Thống kê cho thấy khoảng 29% người trưởng thành ở Việt Nam có chỉ số cholesterol cao. Thói quen ăn uống ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng bệnh. Vậy người có cholesterol cao nên ăn gì? kiêng gì?
Mục lục
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một loại chất béo không tan trong nước, muốn di chuyển được cần kết hợp với apoprotein để tạo thành Lipoprotein. 2 thành phần chính của Lipoprotein là: Lipoprotein tỉ trọng thấp (Low Density Lipoprotein Cholesterol – LDLc)) và Lipoprotein tỉ trọng cao (High Density Lipoprotein Cholesterol – HDLc)
LDL – Cholesterol (loại xấu)
LDL – cholesterol được coi là thành phần mỡ xấu, khi nồng độ LDL-c trong máu tăng cao sẽ tích tụ tại thành mạch máu (nguy hiểm nhất là vùng tim và não), tạo nên các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa khi không được kiểm soát sẽ làm hẹp mạch máu, cản trở dòng máu di chuyển, thậm chí có thể vỡ đột ngột làm tắc cấp mạch máu dẫn đến các tình trạng cấp cứu như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…
Tăng LDL – cholesterol có thể đến từ yếu tố di truyền, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không khoa học (thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều các thực phẩm có chất béo chuyển hóa, hút thuốc, nghiện bia rượu,…) hoặc do hệ quả của các bệnh lý khác như tăng huyết áp, tiểu đường,…
HDL – Cholesterol (loại tốt)
HDL cholesterol được coi là thành phần lipid tốt, chiếm khoảng 25 -30% tổng số cholesterol. HDL-c vân chuyển cholesterol từ máu về gan và làm giảm lượng cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa. Do đó, hạn chế được các nguy cơ xơ vữa động mạch cũng như các biến cố tim mạch trầm trọng khác. Những đối tượng có hàm lượng HDL thấp thường là người béo phì, nghiện thuốc lá, lười vận động,…
Cholesterol trong máu thực chất là cần thiết đối với cơ thể, nó tham gia vào quá trình sản xuất hormone và các tế bào, mô, chuyển hóa chất béo trong thức ăn. Bất kỳ ai cũng cần duy trì lượng cholesterol trong máu ở mức cho phép. Hàm lượng cholesterol khi không được kiểm soát dẫn tới tình trạng rối loạn lipid máu, gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm cho sức khỏe.
Cholesterol bao nhiêu là cao?
Khi lượng cholesterol trong máu của tăng cao cũng là lúc sức khỏe của bạn có nguy cơ gặp phải những tình trạng bệnh lý nguy hiểm. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe, làm các xét nghiệm chỉ số mỡ máu là cần thiết.
Chỉ số |
Nồng độ |
1/ Cholesterol toàn phần |
>240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
2/ LDL-c |
≥ 160 mg/dL (≥ 4,1 mmol/L) |
3/ HDL-c |
Nam <40mg/dL(1 mmol/L) Nữ<50mg/dL (1,3mmol/L) |
▶️Tìm hiểu chi tiết: Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?
Mối liên hệ giữ cholesterol – mỡ máu – thực phẩm
Cholesterol là một chất béo dạng sáp, mềm có mặt trong hầu hết các tế bào cơ thể. Chúng là thành phần quan trọng của mỡ máu, tham gia vào nhiều hoạt động như sản xuất hormone trong cơ thể, hoạt động của các tế bào sợi thần kinh.
Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất từ gan, 25% còn lại đến từ chế độ ăn hàng ngày của bạn. Mặc dù tỉ lệ không quá cao, nhưng chính nguồn thực phẩm và lượng tiêu thụ cũng tham gia vào quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng cholesterol của bạn.
Trường hợp lượng axit béo tự do dư thừa được hấp thụ tại gan không được chuyển hóa thành cholesterol sẽ trở thành triglyceride. Tại gan, triglyceride sẽ kết hợp với các apoprotein (do gan sản xuất) theo ra ngoài dưới dạng các LDL-c.
Những người có nồng độ cholesterol cao thường có thói quen ăn uống và chế độ sinh hoạt không lành mạnh. Họ thường xuyên tiêu thụ thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo chuyển hóa,… cùng với thói quen hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, lười vận động, căng thẳng áp lực thường xuyên,…
Mặc dù lượng cholesterol từ thực phẩm không trực tiếp ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol toàn phần nhưng chúng lại tạo ra sự chênh lệch giữa cholesterol tốt và cholesterol xấu. Do đó, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn hàng ngày của mình bằng cách loại bỏ những thực phẩm xấu và tăng cường bổ sung thực phẩm tốt để có thể giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.
Bạn cũng cần lưu ý rằng, những người ăn chay hoặc người gầy cũng không loại trừ khả năng có nồng độ cholesterol cao. Một số loại thực phẩm dù trong thành phần không có cholesterol nhưng khi tiêu thụ chúng được cơ thể tái tạo thành cholesterol đi vào máu và gây ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol trong máu. Một số thực phẩm tuy có hàm lượng cholesterol nhưng chúng lại không thực sự xấu, ngược lại còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
10 thực phẩm người có cholesterol cao nên ăn
Cùng tìm hiểu danh sách 10 loại thực phẩm hạ cholesterol tốt nhất mà Fremo giới thiệu đến bạn:
1. Các loại hạt
Các loại hạt rất phổ biến và vô cùng đa dạng. Chúng không chỉ là đồ ăn yêu thích của nhiều người mà còn là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích sức khỏe. Trong hầu hết các loại hạt đều có chứa chất béo tốt, ví dụ như trong hạt ngũ cốc có chứa chất béo bão hòa đa có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Hạt hạnh nhân và các loại hạt khác có chứa nhiều các axit amin L-arginine – thúc đẩy cơ thể sản sinh hoạt chất oxit nitric – có tác dụng làm giãn nở mạch máu, ngăn ngừa các cục máu đông, giảm thiểu xơ cứng động mạch và tăng huyết áp.
Trong các loại hạt còn chứa các phytosterol, là một loại hợp chất thực vật có cấu trúc tương tự cholesterol, nhờ đó có thể làm hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột của bạn.
Các loại hạt còn cung cấp cho bạn phytosterol – hợp chất thực vật có cấu trúc tương tự cholesterol, nhờ vậy có thể làm giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột của bạn.
Theo như kết quả phân tích từ 25 nghiên cứu thực nghiệm, cho thấy khi ăn từ 2 – 3 khẩu phần hạt mỗi ngày, lượng cholesterol LDL giảm xuống trung bình khoảng 10,2 mg/dL. Ăn một khẩu phần các loại hạt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim gây tử vong đến 28%.
2. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Hầu hết các loại ngũ cốc nguyên hạt đều có khả năng thúc đẩy sức khỏe tim mạch, nổi bật trong số đó là yến mạch và lúa mạch có chứa nhiều chất xơ beta-glucan, có thể làm giảm cholesterol xấu xuống 7% và tổng lượng cholesterol xuống 5%.
Ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ như hạt lúa mạch, kiều mạch, quinoa, gạo lứt, ngô, các loại hạt nguyên cám,… Chúng có nhiều lợi ích hơn ngũ cốc đã qua tinh chế bởi có thể bảo toàn được các thành phần của hạt, cung cấp lượng chất xơ, các vitamin và khoáng chất nhiều hơn.
Nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra rằng, ăn ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể làm giảm đến 20% nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
3. Các loại đậu
Các loại đậu, ví dụ như đậu hạt, đậu lăng, đậu cô ve, đậu Hà Lan,… là nguồn cung cấp đạm thực vật, chất xơ, các vitamin, khoáng chất ít béo phong phú và lành tính. Chúng đóng vai trò quan trọng của một trong năm khẩu phần ăn rau xanh và trái cây được khuyến khích tiêu thụ đều đặn mỗi ngày. Bạn có thể thay thế các loại ngũ cốc tinh chế hoặc các loại thịt chế biến sẵn bằng đậu để bổ sung nguồn đạm thực vật và chất xơ lành mạnh hơn.
Dựa trên 26 cuộc nghiên cứu thực nghiệm có đối chứng, các nhà khoa học đánh giá những người ăn 100g các loại đậu mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol xấu xuống 6.6ml/dL so với những người không ăn các loại đậu.
4. Bơ
Kết quả sau 10 cuộc nghiên cứu trên 229 người về tác dụng của trái bơ đối với việc điều chỉnh hàm lượng cholesterol cho thấy: mỗi ngày ăn một trái bơ giúp làm giảm đáng kể lượng cholesterol xấu LDL-c và chất béo trung tính triglyceride trong máu.
Không chỉ giàu chất béo tốt tự nhiên, các vitamin và khoáng chất, bơ còn có nhiều chất xơ hòa tan có thể hỗ trợ làm hạn chế lượng cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể.
Nghiên cứu còn chỉ ra trong trái bơ có chứa beta-sitosterol – hoạt chất được chứng minh rằng khi tiêu thụ thường xuyên có thể giúp duy trì hàm lượng cholesterol ở mức khỏe mạnh.
5. Chuối
Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến được nhiều người yêu thích. Trong một trái chuối (khoảng 120g) có chứa 3,1g chất xơ, 1.3g protein, cùng với các vitamin B6, vitamin C,… các khoáng chất kali, magie, mangan, đồng,…
Nhờ vào lượng chất xơ dồi dào, tiêu thụ chuối có thể giúp hạ lượng cholesterol dư thừa và là thực phẩm tốt cho những người mỡ máu cao.
Đặc biệt, loại quả này rất giàu kali, do đó rất phù hợp với những bệnh nhân cholesterol cao đi kèm tăng huyết áp.
6. Rau màu xanh đậm
Rau xanh là một trong những nhóm thực phẩm cần thiết tiêu thụ mỗi ngày. Đặc biệt hơn, những loại rau có màu xanh đậm mang lại nhiều lợi ích tích cực.
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các loại rau màu xanh đậm có chứa các lutein và caroten. Lutein hạn chế lượng cholesterol LDL-c trong máu, cản trở cholesterol bám vào thành động mạch. Caroten hoạt động tương tự chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do có hại gây xơ cứng động mạch, giúp mạch máu thông thoáng, lưu thông tốt hơn.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra khả năng liên kết với axit mật của chất xơ, nhờ đó có thể bài tiết cholesterol dư thừa tốt hơn.
7. Cá béo
Cá béo là loại cá có chứa dầu cá ở các vùng mô và khoang bụng xung quanh ruột. Các loại cá béo phổ biến đó là cá cơm, cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích,…
Đây là nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú, cung cấp các dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể sống như: vitamin A, D, axit béo omega-3, các chuỗi peptit,… Axit béo omega 3 có thể làm giảm lượng cholesterol xấu LDL-c đồng thời tăng lượng cholesterol tốt HDL-c, tăng cường trí nhớ, kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ, xơ vữa động mạch.
Tuy nhiên, để hấp thụ tối ưu dinh dưỡng từ cá béo bạn cần lựa chọn cách chế biến phù hợp. Ví dụ như thay vì chiên rán bạn có thể hấp, thay vì dùng mỡ động vật hãy thay thế bằng các loại dầu hạt như dầu oliu.
8. Trà bụp giấm
Bụp giấm hay còn gọi là atiso đỏ. Trong hoa bụp giấm có nhiều các vitamin nhóm B, vitamin C, axit hữu cơ, các hoạt chất anthocyanin, polyphenol,…
Kết quả các cuộc nghiên cứu hoa bụp giấm trên các dạng đài hoa khô, viên nang, trà,… đều có kết quả tích cực về khả năng làm giảm cholesterol toàn phần từ 7.6 – 26%, giảm LDL-c, giảm triglyceride và tăng HDL-c.
Dịch chiết hibithocin có trong hoa bụp giấm được chứng minh là có tác dụng ngăn chặn tình trạng rối loạn lipid máu và các bệnh lý mạch vành.
Bạn có thể pha trà bụp giấm và uống hàng ngày để hạ cholesterol một cách đơn giản.
9. Trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam được biết đến là loại cây quen thuộc, bên cạnh đó đây còn là thảo dược với nhiều công dụng trị bệnh. Tiêu biểu như: trị tiểu đường, tăng cường chức năng gan, giải độc gan, hạ mỡ máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch,… Thành phần chính của giảo cổ lam là chất chống oxy hóa flavonoid và hoạt chất saponin, cùng với đó là các vitamin, khoáng chất (selen, mangan, sắt, kẽm,…)
Nghiên cứu của Samer Megali (2005) cho thấy dịch chiết của giảo cổ lam giàu gypenoside, có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu.
10. Trà xạ đen
Xạ đen có chứa nhiều hoạt chất tốt, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Các flavonoid có tác dụng phòng chống ung thư, saponin triterpenoid giúp ngừa nhiễm khuẩn, quinon làm hóa lỏng tế bào ung thư,… Bên cạnh đó, xạ đen được nghiên cứu là có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu, hỗ trợ điều trị bệnh lý mỡ máu cao.
Xạ đen vốn nổi tiếng với công dụng trị các bệnh lý về gan, đặc biệt là ung thư gan. Trong lá xạ đen có chứa flavonoid, saponin triterpenoid, quinon,… đều là những hoạt chất quý, giúp ngừa nhiễm khuẩn, hóa lỏng tế bào ung thư,… Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra công dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hỗ trợ điều trị mỡ máu cao của loại thảo dược này.
Dùng 50g lá xạ đen phơi khô hãm trong 1,5 lít nước sôi trong khoảng 15 phút và uống hàng ngày có thể giúp đẩy lùi nhiều bệnh lý nguy hiểm.
5 loại thực phẩm giàu cholesterol nhưng tốt cho sức khỏe
Thực chất, không phải tất cả thực phẩm có cholesterol cao đều “xấu”. Quan trọng là bạn ăn gì, ăn như thế nào?
1. Trứng
Trứng là một trong những thực phẩm quen thuộc và món ăn yêu thích của nhiều người. Trứng cũng được biết đến là thực phẩm có hàm lượng cholesterol khá cao, 1 quả trứng to cung cấp khoáng 211mg cholesterol. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng ăn trứng không gây tác động tiêu cực đến nồng độ cholesterol. Ăn 5 quả trứng/tuần là hợp lý, hơn thế còn giúp cung cấp protein và các chất dinh dưỡng có lợi như vitamin A, B, selen.
▶️Tìm hiểu chi tiết: Cholesterol cao ăn trứng có được không?
2. Động vật có vỏ
Động vật có vỏ là nguồn cung cấp protein, vitamin B, sắt và selen lớn. Chúng cũng là thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol cao, ví dụ một khảu phần 85 gram tôm sẽ có khoảng 166 mg cholesterol.
Tuy nhiên, chúng lại chứa các thành phần hoạt tính sinh học: carotenoid, axit amin taurine có tác dụng tương tự chất chống oxy hóa giúp giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh lý tim mạch.
Cần lưu ý, chúng an toàn và có lợi khi bạn tiêu thụ trong ngưỡng cho phép, nếu ăn quá nhiều có thể gặp phải các nguy cơ sức khỏe như bệnh tim, đái tháo đường, viêm khớp,…
3. Thịt bò ăn cỏ
Thịt bò ăn cỏ cung cấp lượng protein, các vitamin và khoáng chất cần thiết như B12, kẽm, selen, sắt,… Thịt bò ăn có có hàm lượng cholesterol thấp hơn thịt bò feedlot (có nhiều hormone tăng trưởng); quan trọng chứng có nhiều axit béo omega-3 hơn.
Một khẩu phần thịt bò 112 gram có chứa khoảng 62mg cholesterol.
Những người có nồng độ cholesterol trong máu cao vẫn có thể ăn thịt bò ăn cỏ ở giới hạn dưới 50gr/ngày.
4. Cá mòi
Cá mòi không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn là một nguồn protein ngon và tiện lợi có thể được sử dụng trong nhiều món ăn.
Một khẩu phần 92 gram của những con cá nhỏ này chứa 131 mg cholesterol, nhưng nó cũng giàu vitamin D, B12 và canxi.
Hơn nữa, cá mòi là một nguồn tuyệt vời của sắt, selen, phốt pho, kẽm, đồng, magie và vitamin E.
5. Sữa chua béo
Sữa chua nguyên chất là một loại thực phẩm giàu cholesterol cùng với các chất dinh dưỡng như protein, canxi, phốt pho, vitamin B, magie, kẽm và kali.
Trong 1 cốc sữa chua nguyên chất (245 gram) chứa 31,9 mg cholesterol.
Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra việc tăng tiêu thụ các sản phẩm sữa lên men giàu chất béo có khả năng làm giảm cholesterol xấu, giảm huyết áp và các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường.
Cholesterol cao nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh tăng cường bổ sung những thực phẩm lành mạnh kể trên, người có chỉ số cholesterol cao cũng cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm dưới đây để không làm tăng lượng cholesterol xấu:
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Nhiều người có thói quen dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần qua nhiều ngày hoặc thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn. Trong thực phẩm có nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn, khi được tái sử dụng nhiều lần sẽ chuyển thành các chất béo chuyển hóa (transfat). Đây là loại chất béo xấu và có hại, chúng làm tăng lượng cholesterol xấu LDL-c và làm giảm lượng cholesterol tốt HDL-c trong cơ thể.
Thường xuyên tiêu thụ chất béo chuyển hóa không chỉ làm tăng nguy cơ béo phìm mắc các bệnh lý tim mạch mà còn tạo áp lực lên gan, gan phải hoạt động nhiều lâu ngày dẫn đến suy giảm chứng năng gan. Lượng cholesterol dư thừa tích tụ trong gan nhiều cũng khiến gan phải đối mặt mới nguy cơ gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan.
Muối
Cơ thể sống cần có lượng muối nhất định để đảm bảo quá trình trao đổi chất, hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lượng muối quá lớn trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và sức khỏe tổng quát. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mỗi người chỉ nên ăn ít hơn 1.5g muối mỗi ngày. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các món ăn đóng hộp (cá hộp, thịt hộp, xúc xích, thịt xông khói), đồ ăn muối (dưa, cà, kim chi,…) bởi chúng cần lượng muối lớn để bảo quản.
Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có chứa các chất béo hầu hết là chết béo bão hòa (chất béo xấu) cùng lượng cholesterol cao. Bên cạnh đó, loại thực phẩm này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, mất an toàn vệ sinh.
Thực phẩm có nhiều đường tinh luyện và carb tinh chế
Đường tinh luyện hay fructose nhân tạo mặc dù được nhiều người yêu thích nhưng không được khuyến khích sử dụng. Chúng có nhiều trong các loại đồ uống đóng chai, nước chọt, nước hoa quả chế biến sẵn. Lượng đường nhân tạo làm tăng hấp thu đường từ 10 – 30 lần so với trái cây ngọt tự nhiên. Thường xuyên tiêu thụ đường gây ảnh hưởng đến chức năng gan, phát sinh các bệnh lý như đái tháo đường, tăng cholesterol máu.
Carb tinh chế là carb đã trải qua những tác động vật lý hoặc hóa học, do đó chúng không còn lượng dưỡng chất như carb toàn phần. Thực phẩm có carb tinh chế có liên quan đến các bệnh tiểu đường, thay đổi lượng đường trong máu đột ngột, tăng lượng mỡ tích tụ trong máu.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát cholesterol máu
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị cholesterol máu cao của bác sĩ, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các loại thực phẩm bảo hỗ trợ kiểm soát cholesterol máu an toàn, hiệu quả.
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thời gian gần đây đã ứng dụng thành công công trình nghiên cứu phối hợp 3 loại dược liệu quý: Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam nhằm đem đến phương pháp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả tự nhiên.
Tác giả đề tài PGS.TS Lê Minh Hà cùng cộng sự đã nghiên cứu là chứng minh khả năng khi phối hợp ba dược liệu này, cho kết quả giảm 41,37% cholesterol, 41,63% triglyceride, 27,77% cholesterol xấu LDL-c, và làm tăng 9,87% cholesterol tốt HDL-c. Những kết quả này vô cùng ý nghĩa và quan trọng đối với việc sự phòng các bệnh lý tim mạch.
Đề tài nghiên cứu đã được phát triển thành sản phẩm FREMO. Sản phẩm được các chuyên gia khuyến khích sử dụng bởi có công dụng tương đương với các loại thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài và hạn chế được nguy cơ tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp kiểm soát mỡ máu ổn định: giảm các chỉ số mỡ máu cholesterol, triglycerid, LDL và tăng HDL.
- Giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2 -3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn