Định lượng cholesterol toàn phần là bộ công cụ quan trọng để giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Vậy khi nào cần làm Định lượng Cholesterol? Chỉ số bình thường là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Mục lục
Định lượng Cholesterol toàn phần là gì?

Định lượng Cholesterol toàn phần hay còn được ví như “hồ sơ lipid”, là một xét nghiệm đo lường tổng lượng cholesterol và một phần chất béo trung tính trong máu của bạn. Xét nghiệm này có thể xác định nguy cơ tích tụ chất béo dư thừa, dẫn đến hình thành mảng xơ vữa trong lòng mạch.
Những người bị tăng mỡ máu thường không có dấu hiệu rõ ràng, các triệu chứng diễn ra rất âm thầm nên bạn rất dễ dàng bỏ qua. Lúc này, chỉ số Cholesterol sẽ rất có ý nghĩa để đánh giá nguy cơ xuất hiện các bệnh tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Khi nào cần làm xét nghiệm Cholesterol toàn phần?
Theo viện Tim, Phổi và Máu Hoa Kỳ (NHLBI), mỗi người trong độ tuổi từ 9 – 11 nên kiểm tra nồng độ Cholesterol toàn phần lần đầu tiên, lặp lại sau mỗi 5 năm. Bên cạnh đó, các khuyến cáo của NHLBI cũng chỉ ra rằng, đối với nam giới từ 45 – 65 tuổi và nữ giới từ 55 – 65 tuổi cần thực hiện xét nghiệm 1 – 2 năm/ lần.
Mặt khác, bạn cũng cần kiểm tra chỉ số Cholesterol của mình thường xuyên hơn (1 – 2 lần mỗi năm) nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao như:
- Người bị thừa cân, béo phì: Thường do lối sinh hoạt kém lành mạnh như lười vận động, tiêu thụ nhiều chất béo dẫn đến tích lũy mỡ thừa ở các cơ quan trong cơ thể. Điều này dẫn đến tăng nồng độ Cholesterol toàn phần, lâu dần gây ra hiện tượng xơ vữa thành mạch.
- Thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích sẽ làm suy giảm chức năng gan, quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn. Hệ quả là gia tăng nồng độ Cholesterol và các chất béo khác – yếu tố hàng đầu gây ra bệnh tim mạch.
- Những người có chế độ ăn giàu Cholesterol như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, bơ, sữa, thịt đỏ… Đặc biệt, các loại thực phẩm nhiều đường tinh chế như bánh quy, snack, bánh mì… cũng có khả năng làm tăng mỡ máu của bạn.
- Một số người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận… nên chủ động kiểm tra chỉ số Cholesterol toàn phần để kịp thời phát hiện và có phương pháp điều trị hợp lý.
- Yếu tố di truyền: Khi bố mẹ hay con cái của bạn mắc các bệnh về tim mạch hay rối loạn mỡ máu thì nguy cơ bạn bị tăng Cholesterol toàn phần là rất cao.
Định lượng Cholesterol toàn phần gồm những gì?

Định lượng Cholesterol toàn phần là rất quan trọng nhằm đánh giá tổng quan tình trạng mỡ máu của bạn. Tuy nhiên, sự thay đổi từng thành phần trong bộ xét nghiệm lại có giá trị hơn cả, hỗ trợ bác sĩ định hướng điều trị cho bệnh nhân.
Một bộ xét nghiệm Cholesterol hoàn chỉnh sẽ bao gồm 4 thành phần mỡ máu quan trọng:
- Cholesterol toàn phần: Là tổng lượng Cholesterol trong máu của bạn.
- Lipoprotein mật độ cao HDL: Hay còn được gọi là “mỡ tốt”, vận chuyển Cholesterol dư thừa trong lòng mạch đến gan để đào thải ra ngoài. Nhờ HDL – C, dòng máu được lưu thông tốt hơn và ngăn ngừa hiện tượng xơ vữa, tắc mạch.
- Lipoprotein tỷ trọng thấp LDL: Được biết đến như một loại “mỡ xấu” bởi nồng độ chất này tăng cao sẽ tích tụ lại và hình thành các mảng bám trên thành mạch.
Những mảng bám này không chỉ làm giảm lưu lượng máu đến nơi cần thiết mà khi chúng vỡ ra, bạn có thể phải đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm như cơn đau thắt ngực, đột quỵ.
- Triglyceride là một chất béo trung tính không thuộc nhóm Cholesterol. Vậy tại sao khi định lượng Cholesterol toàn phần lại phải kiểm tra cả Triglyceride?
Khi nồng độ Triglyceride tăng cao kết hợp cùng LDL – C tăng hoặc HDL – C giảm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ hình thành bệnh tim mạch của bạn. Chính vì thế, dù không cùng nhóm mỡ máu nhưng Triglyceride vẫn chiếm một phần nhỏ trong tổng lượng Cholesterol của cơ thể.
Kết quả định lượng cholesterol toàn phần nói lên điều gì?

Chỉ riêng chỉ số Cholesterol sẽ không đánh giá được tình trạng bệnh của bạn. Vậy nên, khi xét nghiệm, bạn cần thực hiện cả 4 thông số quan trọng bao gồm Cholesterol toàn phần, HDL – C, LDL – C và Triglyceride. Sự thay đổi của mỗi thành phần đều có vai trò quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xét nghiệm Cholesterol – ý nghĩa các chỉ số!
Định lượng Cholesterol toàn phần
- Chỉ số bình thường: Dưới 200mg/ dL – nguy cơ mắc bệnh mạch vành rất thấp
- Chỉ số báo động: 200 – 230mg/ dL – người bệnh tăng nhẹ Cholesterol, cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên.
- Chỉ số cao: ≥ 240mg/ dL – rất dễ xảy ra các biến chứng về tim mạch.
Định lượng HDL – Cholesterol
Định lượng HDL – C được thực hiện bằng phương pháp Enzyme so màu, kết hợp cùng hệ thống máy móc sinh hóa chuyên dụng. Kết quả HDL – Cholesterol có ý nghĩa như sau:
- Chỉ số bình thường: >50 mg/ dL
- Ngưỡng báo động: <40 mg/ dL
Những trường hợp HDL – C tăng cao rất hiếm khi xảy ra và thường không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, khi nồng độ HDL – Cholesterol giảm thấp, bạn sẽ dễ mắc các bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch,…
Định lượng LDL – Cholesterol
Định lượng LDL – C là gì? Cũng như HDL – Cholesterol, người ta sẽ kiểm tra nồng độ LDL – C bằng kỹ thuật Enzyme so màu thông qua một loạt các phản ứng hóa học. Các thông số của thành phần này thể hiện:
- Chỉ số bình thường: <130 mg/ dL
- Ngưỡng gây hại: >160 mg/ dL
Định lượng HDL – C cao báo hiệu chất béo dư thừa có thể bị lắng đọng ở thành mạch, lâu dần hình thành mảng xơ vữa. Khối choán chỗ sẽ gây hẹp mạch máu, thậm chí nguy hiểm hơn khi chúng đột ngột vỡ ra, dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Định lượng Triglyceride
Định lượng Triglyceride trong máu sẽ giúp bạn đánh giá nguy cơ rối loạn lipid:
- Chỉ số bình thường: <100 mg/ dL
- Chỉ số ranh giới cao: 150 – 199mg/ dL
- Chỉ số cao: 200 – 499mg/ dL
- Chỉ số ở mức rất cao: > 500mg/ dL
Thông qua chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như những phương pháp điều trị y tế tối ưu nhất.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xét nghiệm Cholesterol – ý nghĩa các chỉ số!
Những nguyên nhân ảnh hưởng cholesterol toàn phần

Cholesterol được hình thành qua 2 nguồn là ngoại sinh (từ thức ăn) và nội sinh (tổng hợp tại gan và các tế bào). Vậy nên, một chế độ ăn không hợp lý hay các tổn thương trong cơ thể đều làm thay đổi nồng độ Cholesterol toàn phần.
Nguyên nhân gây giảm Cholesterol toàn phần
Định lượng cholesterol toàn phần thấp có thể do:
- Chế độ ăn uống thiếu Cholesterol, không cung cấp đủ nhu cầu cho cơ thể.
- Sử dụng một số thuốc gây ức chế tổng hợp Cholesterol như Estrogen, Metformin,…
- Một số bệnh lý cường giáp, thiếu máu mạn, HIV/ AIDS,… cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm Cholesterol trong máu.
Vậy định lượng cholesterol toàn phần trong máu thấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không? Như chúng ta đã biết, vai trò chính của Cholesterol là cung cấp năng lượng, tham gia cấu tạo dịch mật và một số hormone quan trọng khác. Chính vì thế, khi thiếu đi thành phần này, bạn sẽ dễ dàng mắc phải những căn bệnh như trầm cảm, suy giảm trí nhớ, nhiễm trùng đường tiêu hóa và đường hô hấp, hội chứng Cushing,…
Nguyên nhân gây tăng Cholesterol toàn phần
- Tiêu thụ quá nhiều chất béo như bơ, sữa, thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
- Thừa cân, béo phì: Lượng mỡ trong cơ thể có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ số BMI. Vậy nên, nếu chỉ số này của bạn lớn hơn 23 thì bạn nên có một kế hoạch giảm cân hợp lý.
- Tuổi tác và giới tính: Tuổi tác càng cao thì tỷ lệ tăng Cholesterol toàn phần càng tăng. Bên cạnh đó, ở cùng một độ tuổi nhất định thì giới nam sẽ dễ bị rối loạn mỡ máu hơn là giới nữ.
- Tác dụng phụ của một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc an thần, Cortisol,…
- Những bệnh nền như đái tháo đường type II, viêm tụy, tăng huyết áp,… cũng sẽ gây tăng Cholesterol toàn phần.
- Yếu tố di truyền rất hiếm gặp, thường do thiếu hụt một vài yếu tố quan trọng trong cơ thể.
Điều trị cholesterol toàn phần tăng cao
Mục tiêu điều trị của bệnh nhân tăng Cholesterol toàn phần đó chính là cân bằng nồng độ mỡ xấu LDL – C và mỡ tốt HDL – C. Để giữ được một chỉ số mỡ máu ổn định trong thời gian dài, bạn cần kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau, bao gồm:
Biện pháp tại nhà
Lưu ý về chế độ ăn

Lượng calo dư thừa trong cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Triglyceride và dự trữ ở mỡ và gan. Chính vì vậy, chế độ ăn của bạn không chỉ giảm chất béo đơn thuần mà còn phải giữ cân bằng các chất dinh dưỡng khác nhau.
Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn lành mạnh bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh và trái cây ít ngọt (ổi, cam, bưởi, xoài…). Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường các loại Cholesterol tốt có nhiều trong cá nước lạnh (cá thu, cá mòi, cá hồi…) và hạt có dầu (hạt óc chó, hạt lạc, hạt lanh…). Những thực phẩm này còn chứa Omega – 3, một loại acid béo cực kỳ có lợi, hỗ trợ cân bằng mỡ máu và ngăn ngừa quá trình hình thành cục máu đông trong cơ thể.
Ngoài ra, người tăng Cholesterol toàn phần cần tuyệt đối tránh xa chất béo xấu, có nhiều trong thịt đỏ, nội tạng động vật, bơ, sữa, đồ ăn chiên rán, thức ăn nhanh… Trong mỗi bữa ăn, bạn nên ưu tiên lựa chọn phương pháp chế biến đơn giản như hấp, luộc, nấu… với lượng gia vị vừa phải, không nên cho quá nhiều dầu hay mỡ bạn nhé!
Thay đổi thói quen sinh hoạt

Nếu bạn vẫn đang có những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, lười vận động, thức khuya,… thì nên thay đổi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Đây là một phương pháp đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm rất lớn, buộc bạn phải xây dựng được kế hoạch cụ thể, chi tiết.
Để bỏ được những thói quen không lành mạnh, bạn nên bù vào khoảng thời gian trống bằng các hoạt động như tập thể dục, đạp xe, bơi lội, đọc sách, trò chuyện với gia đình… Bên cạnh đó, hãy lập ra thời gian biểu cụ thể cho mỗi ngày để hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn. Không chỉ khiến cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, thói quen này còn giúp bạn còn thoát được tâm lý căng thẳng – một nguyên nhân dẫn đến tăng Cholesterol.
Bài thuốc nam

Ở giai đoạn đầu của bệnh rối loạn mỡ máu, bạn có thể tham khảo môt số bài thuốc nam để nâng cao hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, phương pháp này phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ, đảm bảo bạn không bị kích ứng với nguyên liệu mình đang sử dụng.
- Bài thuốc từ táo mèo: Là một loại quả quen thuộc của vùng Tây Bắc, táo mèo có tính chua, hơi ấm, quy kinh can, tỳ, vị, tăng cường hệ tiêu hóa và miễn dịch. Theo Tây Y, các hoạt chất có trong táo mèo có khả năng làm tăng tuần hoàn, giảm xơ vữa và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Để điều trị tăng Cholesterol, bạn chỉ cần rửa sạch và ngâm táo mèo với đường thành siro sử dụng. Nên bổ sung đều đặn 20 – 30ml mỗi ngày để làm sạch mạch máu của bạn!
- Bài thuốc từ xạ đen: Lá xạ đen được biết đến như một dược liệu quý chữa được nhiều bệnh khác nhau, trong đó có rối loạn mỡ máu.
Bài thuốc từ lá xạ đen được thực hiện như sau: sử dụng 50g lá xạ đen phơi khô, đun cùng 1.5 lít nước sôi rồi ủ từ 30 – 35 phút. Chắt lấy nước và uống hằng ngày để cải thiện chỉ số Cholesterol của bạn!
- Bài thuốc từ bụp giấm: Bụp giấm hay còn được gọi là Atiso đỏ, có tính mát, vị chua, hỗ trợ dưỡng nhan, giảm xơ vữa động mạch và nhiễm trùng đường ruột.
Điều hòa nồng độ Cholesterol với bài thuốc: Chuẩn bị 30g hoa bụp giấm khô, hãm trong 700ml nước đun sôi, có thể thêm đường để dễ sử dụng. Một lần nấu nên dùng hết trong ngày và duy trì đều đặn cho đến khi bệnh được cải thiện.
Dùng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu

Những biện pháp tại nhà chỉ có tác dụng khi nồng độ mỡ máu của bạn không bị rối loạn quá nhiều, nguy cơ bệnh tim mạch vừa phải. Đối với các trường hợp nặng hơn, các phương pháp trên không còn hiệu quả buộc bạn phải sử dụng thêm một số thuốc như sau:
- Fibrates: Bao gồm Fenofibrate và Gemfibrozil, có tác dụng ức chế quá trình sinh tổng hợp Triglyceride tại gan, đồng thời giảm LDL – cholesterol ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý về các tác dụng không mong muốn như viêm tụy, tăng men gan, rối loạn đông máu… Đặc biệt, không nên sử dụng khi có bệnh về gan, thận hoặc dùng chung với Statin.
- Các acid béo Omega – 3: Là các thành phần chứa trong dầu cá như EPA và DHA có khả năng ổn định nồng độ Triglyceride trong cơ thể.
Do có tác dụng ức chế quá trình hình thành cục máu đông nên khi sử dụng với liều lượng lớn, Omega – 3 sẽ gây ra tình trạng rối loạn cầm máu. Vì vậy, bạn hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc nhé!
- Niacin: Có thể làm giảm cả hai chỉ số là Triglyceride và LDL – cholesterol. Thế nhưng, Niacin có thể phối hợp với các loại thuốc khác và gây ra nhiều tác dụng phụ nên bạn cần có sự tư vấn và hướng dẫn của người điều trị.
Fremo – Sản phẩm hỗ trợ giảm Cholesterol toàn phần

Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm an toàn, lành tính hỗ trợ giảm Cholesterol toàn phần thì Fremo là sự lựa chọn hoàn hảo. Được chiết xuất từ nhiều dược liệu quý với công nghệ hiện đại, Fremo đã mang lại kết quả vô cùng ấn tượng: Giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%.
Ba thành phần chính của sản phẩm lần lượt là Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam, có tác dụng giảm mỡ máu cực kỳ hiệu quả, không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng trong thời gian dài. Bên cạnh đó, Fremo còn phối hợp nhiều thảo dược có hoạt tính sinh học cao như cao táo mèo, cao hoàng bá, nga truật,…
Sự kết hợp tinh tế các nguyên liệu tự nhiên đã đem đến ưu điểm đột phá, ức chế quá trình sinh tổng hợp và tăng thải trừ lipid – giải quyết nguyên nhân gốc rễ của rối loạn mỡ máu. Ngoài ra, Fremo còn đưa các thành phần chính của Cholesterol toàn phần (bao gồm HDL – C, LDL – C và Triglyceride) về ngưỡng an toàn. Điều này góp phần ngăn ngừa xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ hình thành cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Lời kết
Trên đây là một số kiến thức cần thiết về định lượng Cholesterol toàn phần, hỗ trợ bạn tìm hiểu thông tin xét nghiệm mỡ máu hiệu quả trong mùa dịch. Hy vọng rằng, bạn sẽ luôn dành thời gian chăm sóc sức khỏe của bản thân, ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm về tim mạch!
Tham khảo thêm tại:
https://medlatec.vn/tin-tuc/vai-tro-cua-xet-nghiem-cholesterol-toan-phan-doi-voi-benh-nhan-tim-mach-s159-n17767
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/cholesterol-test/about/pac-20384601