Gan nhiễm mỡ độ 3 rất dễ dẫn đến tình trạng xơ gan không thể phục hồi. Ngoài ra, bệnh còn khiến các chức năng của gan bị rối loạn, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống trao đổi chất và thải độc trong cơ thể. Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 3 như thế nào, mời bạn cùng theo dõi qua bài viết này.
Mục lục
Gan nhiễm mỡ độ 3 là gì?
Gan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt trong cơ thể.
Khi xuất hiện tình trạng tích tụ mỡ trong các tế bào gan, lượng mỡ chiếm trên 5% khối lượng gan thì có nghĩa là bạn đã mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ chia làm 3 cấp độ bệnh, tương ứng với tỉ lệ mỡ xâm chiếm gan.
Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là giai đoạn đầu của gan nhiễm mỡ khi hàm lượng mỡ trong gan chiếm từ 5 -10% trọng lượng gan.
Gan nhiễm mỡ độ 2: Lượng chất béo tích tụ ở gan gia tăng đáng kể, lượng mỡ trong gan đã lên đến 10-30% khối lượng của gan. Lúc này, nhiều tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm.
Gan nhiễm mỡ độ 3: Gan nhiễm mỡ độ 3 khi lượng mỡ trong gan lớn hơn 30%. Đây là mức độ cuối và nguy hiểm nhất. Thường đến giai đoạn này gan đã chịu tổn thương nghiêm trọng.
Nguyên nhân gan nhiễm mỡ độ 3
Gan nhiễm mỡ độ 3 nói riêng cũng như bệnh gan nhiễm mỡ nói chung là do chức năng chuyển hoá của gan suy giảm. Các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng suy giảm chức năng gan bao gồm:
- uống quá nhiều rượu
- béo phì
- đường trong máu cao
- kháng insulin
- lượng chất béo, đặc biệt là chất béo trung tính cao trong máu
- mang thai
- giảm cân nhanh chóng
- một số loại nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan C
- tác dụng phụ từ một số loại thuốc, chẳng hạn như methotrexate (Trexall), tamoxifen (Nolvadex), amiodorone (Pacerone), và axit valproic (Depakote)
- tiếp xúc với một số chất độc
- di truyền: một số gen nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân bệnh phát triển lên cấp độ 3 thường là do người bệnh chủ quan, không khám sức khoẻ định kì, đến khi phát hiện thì đã muộn.
Dấu hiệu gan nhiễm mỡ độ 3
Gan nhiễm mỡ độ 3 khi tỉ lệ mỡ chiếm hơn 30% trọng lượng gan. Gan nhiễm mỡ quá dày làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ. Những chất xơ này ngày càng nhiều lên, gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi.
Vì đây là mức độ nguy hiểm nên các triệu chứng lúc này cũng cũng rõ rệt hơn như:
- Đau tức hạ sườn bên phải, đau tức bụng, ấn ở vùng bụng trước có thể cảm thấy rất đau.
- Vàng da, bao gồm cả vùng da quanh mắt.
- Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn, ăn uống khó tiêu…
- U mạch nổi trên da như mặt, cổ, lưng, cánh tay, ngực.
- Suy dinh dưỡng, viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng
- Tiêu hóa ra máu, chảy máu nướu, chảy máu cam…
- Mề đay, dị ứng, ngứa ngáy.
- Nước tiểu vàng, sẫm màu, phân trắng.
- Rối loạn nội tiết
Gan nhiễm mỡ độ 3 là giai đoạn nguy hiểm nhất, nặng nhất, lúc này chức năng gan đã bị suy giảm nghiêm trọng. Từ đây, bệnh hoàn toàn có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan một cách nhanh chóng. Khi biến chứng gan nhiễm mỡ bắt đầu thì cơ hội chữa khỏi là không có, việc điều trị chỉ để kéo dài sự sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn được.
Gan nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
Trung bình, gan nhiễm mỡ đơn thuần diễn tiến trong 14 năm, hoặc viêm gan nhiễm mỡ xơ hoá tiếp tục trong 7 năm, có thể phát triển thành xơ gan. Khoảng cách từ gan nhiễm mỡ nặng đến xơ gan có thể rất ngắn. Đặc biệt ở những trường hợp không được kiểm soát và người bệnh vẫn tiếp tục dùng bia rượu, chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ.
Dấu hiệu của bệnh xơ gan
Khi các chất xơ tạo ra ngày càng nhiều, sẽ làm biến đổi hoàn toàn cấu trúc của gan, hình thành các mô sẹo, nốt bất thường, khiến cho gan chai cứng và không còn khả năng phục hồi lại như các giai đoạn trước. Tỉ lệ tử vong ở bệnh xơ gan có thể lên đến 85% trong vòng 5 năm nếu không được chữa tích cực và đúng cách.
Bệnh xơ gan đã vào giai đoạn cuối thì các biện pháp điều trị chỉ là giảm biến chứng và làm chậm tiến triển của bệnh. Phục hồi chức năng gan ở giai đoạn nặng gần như là không thể bởi chúng ta không thể đảo ngược quá trình xơ hóa gan.
Xơ gan sẽ chuyển sang ung thư biểu mô tế bào gan với tỉ lệ 1% đến 4% một năm. Ngoài ra, viêm gan nhiễm mỡ xơ hoá cũng có thể phát triển trực tiếp thành ung thư biểu mô tế bào gan mà không thông qua giai đoạn xơ gan. Trong một số hiếm trường hợp, gan nhiễm mỡ đơn thuần có thể phát triển nhanh thành ung thư biểu mô tế bào gan.
Giai đoạn này tế bào gan chết hàng loạt, dễ dẫn đến nguy cơ đột biến tự phát và là nguyên nhân của ung thư gan. Nếu các tế bào ung thư của người bệnh chưa di căn ra ngoài gan thì có thể chữa bằng phẫu thuật ghép gan.
Giải pháp ghép gan được xem là cách chữa xơ gan và ung thư gan có hiệu quả. Tuy nhiên, việc ghép gan là một phẫu thuật lớn, và tìm được gan hiến tặng rất khó khăn, cần lấy từ người có cùng nhóm máu và có kích thước cơ thể tương tự với người tiếp nhận. Chi phí ghép gan cũng rất đắt đỏ, lên đến hàng tỷ đồng.
Điều trị gan nhiễm mỡ độ 3 như thế nào?
Để điều trị bệnh gan nhiễm mỡ độ 3, bác sĩ có thể sẽ sử dụng một số loại thuốc đặc hiệu như hóa chất tổng hợp để hạ nhanh mỡ gan.
Tuy nhiên, về lâu về dài, sau khi tình trạng bệnh đã ổn định hơn, xu hướng chủ đạo trong điều trị vẫn là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để giảm áp lực cho lá gan. Cụ thể là:
Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các chất chống oxy hóa
Các tế bào bị hư hại khi các chất dinh dưỡng không được phá vỡ đúng cách. Điều này có thể dẫn đến sự tích tụ chất béo trong gan. Nhưng các hợp chất được gọi là chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏi vấn đề này. Chất oxy hóa có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như cà phê, trà xanh, tỏi sống, trái cây, đặc biệt là quả mọng, rau, Vitamin E. Dầu có nguồn gốc thực vật lỏng với chất béo không bão hòa đơn, như dầu ô liu hoặc dầu canola.
Rau xanh và trái cây cũng giúp làm sạch và phục hồi bộ lọc gan, giúp loại bỏ nhiều chất béo và độc tố khỏi máu. Trái cây tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn có lượng đường trong máu hoặc kháng insulin cao, tốt nhất nên hạn chế trái cây có lượng đường cao. Hãy bổ sung rau xanh nhiều hơn để thay thế tinh bột bạn thường tiêu thụ.
Giảm lượng mỡ bão hòa và mỡ chuyển hoá, thay bằng mỡ không bão hòa
Các tế bào sử dụng đường glucose để tạo năng lượng. Insulin giúp đưa glucose từ máu để các tế bào để sử dụng. Những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp tình trạng kháng insulin, cơ thể tạo ra insulin nhưng không sử dụng nó một cách hiệu quả. Glucose tăng cao ở trong máu và gan bị nhiễm mỡ.
Chất béo không bão hoà có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Điều đó có nghĩa là các tế bào có thể hấp thụ glucose và gan không cần tạo và lưu trữ chất béo.
- Chất béo không bão hoà đa ví dụ như omega-3, có nhiều ở trong cá (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá thu…), dầu cá, dầu thực vật, các loại quả (quả óc chó và các loại quả hạch khác), hạt lanh và dầu hạt lanh, các thực phẩm từ đậu nành, rau củ có lá xanh, cây họ đậu…
- Chất béo không bão hòa đơn trong các nguồn thực vật như các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt quả hồ đào…), các loại đậu (đậu phộng, đậu Hà Lan,…), dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng…) các loại quả (quả hạch và quả bơ).
Chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng chất béo có trong gan. Các chất béo bão hòa có trong thịt gia cầm, trừ thịt nạc trắng, phô mai, sữa chua, các đồ ăn nướng và thực phẩm chiên làm bằng dầu cọ hoặc dầu dừa.
Các chất béo chuyển hóa cũng làm tăng mức mỡ gan. Các nguồn gốc của các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy.
Giảm các thực phẩm chứa nhiều cholesterol
Để điều trị tốt bệnh gan nhiễm mỡ, bạn cần giữa cho mức cholesterol và chất béo trung tính ở trong máu ở mức khỏe mạnh. Thức ăn giàu cholesterol là những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thường có nhiều trong nội tạng động vật như gan, thận, óc, lá lách… Những người bệnh gan nhiễm mỡ cần tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
Hạn chế thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế
Các mặt hàng có đường như kẹo, soda thông thường và các loại thực phẩm khác có thêm đường bao gồm siro ngô hàm lượng cao fructose cũng nên tránh hoặc hạn chế sử dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Các thực phẩm này chứa lượng đường gấp 10 – 30 lần so với trái cây ngọt tự nhiên
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột nếu không được gan chuyển hoá hết sẽ trở thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan. Thực phẩm giàu tinh bột cũng làm tăng lượng đường trong máu, tăng sự tích tụ chất béo từ đó gây gan nhiễm mỡ. Do vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc thô, lúa mì, …
Giảm cân nếu thừa cân
Bạn có thể giảm lượng mỡ dư thừa bằng chế độ ăn kiêng. Giảm cân > 5% làm giảm được mỡ ở gan. Giảm cân ≥ 10% cải thiện tình trạng viêm gan, tổn thương cho các tế bào gan và làm giảm ít nhất một mức xơ hoá.
Bạn nên hạn chế lượng calo ăn vào để thúc đẩy giảm cân và giảm chất béo ở gan, nhưng vẫn cần đảm bảo thành phần chất dinh dưỡng đa lượng trong chế độ ăn.
Tuy nhiên, việc giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên giảm cân từ từ, duy trì trong dài hạn, kết hợp với hoạt động thể chất. Trung bình nên giảm từ 500g đến 1kg mỗi tuần. Mục tiêu giảm cân tổng cộng từ 7% đến 10% cân nặng ban đầu. Đây là mục tiêu của hầu hết các can thiệp về lối sống và đưa đến sự cải thiện về enzym gan và mô học hiệu quả.
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục giúp cắt giảm lượng chất béo trong gan. Tập luyện nặng cũng có thể làm giảm viêm. Các bài tập rèn luyện sức đề kháng hoặc sức mạnh, như nâng tạ, cũng có thể cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ. Đặt mục tiêu tập thể dục với mức từ trung bình đến cao từ 30 đến 60 phút trở lên trong ít nhất 5 ngày một tuần, duy trì đều đặn để giúp giảm mỡ ở gan
Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số Gan nhiễm mỡ
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Gan nhiễm mỡ độ 3 cho đến nay chưa có một phương pháp điều trị tối ưu nhất. Việc điều trị chỉ có thể làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cũng như ngăn chặn bệnh phát triển lên. Sau quá trình điều trị kết hợp luyện tập, ăn uống khoa học, bệnh nhân có thể hồi phục sức khỏe và tình trạng cũng tiến triển tốt hơn.
Theo Fremo.vn