LDL-Cholesterol là một trong những chỉ số khi làm xét nghiệm sinh hóa. Vậy chỉ số này có ý nghĩa gì và công thức nào để tính LDL chuẩn nhất? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Mục lục
LDL-Cholesterol là gì?
Cholesterol trong cơ thể chúng ta được vận chuyển qua máu thông qua hai loại protein là LDL-Cholesterol (lipoprotein mật độ thấp) và HDL-Cholesterol (lipoprotein mật độ cao).
Trong đó, LDL-Cholesterol (viết tắt: LDL-C) thường được gọi là cholesterol “xấu”, bởi nó có thể tích tụ ở thành của mạch máu. Sự tích tụ này được gọi là “mảng bám”. Khi các mạch máu tích tụ mảng bám theo thời gian, mạch sẽ bị thu hẹp lại, ngăn cản lưu lượng máu đến/đi từ tim và các cơ quan khác. Khi dòng máu đến tim bị tắc nghẽn, nó có thể gây ra đau thắt ngực hoặc đau tim.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần LDL-C, bởi như đã nói ở trên, cholesterol trong cơ thể chúng ta được vận chuyển thông qua LDL-C và HDL-C. Cholesterol được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể. Gan của bạn tạo ra cholesterol và nó cũng có trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt hay các sản phẩm từ sữa. Cơ thể bạn cần cholesterol để hoạt động bình thường.
Ngoài ra, nếu mức LDL-C quá thấp có thể làm giảm hoạt động của não bộ, hệ thống nội tiết, gây ra trầm cảm, xuất huyết hay thậm chí là đột quỵ.
☛ Đọc thêm: LDL Cholesterol là gì?

Ý nghĩa của chỉ số LDL-Cholesterol (LDL-C)
LDL-C là chỉ số xuất hiện khi bạn làm xét nghiệm Lipid máu (xét nghiệm mỡ máu). Trong xét nghiệm Lipid máu, ta thường thấy có các chỉ số như:
- LDL-C
- HDL-C
- Cholesterol toàn phần (CT)
- Triglycerid (TG)
Các chỉ số này để đo lượng phân tử chất béo (lipid) trong máu của bạn và bác sĩ sẽ dựa vào các chỉ số này để đánh giá sức khỏe tim mạch, cũng như để chẩn đoán một số tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như bệnh gan.
Mức LDL-C cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
- Bệnh động mạch vành
- Bệnh động mạch ngoại vi
- Bệnh tim, bao gồm đau thắt ngực và đau tim
- Đột quỵ
- .v.v.
Giá trị chỉ số LDL-C bao nhiêu là tốt?
Theo khuyến cáo, chỉ số LDL-C nên như sau:
– Ở người trưởng thành khỏe mạnh, giá trị tối ưu của LDL nên ở mức < 100 mg/dL hay < 3,9 mmol/l và mức 100 – 129 mg/dL vẫn được coi là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có sẵn các bệnh lý tim mạch hoặc có yếu tố nguy cơ về bệnh tim mạch thì cần giữ giá trị này ở ngưỡng dưới 100 mg/dL. Nếu kết quả ở mức 130 – 159 mg/dL là ở giới hạn cao, 160 – 189 mg/dL là ở mức cao và từ 190 mg/dL trở lên là rất cao.
Giá trị | Đánh giá |
< 100 mg/dL | Bình thường |
130 – 159 mg/dL | Giới hạn cao |
160 – 189 mg/dL | Cao |
> 190 mg/dL | Rất cao |
– Ở trẻ em, giá trị bình thường sẽ thấp hơn so với người lớn, vì thế bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá cụ thể dựa trên kết quả xét nghiệm.
Các xác định giá trị LDL-C chính xác
Công thức tính LDL-C
Để tính LDL-C, chúng ta sử dụng công thức Friedewald, cụ thể:
Trong đó:
- TC: Cholesterol toàn phần
- HDL-C: lipoprotein mật độ cao
- TG: Triglycerid
** Lưu ý: Khi chỉ số Triglyceride > 4,5 mmol/L (hay > 400 mg/dL) thì công thức này không hợp lệ. Lúc này bắt buộc phải định lượng bằng máy.
Ví dụ: Bạn có kết quả xét nghiệm mỡ máu như sau:
- Cholesterol: 220 mg/dL
- Triglycerid: 205 mg/dL
- HDL-C: 72 mg/dL
Áp dụng công thức tính LDL-C ở trên, ta có: LDL-C = 220 – 72 – 205/5 = 107 mg/dL. Đối chiếu theo bảng trên, ta thấy mức LDL-C của bạn cao hơn ngưỡng bình thường một chút nhưng vẫn được coi là bình thường.
Dựa vào kết quả xét nghiệm
Khi làm xét nghiệm mỡ máu, thường chỉ số LDL-C của bạn đã được tính toán cụ thể cùng với các chỉ số khác. Vì thế, nếu không phải là nhân viên y tế, bạn cũng không cần ghi nhớ công thức LDL-C mà chỉ cần nhìn vào bảng xét nghiệm mỡ máu là đủ.

Có nên kiểm tra chỉ số LDL-C thường xuyên không?
Xét nghiệm mỡ máu là một xét nghiệm cần thiết, giúp phát hiện và điều trị kịp thời nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến rối loạn lipid máu, như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,… Vì thế, các chuyên gia tại bệnh viện 103 khuyến cáo:
- Những người từ 20 tuổi trở lên nên làm xét nghiệm mỡ máu định kì 5 năm/lần.
- Đàn ông từ 45 đến 65 tuổi và phụ nữ từ 55 đến 65 tuổi nên kiểm tra mỗi 1 đến 2 năm
Đối với những người từ 19 tuổi trở xuống có thể làm xét nghiệm lần đầu khi 9 – 11 tuổi. Một số trẻ có thể làm xét nghiệm này bắt đầu từ 2 tuổi nếu tiền sử gia đình có cholesterol trong máu cao, đau tim hoặc đột quỵ.
Ngoài ra, khi thấy mình có các triệu chứng của rối loạn mỡ máu, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để tiến hành xét nghiệm và có chẩn đoán chính xác. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Những lưu ý trước khi xét nghiệm mỡ máu
Để kết quả xét nghiệm mỡ máu nói chung và LDL-C nói riêng chính xác nhất, trước khi làm xét nghiệm bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Nhịn ăn
Bạn không nên ăn bất kì loại thực phẩm nào vào cơ thể trong vòng 8-12 giờ trước khi làm xét nghiệm. Bởi nhiều loại thực phẩm có chứa thành phần lipid và các chất dinh dưỡng chuyển hóa thành đường glucose, gây rối loạn các chỉ số, dẫn đến sự sai lệch trong kết luận bệnh.
Không uống thuốc, nước ngọt, cà phê, hút thuốc,…
Trước xét nghiệm 24 giờ, bạn tuyệt đối không được uống rượu bia, thức uống có ga, có cồn hoặc các chất kích thích. Các loại nước này có thể tác động đến chỉ số sinh hóa máu, gây ra kết quả xét nghiệm sai lệch, không chính xác.
Uống đủ nước
Do không được tiêu thụ thức ăn trong vòng 8 đến 12 giờ nên việc bổ sung thêm nước là điều cần thiết. Việc này giúp cơ thể tránh bị mệt mỏi, kiệt sức trong lúc chờ đợi.
Thời điểm lấy máu xét nghiệm
Do nồng độ một số chất có thể thay đổi theo các thời điểm trong ngày. Ví dụ, nồng độ cortisol, sắt huyết thanh và glucose cao nhất vào buổi sáng 6 – 8 giờvà giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Vì thế, thời điểm lấy máu để làm xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng.

Nên làm gì nếu chỉ số LDL-C cao?
Để làm giảm LDL-Cholesterol, có hai cách chính:
- Thay đổi lối sống, gồm 3 việc: Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho tim mạch; quản lý cân nặng và hoạt động thể chất.
- Sử dụng thuốc điều trị.
Đọc thêm: Định lượng LDL-C cao có nguy hiểm không?
Thay đổi lối sống
☛ Ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch
Một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho tim là một chế độ ăn hạn chế chất béo bão hóa và chất béo chuyển hóa. Cụ thể:
– Giảm chất béo bão hòa. Chất béo bão hòa làm tăng cholesterol toàn phần. Chúng được tìm thấy chủ yếu trong thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa béo, các loại dầu mỡ động vật, bơ nhân tạo và nhiều loại thực phẩm khác. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này.
– Loại bỏ chất béo chuyển hóa. Tương tự chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cũng làm tăng mức cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol và triglyceride. Chúng thường có trong các loại bơ thực vật, bánh quy, bánh ngọt, các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu, đồ ăn chế biến sẵn,…

– Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3. Axit béo omega-3 không làm thay đổi chỉ số LDL-C nhưng chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, huyết áp. Thực phẩm giàu axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích và các loại cá béo khác. Ngoài ra, chúng cũng được tìm thấy trong quả óc chó, hạt lanh.
– Tăng chất xơ hòa tan. Chất xơ hòa tan có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào máu. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như bột yến mạch, cải Brussels, táo, lê, các loại rau xanh và trái cây khác.
☛ Tập thể dục thường xuyên, tăng cường vận động
Tập thể dục vừa giúp tăng HDL-C, vừa giúp giảm LDL-C. Vì thế, bạn nên thường xuyên tập thể dục thể thao, tốt nhất là tập hầu hết các ngày trong tuần.
Nếu bạn chưa có thói quen tập thể dục, hãy nhanh tìm hiểu và lựa chọn cho mình bộ môn mà bản thân yêu thích. Sau đó duy trì động lực bằng cách tìm một người bạn tập cùng hoặc tham gia một nhóm tập.

☛ Giảm cân
Nếu bạn đang béo phì, thừa cân, hãy tìm cách giảm cân một cách lành mạnh. Bởi, chỉ thừa vài cân cũng có thể làm tăng LDL-C. Việc giảm cân có thể đạt được bằng cách kết hợp giữa ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất phù hợp.
Nếu gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng lành mạnh, bạn có thể liên hệ với bác sĩ hay các chuyên gia để có được lời khuyên và kế hoạch giảm cân tốt nhất.
☛ Bỏ thuốc lá, uống rượu có chừng mực
Những lợi ích của việc bỏ thuốc lá đã được chứng minh và không thể bàn cãi:
- Trong vòng 20 phút sau khi bỏ thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ phục hồi sau khi tăng đột biến do thuốc lá gây ra
- Trong vòng 3 tháng sau khi bỏ thuốc, tuần hoàn máu và chức năng phổi sẽ bắt đầu cải thiện
- Trong vòng 1 năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim của bạn chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc
Ngoài ra, sử dụng rượu một cách có chừng mực cũng giúp bạn cải thiện chỉ số LDL-C. Đối với người lớn khỏe mạnh, tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi và nam giới trên 65 tuổi; tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới từ 65 tuổi trở xuống.

Sử dụng thuốc điều trị
Nếu việc thay đổi lối sống không giúp bạn cải thiện chỉ số LDL-C, bạn có thể phải dùng thuốc. Có một số loại thuốc giúp làm giảm cholesterol. Chúng hoạt động theo nhiều cách khác nhau và có thể có các tác dụng phụ.
Nếu bác sĩ đề nghị bạn dùng thuốc, hãy sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và tiếp tục việc thay đổi sống.
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ
Song song với việc thay đổi lối sống, để cải thiện chỉ số LDL-C, giúp hạ mỡ máu cho cơ thể, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ cũng là lựa chọn của nhiều bệnh nhân.
Trong số các sản phẩm trên thị trường, FREMO hiện đang là sản phẩm được nhiều người tin tưởng và sử dụng.
FREMO là sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Khoa học Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam. Sản phẩm kế thừa từ đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam” của PGS.TS. Lê Minh Hà cùng các cộng sự. Cụ thể như sau:
- Bụp giấm. Có tác dụng cải thiện rối loạn mỡ máu, điều hòa cholesterol và hạ huyết áp.
- Xạ đen. Trong xạ đen có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, ngăn ngừa tăng huyết áp, bảo vệ gan và giúp ổn định chỉ số mỡ máu.
- Giảo cổ lam. Mang lại tác dụng hạ cholesterol toàn phần, tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, giảo cổ lam còn có khả năng ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch.
Không chỉ vậy, thành phần của FREMO còn có các loại thảo dược khác giúp ổn định chỉ số mỡ máu, gồm: Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật.
Các thành phần này hiệp đồng tác dụng với nhau, giúp mang lại hiệu quả vượt trội và toàn diện. Điểm cộng của sản phẩm là có hiệu quả tương đương các loại thuốc điều trị mỡ máu phổ biến hiện nay mà lại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, an toàn, không lo tác dụng phụ.

BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Tổng kết
Bài viết trên đây, chúng tôi đã gửi tới bạn đọc công thức tính LDL-C và ý nghĩa của chỉ số này. LDL-C ở mức bình thường nên < 100 mg/dL hay < 3,9 mmol/l. Nếu chỉ số này tăng cao, bạn nên tìm hiểu để thay đổi lối sống lành mạnh hơn, sử dụng thêm sản phẩm FREMO hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào.