Cholesterol và triglycerid luôn được duy trì ở mức ổn định trong cơ thể nhờ quá trình sinh tổng hợp và thoái hóa – đào thải. Khi quá trình này bị mất cân bằng, nồng độ của cholesterol và triglycerid tăng cao gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Đây cũng là lý do khiến cholesterol và triglycerid trở thành một trong những yếu tố phản ánh cơ thể bạn có đang khỏe mạnh hay không.
Mục lục
Cholesterol và triglycerid là gì?
Cholesterol và triglycerid là những thành phần chất béo ở trong máu. Do đó, chúng còn được gọi chung là mỡ máu hoặc lipid máu. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi phân tích về từng thành phần trong nội dung dưới đây.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là chất béo tham gia vào cấu tạo của màng tế bào, các hormon, axit mật, vitamin D và nhiều chất quan trọng khác. Khoảng 30% lượng cholesterol trong cơ thể được cung cấp từ thực phẩm và 70% còn lại là do gan sản xuất. Cholesterol lưu thông trong máu bằng cách gắn với một loại protein để tạo ra các lipoprotein.

Có 2 loại lipoprotein phổ biến nhất gồm:
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-c): Mang cholesterol đến các mô, khiến cholesterol có thể lắng đọng tại các cơ quan và gây bệnh. Vì vậy, LDL-c còn được gọi là cholesterol xấu.
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-c): Giúp mang cholesterol từ các mô về gan để đào thải khỏi cơ thể. Do đó, HDL-c được gọi là cholesterol tốt.
☛ Tham khảo đầy đủ qua bài viết: Mọi điều cần biết về Cholesterol
Triglycerid là gì?
Triglycerid hay chất béo trung tính có nhiệm vụ tích trữ phần năng lượng dư thừa của cơ thể dưới dạng tế bào mỡ. Lượng triglycerid trong cơ thể có thể thay đổi theo chế độ ăn và chế độ sinh hoạt của bạn.

Triglycerid máu được tái tổng hợp tại ống tiêu hóa và và sinh tổng hợp ở gan. Khi cơ thể cần, triglycerid được thoái hóa để tạo ra năng lượng. Khi sự tổng hợp triglycerid tăng lên hoặc sự thoái hóa trong cơ thể giảm đi, bạn có thể gặp phải tình trạng tăng triglycerid máu.
☛ Tham khảo đầy đủ: Chi tiết về Triglyceride trong máu
Yếu tố nào ảnh hưởng đến cholesterol và triglycerid?
Cholesterol và triglycerid máu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Xác định những yếu tố này giúp bạn có thể lựa chọn các biện pháp điều trị phù hợp hoặc điều chỉnh lối sống để kiểm soát chỉ số cholesterol và triglycerid ở mức an toàn.

Dưới đây là những yếu tố phổ biến nhất gây ảnh hưởng đến cholesterol và triglycerid:
- Di truyền: Phần lớn cholesterol là do cơ thể tạo ra. Việc sản xuất sản xuất cholesterol nhiều hay ít, nhanh hay chậm, đào thải như thế nào là do gen quy định. Vậy nên, nếu có người thân tăng cholesterol thì nguy cơ cao bạn cũng gặp tình trạng này.
- Tuổi: Cơ thể tăng sản xuất cholesterol bắt đầu từ năm 20 tuổi và kéo dài đến khi bạn được 60 – 65 tuổi. Vì vậy, các bệnh liên quan đến tăng cholesterol thường xuất hiện vào thời điểm này.
- Giới tính: Hormon estrogen giúp làm tăng HDL – c nên tỷ lệ nữ mắc bệnh mỡ máu, tim mạch thường thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, khi mãn kinh, estrogen sụt giảm làm LDL-c ở phụ nữ tăng lên khiến tình trạng trên bị đảo ngược.
- Chế độ ăn : Những người có thói quen ăn nhiều thực phẩm chứa acid béo bão hòa, giàu cholesterol và nhiều chất béo dạng Trans thường dễ bị tăng mỡ máu.
- Thừa cân: Khiến LDL-c và triglycerid tăng cao và HDL-c giảm đi.
- Ít vận động: Hoạt động thể lực thường xuyên giúp tăng HDL-c và giảm Triglycerid. Ngược lại, những người ít vận động dễ bị thừa cân dẫn đến tăng LDL-c và giảm HDL-c.
- Hút thuốc lá: Chất acrolein trong thuốc lá ngăn HDL-c vận chuyển LDL-c đến gan dẫn đến giảm đào thải cholesterol, tăng mỡ máu và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Mối liên hệ giữa Cholesterol và triglycerid với các bệnh lý
Cholesterol và triglycerid không hoàn toàn xấu, bởi cơ thể vẫn cần chúng trong nhiều hoạt động. Thế nhưng, khi cholesterol và triglycerid máu tăng cao, các chuyên gia y tế đã tìm ra được mối liên hệ giữa chúng với nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Mối liên hệ với bệnh mỡ máu
Thông thường, mỡ máu sẽ tăng lên sau khoảng 2 – 3 giờ sau ăn, đạt nồng độ cao nhất sau 4 – 6 giờ và trở về bình thường sau 9 giờ. Đây là sự tăng mỡ máu sinh lý và có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như: loại mỡ trong khẩu phần ăn, thời gian tiêu hóa trong dạ dày, nhu động ruột, lượng mật, hoạt tính men lipase tụy và ruột và lượng lipid máu lúc đầu.

Khi mỡ máu đạt đến ngưỡng, dù bạn ăn thêm mỡ thì mỡ máu cũng tăng không đáng kể. Điều này là do cơ thể tự điều chỉnh bằng cách ức chế hấp thu lipid ở ruột, hoạt hóa chức năng cố định mỡ của phổi, kích thích tăng tiết hormon và heparin. Bệnh mỡ máu xảy ra khi một khâu trong những dây chuyền trên có vấn đề khiến nồng độ cholesterol hoặc triglycerid hoặc cả hai bị rối loạn.
Ngoài ra, tăng cholesterol và triglycerid gây ra bệnh mỡ máu cũng có thể xảy ra do một số cơ chế sau:
- Khi giảm hoạt tính men lipoprotein lipase hoặc giảm tiết heparin, các chuyên gia nhận thấy sự thoái hóa triglycerid bị giảm dẫn đến tăng mỡ máu.
- Albumin huyết tương giảm (do bệnh thận hư, mất máu quá mức,…) dẫn đến giảm khả năng kết hợp với acid béo tự do trong huyết tương. Điều này khiến quá trình thoái hóa mỡ bị ức chế, triglycerid và cholesterol máu tăng gây ra bệnh mỡ máu.
- Cơ thể không chuyển hóa được glucose nên phải tăng thoái hóa mỡ để tạo năng lượng hoạt động. Điều này khiến cholesterol trong máu tăng cao gây ra rối loạn lipid máu.
Mối liên hệ với bệnh xơ vữa động mạch
Khi mỡ máu tăng cao, lượng cholesterol và triglycerid dư thừa xâm nhập vào động mạch qua vị trí nội mạc thành mạch bị tổn thương. Sau đó, chúng tích tụ dần và liên kết với một số thành phần khác như: tiểu cầu máu, chất thải tế bào, calci,… để tạo thành các mảng xơ vữa. Mảng xơ vữa khiến lòng động mạch bị hẹp, giảm tính đàn hồi. Tình trạng này được gọi là xơ vữa động mạch. Cholesterol và triglycerid máu càng cao thì tốc độ hình thành và phát triển của mảng xơ vữa càng nhanh.

Mảng xơ vữa hình thành ở động mạch tại cơ quan nào thì sẽ gây ra triệu chứng và nguy cơ tại cơ quan đó. Cụ thể:
- Xơ vữa động mạch vành: Gây ra cơn đau thắt ngực, khó thở, bồi hồi, loạn nhịp tim,… Mảng xơ vữa lớn có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim.
- Xơ vữa động mạch cảnh: Khiến bạn gặp phải những cơn đau đầu đột ngột, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, tê bì tay chân,… Trường hợp nặng, mảng xơ vữa gây tắc mạch có thể gây nhồi máu não, đột quỵ.
- Xơ vữa động mạch ngoại biên: Gây ra triệu chứng tê bì, đau nhức các chi, lạnh bàn tay, bàn chân, vết thương lâu lành,…Khi mảng xơ vữa gây tắc mạch, người bệnh có thể phải đối diện với nguy cơ hoại tử phải cắt cụt chi.
- Xơ vữa động mạch thận: Gây ra triệu chứng phù chân, tay, cao huyết áp, nước tiểu hồng hoặc đỏ,… Xơ vữa động mạch thận không được kiểm soát kịp thời có thể khiến bạn bị suy thận.
☛ Tham khảo thêm: Xơ vữa động mạch từ nguyên nhân đến điều trị
Làm sao biết Cholesterol và triglycerid bất thường?
Cholesterol và triglycerid bất thường là đặc trưng của bệnh rối loạn mỡ máu. Bạn có thể nhận biết tình trạng này dựa trên các triệu chứng lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng.
Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng tăng cholesterol và triglycerid thường không biểu hiện rõ ràng cho đến khi người bệnh gặp phải biến chứng. Tuy nhiên, nếu theo dõi cơ thể thường xuyên, bạn có thể nhận ra một số bất thường do rối loạn cholesterol và triglycerid gây ra như:
- Ban vàng dưới da: Là những nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng, màu vàng, to bằng đầu ngón tay, không đau hay ngứa. Ban thường xuất hiện ở: mặt, bắp đùi, khuỷu tay, gót chân, lưng, ngực,..
- Chân tay tê bì, lạnh: Cholesterol và triglycerid tăng cao và tích tụ ở mạch máu gây ra các mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu đến các chi. Tình trạng này khiến chân tay có cảm giác tê bì và lạnh.
- Đau ngực: Cảm giác đau thắt hoặc có áp lực đè lên ngực gây khó thở. Triệu chứng này có thể lan đến bả vai, cánh tay và vùng vai gáy. Ở giai đoạn cholesterol và triglycerid mới tăng, cơn đau ngực thường xuất hiện thưa thớt và đột ngột.
- Triệu chứng khác: Như mệt mỏi, choáng váng, chán ăn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa,…
Xét nghiệm chỉ số Cholesterol và triglycerid
Bằng phương pháp định lượng, các bác sĩ có đo đạc chính xác nồng độ từng thành phần cholesterol và triglycerid trong máu. Do đó, xét nghiệm là cách chính xác nhất để xác định cholesterol và triglycerid máu đang bị bất thường.

Theo đó, cholesterol và triglycerid máu được coi là bất thường khi:
- Nồng độ triglycerid lớn hơn 1,7 mmol/ L
- Nồng độ Cholesterol toàn phần lớn hơn 5,1 mmol/ L
- Nồng độ LDL – Cholesterol lớn hơn 4,1 mmol/ L
- Nồng độ HDL – Cholesterol nhỏ hơn 1 mmol/ L
☛ Có thể bạn quan tâm: Chỉ số mỡ máu ký hiệu là gì trong xét nghiệm chẩn đoán?
Làm thế nào để kiểm soát Cholesterol và triglycerid an toàn?
Rối loạn cholesterol và triglycerid mặc dù nguy hiểm nhưng lại có thể kiểm soát tốt nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt. Dưới đây là thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Triglycerid và cholesterol máu bị ảnh hưởng trực tiếp từ thực phẩm bạn nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vậy nên, bạn có thể thông qua chế độ ăn uống để điều chỉnh lại nồng độ của chúng.

Một số lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn như:
- Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa: Vì chúng làm tăng LDL – cholesterol. Chất béo bão hòa thường được tìm thấy trong mỡ động vật như: mỡ bò, mỡ lợn, bơ, kem, pho mát,… và một số dầu thực phẩm như: dầu dừa, dầu cọ, hạnh nhân, bơ thực vật.
- Hạn chế chất béo chuyển hóa (Transfat): Là những chất béo bị hydro hóa trong quá trình chiên, rán. Những chất béo này có khả năng làm tăng LDL – cholesterol, tăng triglycerid và giảm HDL – cholesterol.
- Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol: Làm tăng cholesterol máu trực tiếp. Thực phẩm giàu cholesterol như: nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, …
- Nên dùng chất béo không bão hòa: Có nhiều trong: cá, hạt, củ và dầu thực vật. Những chất béo này giúp giảm cholesterol và triglycerid nên tốt cho cơ thể. Bạn nên bổ sung nhóm chất béo này khoảng 25 – 35% trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Nên ăn nhiều rau xanh, củ quả: Thực phẩm này giúp bổ sung chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa làm tăng khả năng đào thải cholesterol và bảo vệ hệ thống tim mạch cho bạn.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Một số thói quen xấu có thể gây hại cho cơ thể, làm gián đoạn quá trình đào thải, ổn định cholesterol và triglycerid khiến mỡ máu tăng cao. Nếu đang có những thói quen này, bạn cần thay đổi để giúp chỉ số mỡ máu có thể trở về mức an toàn.

Những thói quen tốt giúp bạn kiểm soát cholesterol và triglycerid gồm có:
- Tăng vận động thể lực: Đây là phương pháp giúp đốt cháy mỡ thừa và kiểm soát mỡ máu hiệu quả. Bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút mỗi ngày để bơi lội, chạy bộ, đi bộ, đạp xe,… là có thể làm tăng HDL – cholesterol và giảm ảnh hưởng của LDL cholesterol.
- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá tạo điều kiện để LDL cholesterol thấm vào thành mạch dễ hơn và tăng lắng đọng chất béo trong tế bào. Mặt khác, thuốc lá cũng tăng cholesterol trong máu, thúc đẩy gây tổn thương thành mạch và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Tránh căng thẳng quá mức: Duy trì tinh thần lạc quan giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, nhờ đó quá trình đào thải cholesterol diễn ra thuận lợi.
- Kiểm soát cân nặng: Chỉ số BMI lý tưởng dao động trong mức từ 19 – 23, vòng bụng không quá 90 ở nam và 75 ở nữ. Bạn hãy tập luyện và điều chỉnh ăn uống để đạt được những điều này.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thói quen này giúp bạn phát hiện rối loạn cholesterol và triglycerid ngay từ giai đoạn sớm. Nhờ đó, bạn có thể kiểm soát bệnh dễ dàng và tránh phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm.
Sử dụng thảo dược giảm mỡ máu
Sử dụng thảo dược kiểm soát cholesterol và triglycerid máu là phương pháp được nhiều chuyên gia y tế ủng hộ. Theo các bác sĩ, cách thức này đặc biệt phù hợp với những người rối loạn lipid máu bởi hiệu quả và an toàn. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ.

Một trong những thảo dược kiểm soát cholesterol và triglycerid tốt nhất hiện nay là công thức được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam gồm: Bụp giấm – xạ đen – giảo cổ lam. Chế phẩm từ những thảo dược này đã được nghiên cứu lâm sàng và cho thấy tương đương với những thuốc Tân dược trị mỡ máu phổ thông. Cụ thể, chế phẩm giúp:
- Giảm cholesterol toàn phần đến 41,37%
- Giảm triglycerid máu đến 41,63%
- Giảm LDL -cholesterol máu đến 27,7%
- Tăng LDL-cholesterol máu đến 9,87%
Hiện nay, công thức thảo dược của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam đã được phát triển thành sản phẩm FREMO. Dưới dạng bào chế là viên nang, người bệnh có thể sử dụng tiện lợi và dễ dàng hơn. Viên uống FREMO chứa bộ ba thảo dược: Bụp giấm – xạ đen – giảo cổ lam và kết hợp thêm một số dược liệu khác như: nga truật, táo mèo và hoàng bá để tăng tác dụng kiểm soát mỡ máu và bảo vệ tim mạch.

Tùy vào tình trạng cụ thể, bạn chỉ cần sử dụng 2 – 4 viên/ ngày liên tục trong 2 – 3 tháng là có thể đạt được hiệu quả. FREMO cũng là nhãn hàng duy nhất trên thị trường cam kết hoàn tiền 100% nếu không có chỉ số mỡ máu của bạn giảm sau 2 tháng sử dụng. Cam kết này cho thấy mức độ uy tín và trách nhiệm của nhãn hàng với người bệnh.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Không ít người bị ám ảnh khi nhắc đến cholesterol và triglycerid. Họ cho rằng đây là những chất xấu và phải loại bỏ hết khỏi cơ thể. Thực tế không phải vậy, cholesterol và triglycerid cũng cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, hãy hiểu rõ chúng, điều chỉnh lối sống lành mạnh để duy trì chúng ở ngưỡng an toàn. Như vậy, bạn sẽ không cần lo lắng về tác hại do cholesterol và triglycerid gây ra.
Tài liệu tham khảo:
http://benhvien108.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach.htm
https://huyetap.vn/detail/22691/cholesterol-triglyceride-la-gi-tai-sao-lai-quan-trong-voi-chung-ta.html
https://suckhoedoisong.vn/lam-gi-de-can-bang-muc-cholesterol-169186408.htm