Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ quá nhiều trong gan, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng xơ gan, ung thư gan. Dấu hiệu nhận biết bệnh và xu hướng mới trong điều trị gan nhiễm mỡ là gì, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng gan tích tụ quá nhiều chất béo dưới dạng triglycerides, chiếm 5% thể trọng của gan.
Một số nhỏ bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan, gọi là viêm gan thoái hoá mỡ, từ đó tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, và ung thư gan nguyên phát.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng nếu gan nhiễm mỡ không do rượu bia gây nên, bệnh được gọi bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease: NAFLD).
Tiến triển tự nhiên của bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ không có tính lây truyền từ người sang người và cũng không di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Bệnh gan nhiễm mỡ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào có lối sống thiếu vận động hoặc ăn uống không hợp lý.
Gan nhiễm mỡ có mấy cấp độ?
Tuỳ vào số lượng mỡ trong gan mà người ta phân chia bệnh gan nhiễm mỡ thành 3 cấp: gan nhiễm mỡ cấp độ 1, gan nhiễm mỡ cấp 2 và gan nhiễm mỡ cấp độ 3.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 1
Mỡ chiếm 5-10% trọng lượng gan. Giai đoạn này chất béo chỉ bắt đầu tích tụ ở gan, chưa kèm theo tình trạng viêm gan. Đây là giai đoạn đầu của bệnh gan nhiễm mỡ nên hầu như không có triệu chứng đặc hiệu để nhận biết, chức năng gan cũng chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 2
Mỡ chiếm 10- 30% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ độ 2 khi lượng mỡ đã lan rộng ra toàn bộ các mô trong gan đồng thời lan sang cả cơ hoành cũng như các đường bờ tĩnh mạch ở trong gan. Ngoài tình trạng bị thâm nhiễm bởi mô mỡ, gan còn kèm theo tình trạng viêm. Ở giai đoạn này, mô gan có thể bị sẹo hoặc bị xơ.
Gan nhiễm mỡ cấp độ 3
Mỡ chiếm hơn 30% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ quá dày làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ. Những chất xơ này ngày càng nhiều lên gây tổn thương, tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi.
Nguyên nhân bệnh gan nhiễm mỡ
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ
Thường xuyên uống rượu. Uống nhiều rượu sẽ khiến cho gan không thải được hết chất độc acetaldehyde, làm suy giảm chức năng gan và chết tế bào gan. Khi đó, chức năng chuyển hoá các chất dinh dưỡng của gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng mỡ đọng ở gan.
Béo phì. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Lưu ý là người cân nặng bình thường vẫn có có thể bị cao mỡ trong máu và gan vẫn có thể bị nhiễm mỡ.
Đái tháo đường type 2. Một phần ba đến hai phần ba bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh gan nhiễm mỡ.
Rối loạn mỡ máu. Bệnh nhân có triglycerid máu cao, HDL cholesterol máu thấp cũng dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Tỉ lệ bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu trong nhóm bệnh nhân rối loạn mỡ máu khoảng 59 %.
Ngoài ra bệnh gan nhiễm mỡ cũng có thể xảy ra ở những người mắc hội chứng chuyển hóa, hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, hội chứng ngưng thở lúc ngủ, suy tuyến yên, suy tuyến sinh dục, cắt tá tràng tụy.
Giảm cân quá nhanh. Ép cân quá nhanh làm cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, chức năng gan bị rối loạn.
Tác dụng phụ của thuốc như Aspirin, Steroids, Tamoxifen hay Tetracycline.
Những rối loạn di truyền về oxi hóa acid béo ở ty lạp thể
Các nguyên nhân trên dẫn đến việc chuyển hoá nhiều mỡ hơn vào gan, gây ra quá tải khả năng lọc và chuyển hoá mỡ, dẫn đến tích tụ mỡ lâu dài ở gan.
Các triệu chứng của gan nhiễm mỡ
Chán ăn, buồn nôn, cảm thấy mệt mỏi, đau bụng… là một số dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ
Ở giai đầu, bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng gì. Tin mừng là phần lớn bệnh nhân có gan nhiễm mỡ đơn thuần sẽ không gặp các biến chứng nguy hiểm.
Khoảng 25% bệnh nhân có gan nhiễm mỡ sẽ tiến triển nặng hơn và bệnh nhân có thể có những triệu chứng như
- Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể có dấu hiệu yếu
- Vùng bụng bên phải hoặc ở chính giữa có dấu hiệu đau hoặc trướng đầy
- Đầy hơi và khó tiêu, ăn không ngon
Ở giai đoạn muộn, khi gan nhiễm mỡ có thể thành viêm gan/xơ gan thì bệnh nhân có những triệu chứng
- Buồn nôn hoặc nôn
- Sưng phù bụng
- Giãn và thấy tĩnh mạch dưới da
- Da và mắt vàng
Biến chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
Một số triệu chứng của bệnh xơ gan
Gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm gan do nhiều mỡ (nonalcoholic steatohepatitis, NASH), dẫn đến gan bị viêm cấp tính.
Sau mỗi lần bị viêm nhiễm, các vùng gan có những vùng sẹo lâu dài, các sẹo này sẽ thành các xơ gan. Khi gan bị xơ, chức năng lọc và điều tiết bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Gan không sản sinh được các protein quan trọng như albumin, khiến cơ thể bị sưng phù tích nước vùng bụng, hay sưng phù cổ chân.
- Gan bị xơ cũng không sản sinh được các protein chống đông máu nên cơ thể dễ bị xuất huyết dưới da.
- Gan không làm được nhiệm vụ thải độc nên độc tố tích tụ trong máu như ammonia không lọc ra ngoài gây ra bệnh não gan. Bệnh não gan là biến chứng nặng của xơ gan, tiên lượng rất nặng, tử vong 90- 95% nhất là hôn mê gan nội sinh.
- Xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan và suy gan cấp tính, dẫn đến tử vong.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ
Chẩn đoán chính xác nhất bệnh gan nhiễm mỡ là dựa vào kết quả giải phẫu bệnh sau khi sinh thiết gan. Tuy nhiên, ít ai muốn làm sinh thiết gan vì chi phí và những biến chứng có thể xảy ra sau khi bác sĩ dùng kim nhỏ chọc qua da và lấy ra một ít nhu mô gan.
Do đó, chẩn đoán gan nhiễm mỡ chủ yếu dựa vào siêu âm với các triệu chứng như tăng độ sáng của chủ mô gan, có sự thay đổi về độ sáng tại các vùng khác nhau của gan hay có sự gia tăng độ sáng của mô gan làm mờ đi đường bờ của các cấu trúc mạch máu.
Siêu âm được ưa chuộng vì chi phí thấp và an toàn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị béo phì, bệnh nhân có bệnh gan mãn tính khác, đặc biệt là viêm gan thì việc chẩn đoán cần phải cân nhắc thật kỹ.
Chụp CT cũng có thê thấy gan nhiễm mỡ nhưng không thể phân biệt được viêm gan nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ. Kỹ thuật siêu âm Elastography cho thấy các vùng xơ cứng của gan và đo độ cứng của gan. Chụp MRI cũng có thể thấy gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ hỏi về chế độ dinh dưỡng, cân nặng, bệnh sử gia đình, các bệnh về gan (viêm gan B/C), và cho xét nghiệm máu.
Cụ thể các phương pháp chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ sẽ bao gồm:
Khám tổng quát
Đo chiều cao, cân nặng, vòng eo, BMI, đo huyết áp, tiền sử bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm đánh giá tối thiểu cần làm là bilirubin, ALT, AST, GGT, albumin, lipid máu lúc đói, công thức máu, anti-HCV, HBsAg, kháng thể kháng nhân, đường huyết đói, trắc nghiệm dung nạp glucose nếu đường huyết đói ≥ 5.6 mmol/L.
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm
Siêu âm
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Sinh thiết gan
Sinh thiết gan
Mẫu mô sau quá trình sinh thiết gan sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để tìm ra dấu hiệu viêm và sẹo ở gan.
Phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ
Nguyên tắc chính trong việc điều trị gan nhiễm mỡ là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới xây dựng được phác đồ điều trị đúng nhất cho mỗi bệnh nhân. Khi nguyên nhân sinh bệnh được loại trừ, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ tự cải thiện.
Kiêng rượu
Kiêng rượu là liệu pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh gan do rượu ở các giai đoạn khác nhau.
Thoái hóa mỡ đơn thuần có thể phục hồi sau khi ngừng rượu 3-6 tháng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện thể thao là điều trị bắt buộc ở tất cả các bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ. Nếu bệnh nhân chỉ bị gan nhiễm mỡ đơn thuần, không có viêm gan nhiễm mỡ không do rượu, không có xơ hóa gan thì chỉ cần áp dụng chế độ ăn lành mạnh và hoạt động thể lực, chưa cần điều trị thuốc.
Chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ bao gồm:
Hạn chế thực phẩm chế biến, thực phẩm và đồ uống có hàm lượng fructose cao.
Hạn chế thực phẩm giàu cholesterol như mỡ động vật, các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật
Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
Một số thức ăn có tác dụng giảm mỡ tốt cho gan như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối) chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, hoa hòe…
Giảm cân nếu thừa cân
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ bị dư cân, béo phì nên giảm cân từ từ, duy trì trong dài hạn, kết hợp với hoạt động thể chất. Trung bình nên giảm từ 500g đến 1kg mỗi tuần. Mục tiêu giảm cân tổng cộng từ 7% đến 10% cân nặng ban đầu. Đây là mục tiêu của hầu hết các can thiệp về lối sống và đưa đến sự cải thiện về enzym gan và mô học hiệu quả..
Tập thể dục
Đặt mục tiêu tập thể dục với mức từ trung bình đến cao từ 30 đến 60 phút trở lên trong ít nhất 5 ngày một tuần, duy trì đều đặn để giúp giảm mỡ ở gan. Bạn nên lựa chọn môn thể dục yêu thích để có thể duy trì lâu dài được.
Bác sĩ sẽ đánh giá lại kết quả can thiệp thay đổi lối sống mỗi 6 tháng và cân nhắc điều trị bằng thuốc khi cần thiết.
Chữa trị bệnh lý nền
Kiểm soát tốt lượng đường huyết, huyết áp và lượng mỡ trong máu bằng cách tuân thủ những chỉ dẫn từ bác sĩ.
Thuốc điều trị gan nhiễm mỡ
Điều trị thuốc nên được chỉ định đối với bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ, đặc biệt đối với bệnh nhân xơ hóa gan đáng kể. Đối với những bệnh nhân không có các tình trạng trên, nhưng có nguy cơ cao của bệnh tiến triển (đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa, tăng men gan dai dẵng, viêm hoại tử cao) có thể điều trị thuốc để ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Một số nhóm thuốc thường được dùng là:
Thuốc Pentoxifylline
- Vitamin E 800UI/ngày
- Omega 3
- Metformin (không khuyến cáo ở bệnh viêm gan nhiễm mỡ không do rượu)
- Statin (trường hợp rối loạn mỡ máu)
- Pioglitazone (có thể dùng trong viêm gan nhiễm mỡ)
- Corticoid (dùng cho bệnh gan do rượu không có nhiễm trùng).
- Pentoxifylline (viêm gan do rượu nặng).
- …
Ghép gan
Xơ gan tiến triển nặng từ bệnh gan nhiễm mỡ là một trong 3 chỉ định hàng đầu cho việc ghép gan. Tỉ lệ tử vong thực tế đạt tới 85% trong vòng 5 năm nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Sử dụng thảo dược Fremo để kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, việc kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược được cho là an toàn, giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả hơn.
FREMO được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như hoa bụp giấm, giảo cổ lam, xạ đen,… lành tính, không chứa tác dụng phụ và đặc biệt có tác dụng trong việc điều tri gan nhiễm mỡ. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm cân bằng chỉ số mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm tích tụ mỡ dư thừa.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng gan nhiễm mỡ bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Gan nhiễm mỡ tuy là bệnh khá phổ biến, nhưng việc điều trị bệnh còn nhiều hạn chế, các thuốc đặc trị chỉ giúp phần nào làm giảm tình trạng tổn thương ở gan chứ không giúp điều trị bệnh triệt để. Vì vậy, để tránh những biến chứng nặng nề do bệnh gây ra, bạn nên có ý thức phòng và điều trị bệnh từ sớm, bắt đầu từ chế độ ăn uống, tập luyện và giảm cân điều độ.
Theo Fremo.vn
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15831-fatty-liver-disease
Hướng dẫn điều trị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu theo Tổ chức tiêu hoá Thế giới
Helmut Karl Seitz, S.M. (2010), Alcoholic Liver Disease. Clinical Hepatology