Bạn đã từng nghe đến chỉ số triglyceride nhưng không biết nó có ý nghĩa gì với sức khỏe? Bài viết này sẽ giải đáp cho thắc mắc đó của bạn và còn chia sẻ thêm cách điều trị khi chỉ số triglyceride tăng cao trong máu. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Chỉ số Triglyceride là gì?
Triglyceride là một dạng chất béo trung tính có trong cơ thể và là thành phần chính trong mỡ động vật và dầu thực vật. Một trong những cách giúp bạn kiểm soát lượng chất béo trong cơ thể chính là xét nghiệm chỉ số mỡ máu Triglyceride. Vậy chỉ số triglyceride là gì?

Chỉ số Triglyceride là chỉ số giúp đánh giá nồng độ Triglyceride trong máu. Đây là một trong 4 chỉ số quan trọng trong bộ xét nghiệm mỡ máu gồm: Cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, HDL-Cholesterol và Triglyceride.
Chỉ số này nếu quá cao so với bình thường là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng sức khỏe của bạn. Bạn có thể gặp nhiều bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, gan nhiễm mỡ… Chính vì vậy, bạn nên làm xét nghiệm chỉ số mỡ máu định kỳ để kịp thời phát hiện, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Xét nghiệm chỉ số Triglyceride gồm những gì?
Để kiểm tra chỉ số triglyceride, bạn cần làm xét nghiệm lipid máu (lipid profile). Xét nghiệm triglyceride thường được thực hiện cùng với 3 chỉ số khác để chẩn đoán chính xác bệnh:
- Xét nghiệm Triglyceride: Chỉ số triglyceride toàn phần ở mức bình thường sẽ có giá trị < 2,3 mmol/l. Nếu lớn hơn mức này được gọi là mỡ máu cao.
- Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần: Nồng độ Cholesterol trong cơ thể mức cho phép là 4 – 5 mmol/l. Nếu lớn hơn mức tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc bạn đã bị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch.
- Xét nghiệm LDL-cholesterol (LDL-c, Cholesterol xấu): Chỉ số LDL-c ở mức bình thường có giá trị < 3,3 mmol/l. Chỉ số càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ mạch máu bị hẹp và tắc, thậm chí là vỡ đột ngột gây nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não càng tăng.
- Xét nghiệm HDL-cholesterol (HDL-c, Cholesterol tốt): Chỉ số HDL-c cho phép là ở mức >1.3mmol/l. Xét nghiệm này thường được chỉ định đối với trường hợp xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi,…
Ngoài ra, bạn còn được làm thêm các xét nghiệm bổ sung để xác định xem có nguyên nhân do yếu tố di truyền hay không. Một số kiểm tra khác cũng được tiến hành song song để kiểm tra các triệu chứng về da, gan, lách, mắt…

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với người trưởng thành có sức khỏe ổn định, việc xét nghiệm chỉ số triglyceride định kỳ là vô cùng cần thiết và nên thực hiện ít nhất 4-5 năm/lần. Việc xét nghiệm sẽ giúp đánh giá được nguy cơ các bệnh tim mạch.
Còn đối với các trường hợp nguy cơ cao như nghiện rượu, béo phì, nghiện thuốc lá, huyết áp cao, người cao tuổi,… Xét nghiệm triglyceride cần được thực hiện với tần suất nhiều hơn, trung bình 2-3 năm/ lần.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xét nghiệm Triglyceride máu là gì? Khi nào cần thực hiện?
Ý nghĩa của chỉ số Triglyceride trong xét nghiệm máu
Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu có ý nghĩa quan trọng để chẩn đoán và phát hiện sớm một số bệnh lý nguy hiểm. Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chỉ số triglyceride được đánh giá theo 4 mức độ sau:
- Mức bình thường: < 150mg/dl ( tương đương <1,7mmol/L).
- Mức ranh giới cao: 150-199mg/dl ( tương đương 1,8-2,2mmol/L).
- Mức cao: 200-499 mg/dL ( tương đương 2,3-5,6 mmol/L).
- Mức rất cao (cấp báo): > 500mg/dL ( tương đương >5,7 mmol/L).

Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ tham chiếu với các giá trị chuẩn và tình trạng cơ thể bệnh nhân để xác định chỉ số triglyceride trong máu cao hay thấp. Từ đó đưa ra những lời khuyên hay phác đồ điều trị phù hợp.
Nếu chỉ số Triglyceride thấp hơn mức bình thường thì sẽ không gây ảnh hưởng gì quá xấu đến sức khoẻ. Vì ngoài dạng chất béo này, trong cơ thể còn rất nhiều dạng chất béo khác đủ để đảm bảo hoạt động sống cho cơ thể. Dù vậy, bạn không nên để chỉ số triglyceride quá thấp và nên bổ sung cho cơ thể những chất béo tốt từ bữa ăn hàng ngày.
Còn trong trường hợp chỉ số mỡ máu triglyceride lớn hơn 150 mg/dl là dấu hiệu cảnh báo dấu hiệu bất thường cho cơ thể. Bạn có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, viêm tuỵ, xơ vữa động mạch, đột quỵ, rối loạn lipid máu, đái tháo đường type 2…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triglyceride là gì? Triglyceride máu cao có nguy hiểm không?
Nguyên nhân khiến Triglyceride tăng cao
Hiện nay, tình trạng gia tăng nồng độ triglyceride đang ngày càng phổ biến, dễ dàng bắt gặp ở mọi đối tượng khác nhau từ già đến trẻ, ở cả nam lẫn nữ. Một số nguyên nhân từ thói quen, lối sống hàng ngày dẫn đến tình trạng trên đó là:
- Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo: Các thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, bánh kẹo ngọt…có lượng calo rất cao và chứa nhiều chất béo chuyển hóa, có thể khiến bạn tăng cân, tích trữ nhiều chất béo hơn.
- Ít hoạt động thể chất: Vận động thường xuyên giúp quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn. Ngược bạn, khi bạn hạn chế vận động sẽ khiến cho việc lưu thông máu và tiêu thụ đồ ăn cũng bị hạn chế theo. Lượng mỡ dư thừa không được sử dụng sẽ tích tụ và gia tăng nồng độ triglyceride.
- Hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều độc tố, chất ức chế, làm giảm nồng độ Cholesterol “tốt” và làm tăng Triglyceride cùng nồng độ Cholesterol “xấu” gây ra mảng tích tụ ở mạch máu dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
- Uống quá nhiều rượu: Khi người bệnh uống nhiều rượu sẽ kích thích gan sản xuất thêm acid béo, đồng thời tăng tiêu thụ carbohydrate từ đó làm tăng triglyceride trong máu.

Không chỉ vậy còn một số nguyên nhân triglyceride tăng cao còn đến từ tình trạng bệnh lý, sức khoẻ như:
- Ảnh hưởng di truyền: Tăng triglyceride máu có thể xảy ra do di truyền. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc để giảm chỉ số Triglyceride vì bạn không thể kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.
- Ảnh hưởng tuổi tác: Càng lớn tuổi thì các chức năng trong cơ thể dần bị thoái hoá khiến khả năng hấp thu, chuyển hóa các chất béo càng kém, khiến lượng triglyceride tồn đọng nhiều.
- Thừa cân hoặc béo phì: Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra khoảng 60-70% người bị béo phì có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lipid máu – đồng nghĩa với việc nồng độ triglyceride cao.
- Suy giáp, tiểu đường và hội chứng chuyển hóa: Người có bệnh lý trên thường ảnh hưởng đến việc tích luỹ và chuyển hoá chất béo, có mức chỉ số triglyceride cao hơn bình thường.
- Dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc lợi tiểu thiazid, estrogen, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế protease, thuốc ức chế miễn dịch, một số thuốc chống loạn thần… làm tăng triglyceride máu.
Chỉ số Triglyceride cao có nguy hiểm không?
Chỉ số triglyceride cao là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Nếu không chữa trị ngay có thể đe dọa đến tính mạng và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Một số biến chứng thường gặp nếu chỉ số triglyceride cao kéo dài đó là:
- Đột quỵ: Khi triglyceride cao trong máu chúng sẽ bám vào các thành mạch tạo nên các mảng xơ vữa trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Từ đó khiến động mạch bị hẹp dần, cản trở việc vận chuyển oxy, nguy cơ gây đột quỵ rất cao hoặc các cơn đau tim đến bất ngờ.
- Ảnh hưởng đến gan: Cơ quan chịu ảnh hưởng lớn nhất khi lượng triglyceride tăng cao đó chính là gan. Bởi nồng độ triglyceride khi không được kiểm soát sẽ giải phóng sinh ra các acid béo, tích tụ chiếm chỗ trong gan gây ra các bệnh gan mãn tính như gan nhiễm mỡ, sẹo gan, thậm chí suy gan, ung thư gan.

- Viêm tuỵ cấp: Chỉ số triglyceride vượt ngưỡng cho phép có thể gây ra một số biến chứng như viêm tụy. Tuyến tụy là một cơ quan quan trọng giúp sản xuất dịch tiêu hóa cần thiết để hấp thụ thức ăn. Biểu hiện lâm sàng của viêm tuỵ là đau bụng dữ dội, nôn mửa và sốt. Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa tính mạng.
- Suy giảm trí nhớ: Chỉ số triglyceride cao là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra mất trí nhớ. Bởi triglyceride cao có thể làm tắc nghẽn, hỏng các mạch máu bên trong não và góp phần tích tụ một loại protein độc hại gọi là Amyloid gây ảnh hưởng thần kinh.
☛ Tham khảo thêm tại: Tăng triglyceride máu đơn thuần là gì?
Điều trị Triglyceride tăng cao như thế nào?
Nồng độ chỉ số triglyceride cao có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế bạn cần biết cách kiểm soát chỉ số này đúng cách thông qua việc điều chỉnh lối sống và sử dụng thuốc.
Xây dựng lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh, khoa học có ý nghĩa tích cực trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh, bao gồm việc kiểm soát chỉ số Triglyceride của bạn. Hãy lưu ý những điều dưới đây:
✅ Tăng cường vận động: Mỗi ngày dành ra 30 phút để tập thể dục thể thao như đi bộ, chạy bộ hoặc tập yoga… Tốt hơn nữa là kết hợp vận động nhẹ trong thời gian bạn làm việc, thời gian rảnh, không nên ngồi một chỗ quá lâu.
✅ Tránh thức ăn nhiều giàu mỡ, đường và carbohydrate tinh chế, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
✅ Giảm cân bằng kiểm soát lượng calo bổ sung vào cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần phải lựa chọn phương pháp giảm cân an toàn.
✅ Hạn chế uống rượu, hút thuốc lá. Thay thế rượu bằng các loại thức uống tốt nhiều dinh dưỡng hơn như nước lọc, sinh tố hoa quả…
✅ Hạn chế ăn uống sau 8 giờ tối.
✅ Không nên thức khuya, ngủ đúng và đủ giấc. Tránh căng thẳng, áp lực bằng cách xem những chương trình giải trí hoặc làm bất kỳ việc gì bạn yêu thích để giải tỏa áp lực.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triglyceride cao nên ăn gì, kiêng gì để giảm?
Sử dụng thuốc đúng cách
Nếu việc thay đổi lối sống lành mạnh không đủ để giúp bạn kiểm soát chỉ số triglyceride cao, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc làm giảm mỡ máu sau đây:
👉 Fibrates: bao gồm fenofibrate và gemfibrozil, có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp triglycerid ở gan, làm giảm LDL-cholesterol , giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Nếu bạn bị bệnh thận hoặc gan thì không nên sử dụng loại thuốc này.
👉 Các acid béo omega-3 (EPA, DHA): là các thành phần chứa trong dầu cá có thể giúp giảm mức chỉ số triglyceride. Tuy nhiên, dầu cá sử dụng với hàm lượng cao có thể gây cản trở quá trình đông máu, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi có ý định sử dụng.
👉 Niacin (hay còn gọi là axit nicotinic): Thuốc có thể làm giảm chỉ số triglyceride và LDL-cholesterol. Tuy nhiên, Niacin có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây ra tác dụng phụ đáng kể, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hãy sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Đặc biệt, bạn không nên tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Triglyceride tăng cao uống thuốc gì hiệu quả?
Bổ sung FREMO – giải pháp giúp bạn kiểm soát chỉ số Triglyceride
Xuất phát từ mong muốn tìm ra giải pháp giúp ổn định mỡ máu, kiểm soát chỉ số triglyceride an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 loại dược liệu: Xạ đen, Bụp giấm, Giảo cổ lam.

Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên được phát triển thành sản phẩm FREMO cho tác dụng giảm 41,63% Triglyceride, 41,37% Cholesterol toàn phần và 27,77% LDL-cholesterol đồng thời làm tăng HDL-cholesterol lên đến 9.87%. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
FREMO có tác dụng giảm mỡ máu, đào thải mỡ thừa, hỗ trợ gan, có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Sản phẩm đang nhận được nhiều phản hồi tích cực của người bệnh và cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về chỉ số triglyceride. Đừng quên thực hiện lối sống lành mạnh và đi xét nghiệm mỡ máu định kỳ để phát hiện kịp thời những bệnh lý có thể mắc phải nhé.
Tài liệu tham khảo
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/in-depth/triglycerides/art-20048186