Gan có nhiệm vụ duy trì lưu lượng máu và tuần hoàn, lọc các chất đọc, chuyển hoá chất dinh dưỡng từ thực phẩm và phân phối đến mọi nơi trong cơ thể. Sức khỏe của gan ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Nếu bạn đang bị gan nhiễm mỡ, các thực phẩm tự nhiên như tỏi sẽ giúp ích rất nhiều cho gan.
Mục lục
Tỏi giúp chữa gan nhiễm mỡ như thế nào?
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn; vào tỳ, vị và phế. Có tác dụng điều vị, khai trợ tiêu hoá, giải uất tiêu tích (ôn trung hành trệ), chỉ khái trừ đàm, sát trùng giải độc. Dùng làm gia vị và cho người đau quặn bụng do lạnh, ăn uống không tiêu, kiết lỵ tiêu chảy, ho gà trạng thái tắc ruột cơ năng, tăng huyết áp, tăng mỡ máu, côn trùng cắn đốt. Liều dùng 5 – 20g, nghiền đập vụn cho vào thực phẩm.
Theo Tây y, Tỏi chứa allicin, allistatin, allithiaminee, citral, arylcamphol, protein, lipid, carbohydrate, các sinh tố B1, B2, C, PP và các khoáng chất Ca, P, Fe. Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống đông máu và ngăn xơ cứng động mạch, trợ tim, lợi niệu, hạ mỡ máu, giải độc.
Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, tác dụng của tỏi thể hiện ở nhiều khía cạnh như:
1. Tỏi giảm tích tụ chất béo trong gan
Tỏi có chứa một hợp chất gọi là alliin. Khi tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát hoặc băm nhuyễn, hợp chất này chuyển đổi thành hoạt chất allicin. Allicin là một chất chống oxy hóa, kháng sinh và chống nấm mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của gan. Một trong những tác dụng đó là giảm mỡ cho gan.
Một loại cholesterol được gọi là lipoprotein mật độ rất thấp, hoặc VLDL, được tạo ra bởi gan giúp di chuyển của chất béo trong máu. VLDL đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng và chất béo. Tuy nhiên, mức độ cao của VLDL và các cholesterol khác, có thể làm hỏng gan của bạn và dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
2. Tỏi bảo vệ gan khỏi các chất độc và nhiễm trùng
Một lá gan khỏe mạnh sẽ giúp bạn lọc được các độc chất ra khỏi cơ thể. Các chất độc tự nhiên như bilirubin, là sản phẩm thải ra từ quá trình phân hủy heme trong hồng cầu. Nếu chất độc này lưu lại lâu trong gan có làm tổn thương gan và gây ra bệnh viêm gan.
Độc tố khác đến từ bên ngoài cơ thể là độc tố của thuốc. Việc sử dụng quá liều các loại thuốc như acetaminophen (thuốc giảm đau) tạo ra stress oxy hóa cho gan, có thể gây tổn thương cho gan hoặc tử vong.
3. Tỏi giúp ngừa bệnh ung thư gan
Như đã đề cập ở trên, tỏi có chứa allicin, nó hoạt động như một chất chống oxy hóa để loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
4. Tỏi ngăn ngừa chứng tăng huyết áp tại gan
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là tình trạng tăng áp lực trong lòng mạch tại hệ thống tĩnh mạch cửa – tạo thành bởi tĩnh mạch cửa và các nhánh của nó dẫn lưu từ ruột đến gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa được xác định bởi sự chênh áp tĩnh mạch gan
Điều này có thể xảy ra do nhiều thứ khác nhau. Một trong những nguyên nhân là do mạch máu không còn đàn hồi. Khi tình trạng này xảy ra, các mạch máu gan sẽ bị tắc nghẽn, máu chảy ngược trở lại cơ thể và không thể đi qua gan.
5. Tỏi ngăn ngừa chứng viêm gan
Ngăn ngừa gan bị viêm là một trong những lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với gan. Tỏi chứa Vitamin B6 có thể làm giảm mức homocysteine trong cơ thể. Khi homocysteine ở mức thấp, tình trạng viêm trong gan có thể được ức chế và ngừa được tình trạng viêm gan sẽ xảy ra.
Cách chữa gan nhiễm mỡ bằng tỏi
1. Chữa gan nhiễm mỡ bằng cách ăn tỏi trực tiếp
Để giúp hạ mỡ gan, bạn hãy sử dụng ít nhất bốn tép tỏi tươi hàng ngày trong các món ăn. Thêm tỏi tươi băm nhỏ vào cuối quá trình chế biến món ăn để giữ lại các enzym và chất dinh dưỡng.
2. Chữa gan nhiễm mỡ bằng tỏi ngâm mật ong
Mật ong giàu glucose, khoáng chất, chất chống oxy hóa và vitamin. Đường glucose được hấp thụ dễ dàng và chuyển hóa ngay lập tức thành năng lượng. Bằng cách đó, mật ong không khiến gan phải làm việc quá sức, cũng như không đòi hỏi quá nhiều glycogen trong quá trình chuyển hóa. Vì vậy mật ong là thực phẩm rất tốt cho gan.
Một trong những đặc tính tốt nhất của mật ong là chất kháng sinh tự nhiên chống lại chứng viêm, kháng khuẩn.
Ngoài ra, mật ong là chất giải độc tự nhiên giúp tăng cường các mô của gan và thúc đẩy quá trình tái tạo ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Sự kết hợp đơn giản mà hiệu quả giữa mật ong và tỏi giúp làm sạch mỡ gan, tăng cường hệ thống miễn dịch, là kháng sinh tự nhiên có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin, giúp tái tạo lá gan đang bị suy giảm chức năng vì nhiễm mỡ.
3. Chữa gan nhiễm mỡ bằng tỏi với chanh, gừng
Theo Đông y, chanh có vị chua ngọt, tính bình; vào vị. Tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp an thai. Dùng trong các trường hợp thử nhiệt phiền khát (cảm nắng, mất nước, khát nước, vật vã kích động); ăn kém, nhiễm độc thai nghén nôn ói, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ, bạch điến lang ben.
Theo Tây y, chanh là một loại trái cây có múi có chứa vitamin C. Vitamin C là một chất chống ôxy hóa tự nhiên giúp gan sản xuất glutathione, đóng vai trò quan trọng trong việc giải độc tố cho cơ thể. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rằng, chanh có chứa một hợp chất gọi là naringenin làm giảm chứng viêm gan có liên quan đến gan nhiễm mỡ.
Gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm dịu chứng khó chịu đường tiêu hóa, giảm cảm lạnh và cúm, say tàu xe, ốm nghén và hỗ trợ miễn dịch. Gừng còn có tác dụng chống viêm hiệu quả. Đối với bệnh gan nhiễm mỡ, gừng có chứa các chất gingerol và shogaol có tác dụng ngăn chặn sự hình thành chất béo trong gan..
Sự kết hợp từ tỏi, chanh và gừng sẽ giúp điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả.
4. Chữa gan nhiễm mỡ bằng tỏi và đậu trắng
Theo Đông y, đậu trắng khí bình, vị cam, không độc, bổ được 5 tạng, điều hòa được trung nguyên, giúp ích được 12 kinh mạch.
Y học hiện đại cũng đã khám phá ra đậu trắng có chứa nhiều protein, carbohydrat, chất béo, chất xơ, calci, folat và vitamin A, đặc biệt giàu chất đạm và chất xơ lại ít chất béo, dùng tốt cho người mỡ máu cao, tăng huyết áp, đái tháo đường, mệt mỏi đau lưng, nhức mỏi thận yếu, ăn kém khí huyết hư.
Tỏi và đậu trắng khi kết hợp lại với nhau có thể điều trị mỡ gan cao hiệu quả. Bài thuốc này có từ rất lâu đời và được tìm thấy trong cuốn sách “Thọ Khang Trang Thặng Thư”. Nhưng để phát huy được hiệu quả toàn diện, bạn cần phải kiên trì thực hiện thường xuyên.
5. Chữa gan nhiễm mỡ bằng tỏi đen
Tỏi đen là thành phẩm khi tỏi trắng trải qua quá trình lên men chậm, từ 60 độ C đến 90 độ C, độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ, trong thời gian từ 14 – 60 ngày.
Tỏi đen có rất nhiều công dụng, một trong số đó là tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, người hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
Tỏi đen còn có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết. Do đó, tỏi đen rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao bị mắc các bệnh tim mạch như người béo, mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ.
Lưu ý khi dùng tỏi chữa gan nhiễm mỡ
Không dùng quá 15 g tỏi/ngày
Tỏi là một chất làm loãng máu tự nhiên, vì vậy bạn cần cẩn trọng khi sử dụng tỏi với các loại thuốc chống đông máu và chống ngưng tập tiểu cầu vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra nên tránh dùng chế phẩm từ tỏi khoảng 1 tuần trước khi phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu kéo dài trong và sau khi phẫu thuật.
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của tỏi là buồn nôn. Cảm giác buồn nôn có thể là một phần của phản ứng dị ứng. Các dấu hiệu khác của dị ứng bao gồm tiêu chảy, khô họng, chảy nước mũi, phát ban, ngứa mắt, nổi mề đay và khó thở. Phản ứng dị ứng cũng có thể gây ra sốc phản vệ đe dọa tính mạng. Hãy liên hệ ngay với bác sĩ khi bạn nghi ngờ có phản ứng dị ứng sau khi dùng tỏi.
Các tác dụng phụ phổ biến khác bao gồm mùi cơ thể và hơi thở, chướng bụng, ợ chua và đầy hơi.
Dùng tỏi với một số loại thuốc có thể gây ngộ độc đường tiêu hóa. Chúng bao gồm các loại thuốc điều trị HIV như amprenavir, indinavir, nelfinavir, ritonavir và saquinavir.
Nấu chín tỏi sẽ làm giảm hàm lượng vitamin đáng kể. Vitamin B và C trong tỏi hòa tan trong nước nên dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến thực phẩm, đặc biệt là nấu nướng. Vitamin K hòa tan trong chất béo nên việc nấu nướng sẽ không bị ảnh hưởng. Để giữ lại hàm lượng vitamin của tỏi, bạn nên thêm tỏi vào cuối quá trình nấu để tránh tiếp xúc lâu với nhiệt.
Bạn nên băm nhuyễn hoặc nghiền nát để tỏi phát huy được hiệu quả cao nhất. Ngược lại, nếu không nghiền nát và chỉ cần nướng trong lò vi sóng 60 giây ngay lập tức sẽ khiến tỏi mất đi một số đặc tính chống ung thư.
Luộc tỏi nguyên củ ngay lập tức cũng sẽ làm giảm các đặc tính có lợi cho sức khỏe trong tỏi.
Không nuốt nguyên cả tép tỏi và không sử dụng tỏi khi đói. Tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày – ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc bụng đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng
Theo Fremo.vn
Nguồn:
National Cancer Institute: Garlic and Cancer Prevention
“Journal of Nutrition”; “Garlic Inhibits Microsomal Triglyceride Transfer Protein Gene Expression in Human Liver and Intestinal Cell Lines and Rat Intestine”; Marie Lin et al; June 2002
“Internet Journal of Nutrition and Wellness”; “Fresh Garlic Extract Protects the Liver Against Acetaminophen-Induced Toxicity; C.C. Ezeala et al; 2009