Từ xa xưa, thảo dược được sử dụng nhiều trong y học, chúng đem đến nhiều công dụng phòng bệnh và trị bệnh hiệu quả. Mỡ máu cao là một bệnh lý phổ biến, trong dân gian cũng truyền bá nhiều thảo dược lành tính, có khả năng hỗ trợ giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe. Trong bài viết này, Fremo.vn sẽ gửi đến bạn các cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược hiệu quả nhất.
Mục lục
Mỡ máu cao là bệnh gì?
Mỡ (lipid) máu cao, còn gọi là máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể làm cho nồng độ mỡ trong máu quá cao.
Mỡ rất cần thiết để tạo và cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Bên cạnh đó mỡ cũng cung cấp và vận chuyển các vitamin tan trong dầu. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ quá nhiều có thể gây ra bệnh tim, bệnh tiểu đường và béo phì.
Trong cơ thể có rất nhiều loại mỡ nhưng những loại phổ biến nhất trong chứng mỡ máu cao là cholesterol và triglycerides. Mỡ máu cao có thể xảy ra do sự tăng cao của một hoặc cả hai loại sau:
Cholesterol đi khắp cơ thể dưới hình thức gọi là lipoprotein. Có hai loại cholesterol là: HDL cholesterol (cholesterol tốt) và LDL cholesterol(cholesterol xấu). Cholesterol trong máu cao có nghĩa là cholesterol LDL cao.
Triglyceride được lưu trữ trong các tế bào mỡ để sử dụng và là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ăn quá nhiều chất béo làm cho cơ thể không đốt cháy hết để sản sinh năng lượng có thể dẫn đến nồng độ triglyceride cao. Nếu triglycerides của bạn cao thì cholesterol cũng có thể đang ở mức cao.
► Tìm hiểu thêm: Mỡ máu cao có nguy hiểm không?
10 cách dùng thảo dược điều trị mỡ máu cao hiệu quả
1. Hà thủ ô
Hà thủ ô còn có tên gọi khác là thủ ô, giao đằng. Tên khoa học là Fallopia multiflora. Đây là loại thảo dược khá phổ biến, dễ dàng trồng được ở nhiều nơi.
Xưa nay, hà thủ ô vốn nổi bật với công dụng giúp mọc tóc, đen tóc, giúp tóc chắc khỏe và mềm mượt. Tuy nhiên, loại cây này còn có tác dụng điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả như nấm, da mưng mủ, viêm khớp, đau lưng, tê bì chân tay, huyết áp cao, sốt rét,…
Trong các nghiên cứu khoa học, hà thủ ô có chứa dẫn xuất anthraquinone, chủ yếu là chrysophanol, emodin, rhein. Bên cạnh đó còn có lecithin, lipid thô, đây đều là những hợp chất được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn mỡ đọng lại trên thành động mạch, hóa giải xơ vữa động mạch. Chính bởi vậy, hà thủ ô được xem như một thảo dược quý trong việc điều trị mỡ máu cao.
Cách dùng: Chuẩn bị nguyên liệu gồm có hà thủ ô, thảo quyết minh, linh chi, lá sen, sơn tra, lá chè tươi, hổ trương, mỗi vị khoảng 15 – 20g. Rửa sạch nguyên liệu sau đó hãm với nước giống như hãm chè. Bạn có thể uống hàng ngày thay nước uống.
2. Cây nần vàng (mài đắng)
Cây nần vàng hay còn có tên gọi là nần vàng. Tên khoa học là Dioscorea collettii Hook.f.
Cây thuộc loại dây leo cuốn, thân cây sắn, củ màu vàng, có vị đắng.
Người ta thường sử dụng củ nần trong việc điều trị huyết áp cao, viêm khớp, gan nhiễm mỡ và đặc biệt là máu nhiễm mỡ. Theo nghiên cứu khoa học, nần vàng có chứa hoạt chất saponin steroid có tác dụng làm giảm lượng cholesterol và triglyceride máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
Cách sắc uống: Dùng 15g củ nần khô hoặc 50g củ nần tươi, rửa sạch, sắc với 500ml nước đun cạn đến khi còn 300ml. Uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả cao nhất.
3. Nghệ
Nghệ là loại củ khá phổ biến ở nước ta. Đây không chỉ là thực phẩm được dùng nhiều trong nấu ăn, làm đẹp mà còn có tác dụng chữa bệnh. Hoạt chất curcumin có trong nghệ có khả năng làm giảm sản sinh và tăng tiêu thụ tế bào mỡ máu xấu (LDL cholesterol).
Cách dùng: Mỗi lần uống bạn pha nửa muỗng cà phê bột nghệ vào một ly nước nóng, khuấy đều, đợi nguội thì dùng. Dùng 3 lần/ngày, nếu khó uống bạn có thể pha thêm một chút sữa.
4. Gừng
Gừng là gia vị có mặt trong hầu hết căn bếp của mọi giai đình. Gừng tươi có chứa chất chống oxy hóa, làm tăng độ pH dạ dày, làm giảm nồng độ mỡ máu cholesterol và triglyceride. Hoạt chất gingerol có trong gừng còn có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân, vô cùng có lợi cho người béo phì bị mỡ máu cao.
Cách nấu:
Chuẩn bị: 1 củ gừng lớn, 4 củ tỏi, 4 trái chanh, 2 lít nước. Nguyên liệu đem lột vỏ, rửa sạch, cho tất cả vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Đem hỗn hợp đã xay đổ vào nồi, thêm 2 lít nước, đặt lên bếp đun sôi, khuấy đều trong 10 phút rồi tắt bếp. Để nguội sau đó dùng rây lọc bỏ phần bã đi là có thể dùng được.
Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 150 – 200 ml trước bữa ăn 2 giờ đồng hồ. Nên uống một chút nước ấm trước khi dùng hỗn hợp, đề phòng những ai có bệnh lý dạ dày.
5. Trà xanh
Trà xanh là một trong những thảo dược đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, đặc biệt kể tới chất catechin có trong lá trà có khả năng chuyển hóa chất béo, làm giảm lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính triglyceride có trong máu. Trong lá trà còn có nhiều các sắc tố có tác dụng ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, làm giảm tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Cách nấu trà xanh vô cùng đơn giản, bạn chuẩn bị một lượng lá trà non đủ dùng trong ngày, sau đó rửa sạch, vò nhẹ rồi cho vào ấm đun hoặc hãm trong phích nước nóng. Mỗi ngày dùng khoảng 3 – 5 tách trà.
6. Lá vối
Cây vối là một loại cây khá quen thuộc với nhiều người, loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa,…
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong lá vối có chứa nhiều hoạt chất có dược tính tốt cho sức khỏe như: tanin, kháng sinh tự nhiên, beta – sitosterol, vitamin, axit triterpenic, …
Người ta thường sử dụng lá vối nhằm mục đích hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, điều hòa thân nhiệt, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, gout, tiểu đường,… Đặc biêt, trong nụ vối có chứa beta – sitosterol được nghiên cứu là có khả năng làm giảm mỡ máu, điều hòa sự chuyển hóa cholesterol trong máu.
Cách nấu: Chuẩn bị 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước, có thể uống thay nước uống hàng ngày.
7. Tỏi
Theo đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí tiêu tích, tiêu độc.Nghiên cứu khoa học chỉ ra trong 100g tỏi có chứa 150g calo, 33g carbonhydrates, 6,36g protein, các vitamin nhóm B(B1, B3, B6), khoáng chất thiết yếu (sắt, canxi, magie, kali, photpho,…) và các nguyên tố vi lượng.
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin sulfur – hoạt chất này có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol xấu (LDL cholesterol), vô hiệu hóa hoạt động của chúng, ngăn ngừa cholesterol được tổng hợp trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể.
Các chuyên gia y khoa cũng nhận định rằng dược tính của tỏi gần tương đương với thuốc hạ lipid máu Clo fibrat. Đồng thời, tỏi còn giúp tăng lượng cholesterol tốt (HDL cholesterol) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL cholesterol), từ đó giảm chuyển hóa mỡ trong máu, ngăn ngừa mỡ máu tăng, xơ vữa động mạch và các biến chứng của mỡ máu cao.
Gừng là một dược liệu khá phổ thông. Trong nghiên cứu y khoa, gừng có tác dụng đốt cháy mỡ thừa, tăng khả năng tuần hoàn máu. Đặc biệt, tương tự như chanh, loại củ này giàu chất chống oxy hóa, có thể ngăn ngừa tình trạng hình thành các mảng bám ở thành mạch máu, đào thải các cholesterol dư thừa ra ngoài cơ thể.Như đã chia sẻ ở trên, tỏi và chanh cũng có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Chính bởi vậy, có thêm sự tham gia của gừng sẽ càng làm cho công dụng thêm hiệu quả.
Cách giảm mỡ máu từ chanh, tỏi, gừng:
Chuẩn bị: 4 củ tỏi lớn, 4 quả chanh, 1 củ gừng lớn, 2 lít nước sạch.
Cách làm: Chanh, gừng, tỏi lột vỏ, rửa sạch. Đem tất cả nguyên liệu và máy xay nhuyễn. Sau đó pha hỗ hợp thu được vào nồi cùng 2 lít nước, bắc lên bếp đun sôi, khuấy đều tay, sau 10 phút thì tết bếp, để nguội.
Cách dùng:Dùng 50ml/lần, 3 lần/ngày.
➤Tham khảo chi tiết: Bí quyết sử dụng tỏi để điều trị mỡ máu cao tại nhà
8. Uống trà bụp giấm
Các công trình nghiên cứu về bụp giấm có khẳng định về khả năng hạ lipid máu của loài hoa này. Dịch chiết hibithocin trong hoa bụp giấm có thể ngăn chặn tình trạng rối loạn lipid máu và bệnh lý mạch vành. Cụ thể, chúng làm giảm các chỉ số mỡ máu LDL-c, triglyceride, cholesterol toàn phần và tăng HDL-c trong máu.
Chuẩn bị: 30g hoa bụp giấm hoa khô, 700ml nước.
Cách làm: Đem nguyên liệu rửa sạch và hãm trong 700ml nước sôi. Có thể thêm đường và uống hết trong ngày.
9. Uống trà giảo cổ lam
Giảo cổ lam là dược liệu quý, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như: huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan,… Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…
Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, có thể kể tới một vài công dụng tiêu biểu của giảo cổ lam, đó là:
- Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
- Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
- Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.
Cách pha trà giảo cổ lam: Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
10. Uống trà xạ đen
Xạ đen có chứa nhiều hoạt chất tốt, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Các flavonoid có tác dụng phòng chống ung thư, saponin triterpenoid giúp ngừa nhiễm khuẩn, quinon làm hóa lỏng tế bào ung thư,… Bên cạnh đó, xạ đen được nghiên cứu là có khả năng điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Cách pha trà xạ đen giảm mỡ máu:
Lấy 50g lá xạ đen phơi khô cho vào 1.5l nước đun sôi 10 – 15p (bạn nên dùng nồi/siêu đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30 – 35p như pha trà. Sau đó bỏ bã, chắt lấy phần nước, có thể uống thay cho nước lọc hàng ngày.
☛ Có thể bạn quan tâm: Máu nhiễm mỡ có uống được mật ong không?
Lưu ý khi chữa mỡ máu cao bằng thảo dược
Bên cạnh việc áp dụng các cách trị mỡ máu cao từ nhiên nhiên kể trên, bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:
- Lựa chọn sử dụng phương pháp tự nhiên đem lại kết quả nếu tình trạng bệnh của bạn còn ở thể nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.
- Phương pháp này cũng cần bạn kiên trì thời gian dài mới nhận được kết quả.
- Bệnh nhân không nên quá lạm dụng vào phương pháp này dẫn tới sử dụng quá mức, có thể mang lại tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến gan.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, trước khi lựa chọn sử dụng thực phẩm tự nhiên nếu đang sử dụng thuốc tây.
- Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn.
- Quan trọng nhất, bên cạnh việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược kể trên,chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học vẫn cần được ưu tiên hàng đầu.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Các phương pháp giảm mỡ máu nhanh tại nhà dễ thực hiện
Bổ sung Fremo hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thể thao kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát mỡ máu ổn định lâu dài. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn