2. Phân tầng và đánh giá mức độ nguy hiểm của chỉ số mỡ máu
Cholesterol toàn phần |
Giải thích |
< 200 mg/dL (5,1 mmol/L) | Hàm lượng an toàn, giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. |
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) | Thuộc ngưỡng ranh giới, cần hết sức lưu ý. |
≥ 240 mg/dL (6,2 mmol/L) | (*) Nguy hiểm
Mức cảnh báo nguy hiểm. Bạn đã bị tăng cholesterol máu, có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao. |
HDL Cholesterol (tốt) | |
< 40 mg/dL (1,0 mmol/L) (nam giới)
< 50 mg/dL (1,3 mmol/L) (nữ giới) |
(*)Nguy hiểm
Hàm lượng HDL-C thấp cảnh báo nguy cơ cao mắc các bệnh lý tim mạch. |
> 60 mg/dL (1,5 mmol/L) | Hàm lượng HDL cao, ngăn ngừa bệnh mỡ máu cao, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch tốt. |
LDL Cholesterol (xấu) |
|
< 100 mg/dL (< 2,6 mmol/L) | Rất tốt |
100 – 129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L) | Tốt |
130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L) | Tăng giới hạn |
160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L) | (*) Nguy hiểm |
≥ 190 mg/dL (4,9 mmol/L) | (*) Cực kỳ nguy hiểm |
Triglyceride |
|
< 150 mg/dL (1,7 mmol/L) | Bình thường |
150–199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L) | Tăng giới hạn |
200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L) | (*) Nguy hiểm |
≥ 500 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L) | (*) Cực kỳ nguy hiểm |
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Biến chứng nguy hiểm từ mỡ máu cao!
Yếu tố khiến chỉ số mỡ máu ở mức nguy hiểm!
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số mỡ máu, có thể chia chúng thành 2 nhóm cơ bản, bao gồm:
1. Nhóm yếu tố không thể thay đổi
Bao gồm các yếu tố:
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có các chỉ số mỡ máu ở ngưỡng cao hơn bình thường, do lão hóa, chức năng của các cơ quan suy giảm làm cản trở việc điều tiết mỡ máu.
- Di truyền: Mỡ máu cao có mang tính di truyền.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cholesterol cao nhiều hơn nữ giới.
2. Nhóm yếu tố có thể thay đổi
- Chế độ ăn: Thay thế thực phẩm có chất béo xấu (chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa) có nhiều trong nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn bởi thực phẩm có chất béo tốt (chất béo không bão hòa) có nhiều trong cá béo (cá thu, cá hồi, cá trích,…), quả hạch, dầu oliu,… Bên cạnh đó tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh và trái cây tự nhiên.
- Uống: Cai rượu. Lựa chọn các loại thức uống lành mạnh, hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu hiệu quả, lành tính: nước lọc, trà xanh, trà bụp giấm, trà giảo cổ lam, trà xạ đen,…
- Thói quen sinh hoạt: Làm việc, nghỉ ngơi khoa học. Hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài.
- Thói quen vận động: Có kế hoạch tập thể dục thể thao thường xuyên, mỗi ngày dành ít nhất khoảng 30 phút để tham gia vận động, thực hiện bài tập thể dục hoặc bộ môn thể thao mình yêu thích.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Nguyên nhân nào dẫn đến máu nhiễm mỡ?
Đưa chỉ số mỡ máu mức nguy hiểm về ngưỡng an toàn bằng cách nào?
Khi bạn xét nghiệm mỡ máu và cho kết quả chỉ số mỡ máu ở mức nguy hiểm, thông thường bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt và có thể kê đơn thuốc có các loại thuốc hạ mỡ máu.
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chỉ số mỡ máu, bạn cần chú ý và cân bằng ba nhóm dinh dưỡng chính gồm tinh bột : chất béo : chất đạm theo tỉ lệ tương ứng là 13:4:3. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý:
- Bổ sung vitamin, khoáng chất có trong rau lá màu xanh đậm (bông cải xanh, rau bina,…), cà rốt, ớt chuông, trái cây tươi (bơ, nho, cam, dưa hấu,…)
- Cung cấp đạm thực vật thay thế cho đạm động vật từ đậu nành, đậu lăng, đậu đũa,…
- Lựa chọn nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo tốt (omega 3, omega 6) có trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, hạt óc chó, hạt lanh, dầu oliu,…
- Hạn chế tiêu thụ các chất béo xấu có trong thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán lại nhiều lần, mỡ và nội tạng động vật,…
- Tránh các loại nước ngọt đóng chai, thực phẩm có chứa chất tạo ngọt nhân tạo.
☛ Tham khảo thêm: 11 thực phẩm chứa Cholesterol tốt cho sức khỏe
Tăng cường vận động mỗi ngày
Tập thể dục không chỉ giúp bạn có được vóc dáng cân đối mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì, bảo vệ sức khỏe và làm tăng chỉ số HDL-Cholesterol, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày thể tham gia vào các hoạt động thể chất: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội, đánh cầu,…
Thay đổi những thói quen xấu
Những thói quen xấu trực tiếp ảnh hưởng đến nồng độ mỡ máu và làm tăng nguy cơ khiến chỉ số mỡ máu đạt ngưỡng nguy hiểm. Cần phải loại bỏ chúng sớm:
- Lười vận động
- Hút thuốc lá
- Nghiện rượu
- Suy nghĩ tiêu cực
- Thức khuya
Sử dụng thuốc Tây
Nếu chỉ số mỡ máu của bạn đang ở mức nguy hiểm, bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc hạ mỡ máu:
- Statin: Đây là loại thuốc hạ mỡ máu phổ biến nhất, thường xuất hiện trong đơn thuốc điều trị mỡ máu cao. Statin có tác dụng làm giảm lượng LDL-C đồng thời làm tăng hàm lượng HDL-C, hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn khá hiệu quả. Tuy nhiên, giống như nhiều loại thuốc tây khác, statin cũng đi kèm tác dụng phụ ngoài ý muốn như: suy gan, suy thận,…
- Fibrate: Tác dụng hạ mỡ máu dựa trên cơ chế ức chế quá trình sinh tổng hợp triglyceride tại gan, làm giảm lượng LDL-c, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Tác dụng phụ của loại thuốc này là: rối loạn đông máu, tăng men gan, nhược cơ,…
- Niacin: còn được gọi là vitamin PP, vitamin này tan trong nước và có khả năng ức chế cholesterol xấu. Tương tự như statin và fibrate, niacin khi sử dụng có cũng có kèm theo tác dụng phụ: mẩn ngứa, loét dạ dày, bệnh tiểu đường,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Máu nhiễm mỡ uống thuốc gì?
Sử dụng FREMO hỗ trợ cải thiện chỉ số mỡ máu
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY