Cholesterol có mặt tại hầu hết tất cả các tế bào, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cholesterol cao lại mang lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh tim mạch nguy hiểm. Hiểu biết về mặt lợi và hại của cholesterol thật sự là chìa khoá vàng cho sức khoẻ tim mạch của bạn.
Mục lục
- 1. Cholesterol (CHOL) là gì?
- 2. Vai trò của Cholesterol
- 3. Các chỉ số Cholesterol trong máu
- 4. Tăng Cholesterol máu có nguy hiểm không?
- 5. Tại sao cholesterol tăng trong máu?
- 6. Khi nào cần xét nghiệm Cholesterol
- 7 . Đánh giá nguy cơ tim mạch của bạn
- 9. Điều trị Cholesterol cao
- 10. Phòng ngừa tăng cholesterol
1. Cholesterol (CHOL) là gì?
Cholesterol là một loại mỡ (lipid) rất cần thiết cho cơ thể. Đây là thành phần chính ở màng tế bào tất cả các mô, có mặt ở nhiều cơ quan bộ phận hormon của cơ thể, và hỗ trợ tất cả các tế bào thực hiện tốt chức năng của mình.
Cholesterol có hai nguồn: do cơ thể tổng hợp và từ thức ăn. Nguồn từ cơ thể (tổng hợp từ gan và từ các cơ quan khác) chiếm khoảng 75% tổng số lượng cholesterol trong máu, còn lại là từ nguồn thức ăn. Hiện nay cholesterol chỉ tìm thấy ở thức ăn có nguồn gốc động vật.
Ngoài cholesterol còn có các loại lipid khác là triglyceride, cùng lưu hành dưới dạng lipoprotein trong máu, dạng kết hợp với các protein (các Apolipoprotein). Chất mang cholesterol chính trong huyết tương (LDL-C) là nguyên nhân gây xơ vữa mạch.
2. Vai trò của Cholesterol
Sản sinh hormon, bao gồm hormon giới tính như estrogen và progesteron ở phụ nữ và teststeron ở nam giới; cortisol tham gia điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể chống loại nhiễm trùng và aldosteron, giúp giữ muối và nước trong cơ thể…
Tạo mật để tiêu hóa thức ăn chứa chất béo, giúp cơ thể hấp thu nó. Cơ thể cũng cần mật để hấp thu các vitamin A, D, E và K và các vitamin tan trong dầu, được lấy từ thức ăn hoặc các chế phẩm bổ sung.
Là một thành phần cấu trúc của tất cả các tế bào. Trong tế bào thần kinh, cholesterol có vai trò thiếu yếu cho sự hình thành lớp vỏ myelin, giúp “cách ly” sự dẫn truyền các xung thần kinh hiệu quả hơn.
Cholesterol là một trong những thành phần cấu tạo màng tế bào
Tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống nhiễm trùng và tự phục hồi. Những người có cholesterol máu thấp dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng khác nhau, thời gian bệnh lâu hơn và dễ tử vong vì bệnh nhiễm trùng.
Chống oxy hóa, giúp làm liền các tổn thương gây ra bởi các gốc tự do.
3. Các chỉ số Cholesterol trong máu
Việc phân loại Cholesterol giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện và xác định chính xác tình trạng rối loạn mỡ máu. Các chỉ số trong xét nghiệm máu nhiễm mỡ bao gồm Cholesterol toàn phần (CHOL), Cholesterol tỉ trọng thấp (LDL), Cholesterol tỉ trọng cao (HDL), Triglycerieds (TRIG) và tỉ lệ CHOL/HDL.
CHOL – Cholesterol toàn phần
Chủ yếu bao gồm LDL và HDL.
LDL-Cholesterol
Hầu hết cholesterol thường được mang trong LDL-C. Đây là thành phần được coi là “xấu” của cholesterol, có hại cho cơ thể vì chúng có thể thấm vào thành mạch máu, gây ra quá trình hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm mỗi 1.0 mmol/L LDL-C giúp giảm 25% nguy cơ nhồi máu cơ tim và 20% nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch. Giảm nồng độ LDL-C là mục đích chính trong phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
HDL-Cholesterol
Còn gọi là Cholesterol tốt, có lợi cho cơ thể vì chúng chống lại quá trình xơ vữa động mạch, vận chuyển cholesterol dư thừa, ứ đọng trong thành mạch máu trở về gan.
Nồng độ HDL-C thấp có liên quan độc lập với tăng nguy cơ tim mạch. Nồng độ HDL-C <1,0 mmol/L (< 40 mg/dL) ở nam và <1,2mmol/L (< 45 mg/ dL) ở nữ có thể coi là một yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch.
Hoạt động thể lực và có lối sống lành mạnh, thay vì điều trị bằng thuốc, là những yếu tố quan trọng làm tăng nồng độ HDL-C.
LDL-C được xem là Cholesterol xấu, có hại và HDL-C được xem là Cholesterol tốt
TRIG – Triglycerieds
Hay còn gọi là chất béo trung tính, là chỉ số phản ánh thực trạng rối loạn chuyển hoá mỡ (lipid) trong cơ thể.
Tăng triglycerid máu là một yếu tố nguy cơ tim mạch độc lập, sự liên quan của triglycerid với bệnh tim mạch thấp hơn nhiều so với tăng nồng độ cholesterol máu.
Các phân tích gộp cho thấy mục tiêu hạ triglyceride có thể làm giảm nguy cơ tim mạch trong các nhóm nhỏ cụ thể là nhóm triglyceride cao và HDL-C thấp. Hiện tại nồng độ triglycerid lúc đói >1,7 mmol/L (150 mg/dL) được cho là làm tăng nguy cơ tim mạch, nhưng nồng độ ≤ 1,7 mmol/L không phải mục tiêu điều trị dựa trên bằng chứng.
CHOL/HDL
Có sự liên quan giữa mức độ của cholesterol toàn phần và HDL-C với nguy cơ tim mạch. Tỷ lệ CHOL/HDL < 4.4 mmol/L được xem là bình thường, trên ngưỡng này là nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng cao.
Chỉ số cholesterol máu ở mức bình thường, mức có nguy cơ và mức nguy cơ cao được liệt kê rõ trong bảng dưới đây
4. Tăng Cholesterol máu có nguy hiểm không?
Tăng cholesterol máu là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra xơ vữa động mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xơ vữa động mạch là một đáp ứng viêm miễn dịch bệnh lý mạn tính ở các mạch máu. Các đáp ứng này gồm các đáp ứng miễn dịch tự nhiên và đáp ứng miễn dịch kiểu thích nghi, gây ra một phần bởi các Lipoprotein tiền xơ vữa, đặc biệt là LDL-C.
Quá trình này gây kích hoạt các tế bào nội mạc mạch, làm bộc lộ các phân tử kết dính bạch cầu, làm thúc đẩy sự kết dính và thâm nhiễm bạch cầu. Hậu quả của quá trình này là sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch. Mặt khác, các yếu tố nguy cơ tim mạch cũng làm giảm nồng độ nitric oxide nội mạc, thúc đẩy các yếu tố tiền viêm và tiền đông máu của nội mạc.
Nứt vỡ mảng xơ vữa động mạch sẽ kích hoạt quá trình đông máu, dẫn đến hình thành cục huyết khối gây tắc cấp tính động mạch. Đây là cơ chế chung của bệnh nhồi máu cơ tim và đột quỵ não, hai nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu tại nước ta. Huyết khối động mạch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến triển của mảng xơ.
Đột quỵ, tai biến mạch máu não
Các tình trạng cấp tính liên quan đến bùng phát viêm, nứt vỡ mảng xơ vữa thúc đẩy sự hình thành huyết khối gây tắc một phần hoặc toàn bộ lòng mạch và làm hạn chế dòng chảy. Các protein từ huyết khối kích thích mảng xơ vữa phát triển và chính huyết khối bám vào mảng xơ vữa lại càng làm hẹp thêm lòng mạch. Vòng xoắn này rất khó cắt đứt.
5. Tại sao cholesterol tăng trong máu?
Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh cholesterol cao trong máu, ví dụ như:
Lối sống
★ Chế độ ăn uống không lành mạnh. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có xu hướng làm tăng nồng độ “cholesterol xấu” trong máu.
★ Lười vận động. Điều này có thể làm tăng mức độ “cholesterol xấu” (lipoprotein mật độ thấp) (LDL).
★ Béo phì. Nếu bạn thừa cân, bạn có khả năng có mức cholesterol LDL và triglyceride cao hơn, và mức lipoprotein mật độ cao (HDL) thấp hơn.
★ Rượu. Rượu làm hư hại tế bào gan, khiến chức năng gan bị rối loạn, dấn đến tăng sinh quá mức cholesterol và triglyceride.
★ Hút thuốc. Chất acrolein có trong thuốc lá ngăn HDL vận chuyển LDL đến gan, dẫn đến hẹp động mạch (xơ vữa động mạch)
Các bệnh nền
Một số bệnh lý nền có thể gây ra mức tăng cholesterol như:
- bệnh thận
- ăng huyết áp
- tiểu đường.
- bệnh gan
- tuyến giáp hoạt động kém
- Điều trị các bệnh nền này có thể giúp giảm cholesterol trong máu.
Những yếu tố khác
Có một số các yếu tố gây ra mức cholesterol cao không thể thay đổi được. Các bác sĩ gọi đây là các yếu tố cố định, ví dụ như:
★ Tiền sử gia đình bị bệnh tim sớm hoặc đột quỵ. Nếu bạn có người thân là nam (cha hoặc anh trai) dưới 55 tuổi hoặc người thân là nữ (mẹ hoặc chị gái) dưới 65 tuổi bị bệnh mạch vành hoặc đột quỵ, điều đó báo hiệu bạn có khả năng mắc bệnh cholesterol trong máu cao hơn người bình thường.
★ Tăng cholesterol máu gia đình. Một số người thừa hưởng gen sản xuất quá nhiều cholesterol từ người thân, như cha mẹ, anh chị em. Trong những trường hợp này, cholesterol cao không phải do lối sống không lành mạnh, mà do di truyền.
Tăng cholesterol máu gia đình (FH) là bệnh lý di truyền
★ Ngày càng lớn tuổi, khi đó, khả năng hẹp động mạch của bạn càng cao (xơ vữa động mạch).
6. Khi nào cần xét nghiệm Cholesterol
Những người trên 20 tuổi cần kiểm tra mức cholesterol trong máu ít nhất bốn đến sáu năm một lần. Đây là xét nghiệm máu đơn giản, giúp xác định các chỉ số mỡ trong máu sau khi bạn không dùng bữa trong vòng từ 9 đến 12 tiếng. Kết quả trả về là nồng độ “cholesterol xấu”, “cholesterol tốt”, chất béo trung tính, và mức cholesterol toàn phần.
7 . Đánh giá nguy cơ tim mạch của bạn
Khi đánh giá nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ, bác sĩ có sẽ xem xét đến tỷ lệ cholesterol của bạn. Tuy nhiên, nồng độ cholesterol trong máu không phải là yếu tố duy nhất để đánh giá. Kết quả đánh giá nguy cơ được tính dựa trên thang điểm SCORE. Thang điểm SCORE dự báo xác suất bị biến cố tim mạch gây tử vong trong 10 năm của những người 40-65 tuổi dựa vào các thông tin: giới, tuổi, có hút thuốc hay không, huyết áp tâm thu và cholesterol toàn phần.
Bảng phân tầng nguy cơ tim mạch theo Hệ thống SCORE
Các trường hợp có nguy cơ cao hoặc rất cao, do đó không cần đánh giá nguy cơ bằng thang điểm SCORE
- Bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch,
- Đái tháo đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 kèm tổn thương cơ quan đích, có mức rất cao của từng yếu tố nguy cơ
- Bệnh thận mạn.
Những người không thuộc các đối tượng nêu trên cần được đánh giá nguy cơ tim mạch bằng thang điểm SCORE.
Nguy cơ rất cao
- Bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, bao gồm tiền sử hội chứng mạch vành cấp, đái tháo đường ổn định, tái tưới máu mạch vành và các thủ thuật can thiệp động mạch khác, đột quị hoặc cơn thiếu máu cục bộ não thoáng qua, bệnh động mạch ngoại biên.
- Bệnh đái tháo đường với tổn thương cơ quan đích (đạm niệu, rối loạn chức năng thận, bệnh võng mạc, biến chứng thần kinh) hoặc kèm ít nhất 3 yếu tố nguy cơ chính (tuổi cao, tăng huyết áp, hút thuốc, rối loạn lipid máu, béo phì) hoặc đái tháo đường tuýp 1 kéo dài hơn 20 năm.
- Bệnh thận mạn nặng.
- Tăng cholesterol máu gia đình kèm bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, hoặc một yếu tố nguy cơ chính khác
- Xác suất tử vong tim mạch trong 10 năm theo SCORE ≥ 10%.
Nguy cơ cao
- Mức rất cao của từng yếu tố nguy cơ riêng, đặc biệt là cholesterol toàn phần > 310 mg/dl (8 mmol/l), LDL-C > 190 mg/dl (4,9 mmol/l) hoặc HA ≥ 180/110 mmHg.
- Tăng cholesterol máu gia đình.
- Đái tháo đường không có tổn thương cơ quan đích, với thời gian mắc bệnh ≥ 10 năm hoặc có kèm một yếu tố nguy cơ chính khác.
- Bệnh thận mạn mức độ trung bình.
- Xác suất tử vong tim mạch trong 10 năm theo SCORE là 5%-10%.
Nguy cơ trung bình
- Bệnh nhân đái tháo đường trẻ, với thời gian mắc bệnh < 10 năm
- Xác suất tử vong tim mạch trong 10 năm theo SCORE là 1%-5%.
Nguy cơ thấp
- Xác suất tử vong tim mạch trong 10 năm theo SCORE < 1%.
9. Điều trị Cholesterol cao
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh cholesterol cao, trước tiên bạn sẽ được khuyên thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống như tăng mức độ tập thể dục, giảm cân…
Sau một vài tháng, nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn không đưa được các chỉ số cholesterol máu về ngưỡng mục tiêu thì khi đó bạn cần phải sử dụng thêm các thuốc điều trị rối loạn lipid máu để đạt được mục tiêu điều trị. Song song đó, việc thay đổi chế độ ăn uống, ngừng hút thuốc và tập thể dục nhiều hơn cũng cần được duy trì để giúp ngăn ngừa cholesterol cao phát triển.
Điều trị cholesterol cao trong phòng ngừa thứ phát
Ở người có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, LDL-Cholesterol được xem là mục tiêu điều trị hàng đầu. Bệnh nhân được khuyến khích thay đổi lối sống, dùng ngay statin hoạt lực cao để hạ LDL-C ≥ 50% so với mức ban đầu, lý tưởng là đạt đích LDL-C < 55 mg/dl (1,4 mmol/l). Bạn có thể theo dõi mức hoạt lực của các loại statin khác nhau bằng bảng dưới đây.
HOẠT LỰC CAO |
HOẠT LỰC TRUNG BÌNH |
HOẠT LỰC THẤP
(hạ LDL-C < 30%)
|
Atorvastatin 40-80 mg/ngày |
Atorvastatin 10-20 mg/ngày Rosuvastatin 5-10 mg/ngày Simvastatin 20-40 mg/ngày Pitavastatin 1-4 mg/ngày Pravastatin 40-80 mg/ngày Lovastatin 40-80 mg/ngày |
Simvastatin 10 mg/ngày
Pravastatin 10-20 mg/ngày Lovastatin 20 mg/ngày |
Hoạt lực của liệu pháp statin
Nếu không đạt LDL-C mục tiêu dù đã dùng statin hoạt lực cao, bạn có thể uống phối hợp thêm ezetimibe 10 mg/ngày.
Điều trị cholesterol cao trong phòng ngừa tiên phát
Trong phòng ngừa tiên phát bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch, LDL-C cũng được xem là mục tiêu điều trị hàng đầu.
Kế hoạch điều trị sẽ là thay đổi lối sống và dùng statin để đạt đích LDL-C. Ở những bệnh nhân nguy cơ cao đến rất cao, nếu không đạt đích LDL-C dù đã dùng statin hoạt lực cao (hoặc liều statin tối đa mà bệnh nhân dung nạp được), cần phối hợp thêm ezetimibe uống 10 mg/ngày. Bạn có thể tham khảo ngưỡng LDL-C cần khởi trị và đích LDL-C cần đạt tùy theo mức nguy cơ qua bảng dưới đây.
NGUY CƠ | NGƯỠNG LDL-C (CHƯA ĐIỀU TRỊ) CẦN KHỞI TRỊ |
ĐÍCH LDL-C
CẦN ĐẠT KHI ĐIỀU TRỊ |
Rất cao |
|
|
Cao |
|
|
Trung bình |
|
|
Thấp |
|
|
Ngưỡng LDL-C cần khởi trị và đích LDL-C cần đạt tùy theo mức nguy cơ
Điều trị tăng Triglyceride
Tăng triglyceride vừa (175-499 mg/dl hay 1,9-5,6 mmol/l) ở người trưởng thành ≥ 20 tuổi:
- Thay đổi lối sống như giảm cân, ngưng rượu bia, chế độ ăn ít chất béo và ít carbohydrate tinh luyện
- Kiểm soát tốt các bệnh nền như đái tháo đường, bệnh gan mạn, bệnh thận mạn và/hoặc hội chứng thận hư, suy giáp
- Xem xét ngưng/giảm liều các thuốc gây tăng triglyceride như estrogen, corticosteroid, tamoxifen, ciclosporin, thuốc kháng siêu vi ức chế protease, thuốc chẹn bêta không chọn lọc, lợi tiểu thiazide liều cao, phenothiazine.
Tăng triglyceride vừa đến nặng ở người 40-75 tuổi có nguy cơ tim mạch cao-rất cao:
- Thay đổi lối sống và chế độ ăn
- Điều trị bằng statin hoặc tăng liều statin.
- Nếu triglyceride ≥ 500 mg/dl dù đã dùng statin hoạt lực cao, có thể dùng phối hợp fenofibrate.
Điều trị cholesterol cao từ thảo dược
Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công thức phối hợp thể hiện tính ưu việt hơn ở chỗ:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
10. Phòng ngừa tăng cholesterol
Thay đổi lối sống và chế độ ăn uống vừa là liệu pháp điều trị, cũng vừa là cách phòng ngừa tốt nhất cho bệnh cholesterol cao.
Ăn nhiều chất xơ
Đầu tiên, bạn cần bổ sung nhiều chất xơ. Chất xơ hòa tan có trong nhiều loại thực phẩm giúp giảm cholesterol xấu. Các nguồn chất xơ hòa tan tốt bao gồm:
- bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
- bột yến mạch
- trái cây
- trái cây khô
- rau và các loại đậu.
Ăn đúng và đủ chất béo
Chất béo tất nhiên vẫn rất cần thiết cho cơ thể, 35% lượng calo hàng ngày của bạn đến từ chất béo. Nhưng không phải tất cả các chất béo đều như nhau. Chất béo bão hòa – từ các sản phẩm động vật và dầu nhiệt đới – sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu. Chất béo chuyển hóa cùng góp phần làm tăng cholesterol xấu, và làm giảm cholesterol tốt của bạn. Hai loại chất béo cần kiêng này được tìm thấy trong nhiều món nướng, thực phẩm chiên (bánh rán, khoai tây chiên, khoai tây chiên), bơ thực vật và bánh quy.
Trong khi đó, chất béo không bão hòa có thể làm giảm cholesterol xấu, đặc biệt khi được kết hợp cùng với chế độ ăn uống lành mạnh khác. Chúng được tìm thấy trong bơ, dầu ô liu và dầu đậu phộng.
Bổ sung đạm đúng cách
Thịt và sữa nguyên béo tuy rằng cung cấp nhiều chất đạm (protein), nhưng chúng cũng là nguồn cung cấp cholesterol chính. Bạn có thể giảm cholesterol xấu bằng cách chuyển sang dùng protein đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, trong một số bữa ăn.
Cá cũng là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung đạm. Một số loại cá, như các loại cá béo, vừa là nguồn đạm tốt, vừa rất giàu axit béo omega-3, có thể cải thiện mức cholesterol. Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần.
Ăn ít tinh bột
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ ăn ít tinh bột có thể tốt hơn chế độ ăn ít chất béo để cải thiện nồng độ cholesterol. Các nghiên cứu cho thấy những người theo kế hoạch ăn ít tinh bột có nồng độ HDL (cholesterol tốt) tốt hơn đáng kể so với những người ăn ít chất béo.
Ngưng hút thuốc lá
Khi bạn ngừng hút thuốc, lượng cholesterol tốt trong máu của bạn có khả năng tăng tới 10%. Vì vậy, hãy từ tránh xa thuốc lá ngay bây giờ, kể cả hút thuốc lá thụ động.
Tập thể dục
Việc tập thể dục giúp tăng cholesterol tốt lên 5% trong 2 tháng đầu. Các bài tập thể dục cơ bản cũng làm giảm cholesterol xấu trong máu của bạn. Hãy chọn 1 hoạt động thể dục thể thao yêu thích để giúp bạn có thể gắn bó lâu dài, như là chạy bộ, bơi lội, hoặc đi bộ nhanh, và bạn cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần. Bạn cũng không cần thiết phải tập liên tục trong 30 phút liên tục, có thể chia ra 2 lần đi bộ, mỗi lần 15 phút cũng mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe.
Cholesterol là một trong những dưỡng chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nhưng bạn nên giữ chỉ số cholesterol trong máu ở mức vừa phải và hợp lý, để không ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cơ thể.
Theo Fremo.vn
Tài liệu tham khảo:
- Dự phòng tiên phát bệnh tim mạch – Bộ Y tế – 2020
- Kiểm soát Lipid máu trong phòng ngừa bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch (Phác đồ 62 – 2020)- Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh.