Có nhiều cách điều trị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên chế độ ăn uống và các kiêng kị có vai trò rất quan trọng. Nhiều bệnh nhân thường xuyên thắc mắc là bệnh gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không, có được ăn cá, tôm, sò điệp… không? Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc trên của bạn.
Mục lục
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt trong cơ thể.
Khi gan bị nhiễm mỡ, chức năng gan suy giảm, ảnh hưởng đến một loạt các cơ quan khác trong cơ thể, tạo tiền đề cho các bệnh mãn tính và viêm nhiễm phát triển mạnh về sau. Bên cạnh đó, chính lá gan cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, quá nhiều chất béo trong gan có thể gây viêm gan, làm tổn thương gan và tạo sẹo. Trong trường hợp nghiêm trọng, sẹo này có thể dẫn đến suy gan không thể phục hồi.
Tình trạng gan nhiễm mỡ xảy ra khi cơ thể thu nạp quá nhiều chất béo hoặc không chuyển hóa chất béo đủ hiệu quả. Sự tích tụ mỡ thừa này có thể do nhiều nguyên nhân như:
- uống quá nhiều rượu
- béo phì
- đường trong máu cao
- kháng insulin
- lượng chất béo, đặc biệt là chất béo trung tính cao trong máu
- mang thai
- giảm cân nhanh chóng
- một số loại nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan C
- tác dụng phụ từ một số loại thuốc
- tiếp xúc với một số chất độc
- di truyền: một số gen nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có nên ăn hải sản không?
Hải sản có rất nhiều loại, từ các loại cá biển, động vật thân mềm, động vật giáp xác, động vật da gai… Để trả lời cho câu hỏi: Gan nhiễm mỡ có ăn được hải sản không thì chúng ta cần xem xét thấu đáo từng loại.
Gan nhiễm mỡ có ăn được cá biển không?
Cá biển nói riêng và các loại cá nói chung là nguồn cung cấp protein và chất béo tốt, có lợi cho sức khoẻ.
Protein rất cần thiết trong việc tổng hợp các enzym thực hiện các phản ứng giải độc. Vì vậy, các enzym này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng “làm sạch” độc tố tại gan, giúp ngăn chặn tổn thương gan hơn nữa khi gan đang bị suy giảm chức năng do tích tụ chất béo. Protein còn giúp cấu thành các mô trong cơ thể, đặc biệt là thành động mạch và tĩnh mạch kết nối với gan.
Có một quan niệm sai lầm liên quan đến việc ăn thực phẩm có nhiều protein và tăng nguy cơ phát triển bệnh não gan (một trạng thái ức chế tinh thần có thể gây tử vong) ở bệnh nhân xơ gan.
Ăn nhiều protein có thể làm trầm trọng thêm bệnh não gan, do đó nên hạn chế protein ở bệnh nhân não.
Nhưng trong trường hợp không mắc bệnh não, việc hạn chế chất đạm là không hợp lý, vì protein vô cùng quan trọng đối với gan. Ngoài ra, bạn nên chia lượng cá hàng ngày của bạn (và protein nói chung), đồng đều trong ngày, thành nhiều bữa ăn nhẹ, thay vì một hoặc hai bữa ăn lớn.
Chất béo tốt là axit béo omega-3, axit béo không bão hòa đa, bao gồm axit eicosapentaenoic và axit docosahexaenoic. Axit béo omega-3 là chất chống viêm tự nhiên, có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào gan và thậm chí có thể cải thiện tình trạng men gan cao bất thường.
Axit omega 3 còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, làm giảm hàm lượng chất béo triglyceride trong máu, giảm nồng độ cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể.
Cá là một nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào, đặc biệt là các loại cá béo như: cá bơn, cá trích, cá thu, cá hồi, cá mòi, cá ngừ…
Gan nhiễm mỡ có nên ăn tôm, cua không?
Các loại động vật có vỏ rất giàu betane (còn được gọi là trimethyl glycine). Betane có tác dụng trong việc tăng mức vitamin A và glutathione (một chất chống oxy hóa) trong mô gan, giúp giảm thiểu tổn thương gan.
Betane làm giảm lượng chất béo và các chất độc hại khác trong gan có thể đẩy nhanh quá trình chết tế bào tự nhiên (apoptosis). Hơn nữa, nó kích thích một loạt các phản ứng hóa học dẫn đến huy động chất béo, giúp tiêu thụ được lượng mỡ thừa tại gan. Ngoài ra các loại động vật có vỏ cũng chứa hàm lượng chất béo thấp (0,5- 2,5%), và hầu hết các chất béo đó có chứa acid béo omega 3 là chất béo có lợi cho cơ thể.
Gan nhiễm mỡ có nên ăn sò điệp không?
Câu trả lời lá có. Sò điệp chứa vitamin B12 thường bị thiếu ở những người bị bệnh gan nhiễm mỡ mãn tính. Tuy nhiên trong sò điệp có thể chứa một số kim loại nặng như cadmium. Do đó, bạn nên chọn mua sò điệp ở những nguồn có uy tín, và ăn đa dạng các loại hải sản khác nhau để thu được lợi ích tối đa mà không gây độc cho gan.
Gan nhiễm mỡ có ăn được hàu không?
Gan nhiễm mỡ vẫn ăn được hàu. Tuy nhiên, hàu nên được nấu chín kỹ, nếu không sẽ có hại vì nó chứa vi khuẩn có tên là Vibrio vulnificus.
Gan nhiễm mỡ không ăn cá có sao không?
Chế độ ăn không có cá thường nghèo axit béo omega-3 và quá thừa Omega-6, thậm chí tỉ lệ Omega-6 gấp 15 lần so với Omega-3 trong các món ăn chế biến nhanh.
Omega-6 (Linoleic Acid) có lợi ích là giúp giảm các cholesterol xấu trong cơ thể và chống viêm. Tuy nhiên, chỉ ở tỉ lệ thích hợp Omega-6 so với Omega-3 là 1:1 đến 2: 1 thì mới phát huy được các lợi ích. Nếu bổ sung Omega-6 với tỉ lệ cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan bằng cách tăng sản xuất một số chất độc hại trong cơ thể. Chúng cũng gây ra sự hình thành sỏi cholesterol trong túi mật, có thể gây viêm (viêm túi mật) hoặc tắc nghẽn đường mật dẫn đến vàng da và thậm chí là tổn thương gan.
Gan nhiễm mỡ nên ăn loại hải sản nào?
Cá béo
Như đã đề cập ở trên, các loại cá béo, ví dụ như cá hồi và cá ngừ tươi, đặc biệt giàu axit béo omega-3 chuỗi dài, đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mỡ gan.
Ngoài ra, cá còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Một số loại cá có xương mềm còn giúp xương chắc khỏe vì chúng là nguồn cung cấp canxi và phốt pho tự nhiên rất tốt, ví dụ như cá mòi, cá cơm…
Bạn nên chọn chế biến cá bằng cách hấp, nướng hơn là chiên, rán, xào. Quá trình chiên, rán, xào sẽ tạo ra chất béo chuyển hoá, thông qua phương pháp hydro hóa dầu ăn. Chế độ ăn có nhiều chất béo chuyển hoá sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu, hay còn gọi là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL).
Cá là một trong những lựa chọn thay thế rất tốt cho thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến – những thực phẩm có chứa nhiều chất béo hơn, đặc biệt là chất béo bão hòa.
Động vật có vỏ
Động vật có vỏ bao gồm tôm, cua, trai, sò điệp… Các loại động vật có vỏ cũng là nguồn cung cấp axit béo omega-3 chuỗi dài dồi dào, nhưng chúng không chứa nhiều như các loại cá béo kể trên.
Gan nhiễm mỡ nên kiêng ăn hải sản nào?
Hải sản chứa thuỷ ngân, kim loại nặng
Hải sản có thể chứa thủy ngân, kim loại nặng, nên bạn cần tìm mua hải sản ở nguồn đáng tin cậy. Cần so sánh lợi ích sức khỏe và nguy cơ tiêu thụ thủy ngân trước khi dùng hải sản để có lựa chọn phù hợp nhất.
Bảng phân loại mức độ nhiễm thủy ngân ở một số loại hải sản
Một số loại hải sản có mức thủy ngân cao nhất, theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA , bao gồm:
- Cá thu vua
- Cá kiếm
- Cá mập
- Cá ngừ mắt to
- Marlin
Hải sản muối
Hạn chế muối là một vấn đề quan trọng đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ để hạn chế bị phù dưới dạng tích tụ nước trong cơ thể, đặc biệt là ở chân và bụng. Các loại cá khô, cá mặn, cá hun khói… nên được loại bỏ khỏi thực đơn của bệnh nhân.
Lưu ý khi dùng hải sản
Bất kì hải sản nào cũng có thể chứa hàm lượng chất ô nhiễm thấp có thể tích tụ trong cơ thể. Vì vậy với phụ nữ mang thai đang bệnh gan nhiễm mỡ, bạn không nên ăn quá hai phần cá béo một tuần. Các chất ô nhiễm có trong cá có thể gây hại đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không nên ăn các món hải sản được chiên, sốt có chứa nhiều bơ, các món muối… Cũng không nên ăn sống, gỏi mà nên thay bằng các hình thức hấp, nướng, luộc…
Không ăn hải sản với các thực phẩm chứa nhiều vitamin C: Hải sản có chứa nhiều asen pentavenlent, nếu kết hợp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (hay còn gọi là thạch tín) sẽ gây ngộ độc, đôi khi còn dẫn đến chết người rất nguy hiểm.
Không nên ăn trái cây và uống trà sau khi ăn hải sản: Acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và hiện tượng kết sỏi dẫn đến sỏi thận
Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao: Rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, đồ uống có gas, nước lạnh…là những thực phẩm có tính hàn cao dùng chung với hải sản cũng có tính hàn cao sẽ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.
Hải sản nấu chưa kĩ hoặc ăn sống có thể chứa vi rút và vi khuẩn có hại. Nấu chín kĩ để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Một số loại hải sản có thể bị nhiễm độc tố. Các triệu chứng khi ăn hải sản bị nhiễm độc có thể bao gồm:
- buồn nôn
- nôn mửa
- tiêu chảy
- đau đầu
- tê dại
- khó thở
- mất trí nhớ
- mất phương hướng
- đau bụng
Những chất độc này, được gọi là độc tố sinh học, sẽ không bị phân hủy hoặc loại bỏ trong quá trình nấu nướng. Ngoài ra, một số bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ bị dị ứng với hải sản, và có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng. Khi gặp các vấn đề về ngộ độc hoặc dị ứng hải sản, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
☛ Tìm hiểu thêm : Gan nhiễm mỡ nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn giúp hạ mỡ gan hiệu quả
1. Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate
Carb chính là đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm từ sữa. Khi các chức năng của gan gặp vấn đề, lượng carbonhydrate dư thừa sẽ không được chuyển hóa hết, tạo thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan.
Do vậy, khi gặp tình trạng gan nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc thô, lúa mì, …
Rau xanh và trái cây là những thực phẩm chữa bệnh gan tốt. Chúng giúp làm sạch và phục hồi bộ lọc gan, giúp loại bỏ nhiều chất béo và độc tố khỏi máu. Trái cây tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn có lượng đường trong máu hoặc kháng insulin cao, tốt nhất nên hạn chế trái cây chỉ còn 2 phần mỗi ngày. Hãy bổ sung rau xanh nhiều hơn để thay thế tinh bột bạn thường tiêu thụ.
2. Đảm bảo đủ protein trong mỗi bữa ăn
Cung cấp protein đầy đủ cho gan sẽ giúp gan có nguyên liệu làm việc hiệu quả, giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, giúp giảm cân, giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan, tái tạo tế bào gan. Ví dụ: Một người nặng 65 kg cần tiêu thụ khoảng 80 – 100g protein mỗi ngày.
3. Ăn đúng chất béo
Kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dẫu mỡ, nhất là mỡ động vật, được tái sử dụng nhiều lần. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa sẽ khiến suy giảm chức năng gan, gan phải hoạt động nhiều hơn, các chất béo tích tụ cũng khiến cho gan bị tổn thương, lâu dần gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa cũng dễ gây thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.
Trong khi đó, các loại chất béo tốt cho gan như Omega 3 có trong các loại cá béo là thực phẩm bạn cần nên bổ sung đầy đủ.
4. Bổ sung thảo dược kiểm soát gan nhiễm mỡ Fremo
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, việc kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược được cho là an toàn và lành tính, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả hơn.
FREMO được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên rất lành tính, không chứa tác dụng phụ. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Đây là chương trình hiếm sản phẩm nào trên thị trường thực hiện, bảo chứng cho sự tự tin tuyệt đối về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Chi tiết liên hệ 1800 1591.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY