Cholesterol được biết đến như một trong những “thủ phạm” chính của bệnh mạch vành, huyết áp, đột quỵ… Thế nhưng, có phải mọi loại cholesterol trong cơ thể đều xấu hay không? Đâu là cách để giảm cholesterol an toàn và hiệu quả? Cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Cholesterol là gì?

Khi nhắc đến cholesterol, nhiều người thường e ngại và cho rằng đây là một chất xấu trong cơ thể. Thế nhưng, sự thật là cholesterol gồm nhiều loại khác nhau, giúp chúng ta có thể hoạt động và phát triển bình thường. Vậy cholesterol là gì? Thế nào là cholesterol xấu?
Thế nào là cholesterol?
Cholesterol là một loại lipid của cơ thể, đóng vai trò không thể thiếu trong việc dẫn truyền thần kinh, cấu tạo nên một số hormon và tham gia vào quá trình chuyển hóa. Choesterol được hình thành từ 2 con đường là nội sinh và ngoại sinh.
Ngoại sinh là con đường từ bên ngoài, được chúng ta tiếp nhận ở dạng thức ăn như thịt, lòng đỏ trứng, nội tạng động vật, sữa… Cholesterol nội sinh lại được tổng hợp từ gan và một số cơ quan khác, chiếm gần 80% tổng lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể.
Mặt khác, cholesterol được vận chuyển trong máu ở dưới dạng lipoprotein, được chia làm 4 loại nhưng thường chúng ta sẽ quan tâm 2 dạng chính là LDL – cholesterol và HDL – cholesterol. HDL – cholesterol chiếm khoảng 25% – 30% có vai trò vận chuyển chất béo từ tế bào ngoại vi về gan để đào thải qua đường mật.
Điều này đồng nghĩa với việc, HDL – C sẽ “lấy đi” cholesterol ra khỏi mảng xơ vữa, tránh được những biến chứng trầm trọng về tim mạch. Đây là lý do mà HDL được đánh giá là cholesterol tốt, cần được cải thiện và duy trì ở nồng độ nhất định. Vậy LDL – cholesterol là gì? Hãy tìm hiểu rõ hơn qua thông tin bên dưới nhé!
Thế nào là cholesterol xấu?
Ngược lại với HDL – C, LDL – C lại đóng vai trò chuyên chở cholesterol tới mô bằng phương pháp kích hoạt thụ thể trên màng tế bào. Một điều thú vị là mỗi tế bào sẽ tự điều hòa sản xuất lượng thụ thể khác nhau dựa trên nhu cầu của chúng. Chính vì vậy, khi cần cholesterol, tế bào sẽ tăng sinh thụ thể LDL và giảm sản xuất khi đã đủ hoặc thừa cholesterol.
Một vài nguyên nhân như chế độ ăn uống không lành mạnh, hút thuốc lá, người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường… dẫn đến thụ thể LDL giảm nên lipoprotein không đi vào được tế bào, bị ứ đọng và tồn lưu trong máu gây ra những hậu quả nghiêm trọng! Điều này khiến cho LDL – cholesterol được coi là một loại cholesterol xấu do gây lắng đọng mỡ ở thành mạch.
LDL là nguyên nhân gây ra các mảng xơ vữa, lâu dần dẫn đến hẹp hay tắc mạch máu. Khối máu đông hình thành từ mảng xơ vữa sẽ gây ra biến chứng tại bất cứ nơi nào mà chúng di chuyển đến. Khi đến phổi, chúng tạo ra cơn nhồi máu phổi, đến tim dẫn đến nhồi máu cơ tim, lên não gây ra đột quỵ, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
Bí quyết giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả
Khi đã hiểu rõ cholesterol xấu và tác hại của chúng, bạn cần có một kế hoạch giảm cholesterol càng sớm càng tốt. Một số bí quyết nho nhỏ nhưng vô cùng hiệu quả mà bạn nên tham khảo bao gồm:
1. Giảm cân

Bệnh béo phì không chỉ làm cho cơ thể chậm chạp, mất cân đối mà còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt vấn đề về tim mạch, đặc biệt là rối loạn lipid máu. Điều này đồng nghĩa với việc hàm lượng choesterol xấu tăng cao, gây ra các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Giảm cân có thể khó khăn đối với nhiều người, tuy nhiên bạn nên kết hợp giữa việc vận động hợp lý và ăn uống khoa học. Hãy lựa chọn một trong những môn thể thao bổ ích như đạp xe, chạy bộ, bơi lội, yoga,… Bên cạnh đó, đừng nên chú trọng quá nhiều vào cường độ bài tập mà hãy rèn luyện từ từ, đều đặn để cơ thể bạn quen với việc vận động.
2. Xây dựng chế độ ăn với chất béo phù hợp

Rối loạn lipid máu thường là kết quả của việc tăng cholesterol xấu và giảm cholesterol có lợi. Chính vì thế, bạn nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, nhưng vẫn đảm bảo được việc cân bằng các loại chất béo trong thực phẩm.
Những loại thực phẩm quen thuộc chứa nhiều chất béo có lợi bao gồm hạt có dầu (hạt điều, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…), quả bơ, quả óc chó… Đây là nguồn cung cấp chính các chất béo không bão hòa, có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua cơ chế giảm cholesterol.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa chất béo có hại, thường được tìm thấy trong các loại thịt động vật và sản phẩm từ sữa: Mỡ lợn, mỡ bò, da gà, phô mai, kem, thức ăn nhanh… Chất béo bão hòa có thể làm tăng cholesterol xấu, đồng thời ức chế tổng hợp cholesterol có lợi làm tăng quá trình gây viêm cho cơ thể.
3. Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh được rằng, chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hạ thấp lượng cholesterol xấu. Bạn không cần phải có một chế độ ăn chay hoàn toàn, tuy nhiên, bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là giải pháp đơn giản và hiệu quả để điều hòa lipid máu.
4. Tăng cường Omega – 3 trong chế độ ăn

Omega – 3 là một chất béo có lợi làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến động mạch vành, tăng huyết áp, loạn nhịp tim. Bạn có thể tìm thấy chất này trong các loại cá nước lạnh (cá hồi, cá trích, cá tầm, cá thu…), quả óc chó, hạt lanh…
Không chỉ vậy, omega – 3 còn ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ các chất béo có hại, giúp giảm cholesterol xấu nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của cơ thể.
5. Tăng cường vận động mỗi ngày

Tập thể dục là phương pháp quan trọng giúp cải thiện cholesterol máu đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của bản thân. Mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút, đều đặn 5 lần hằng tuần để cơ thể thêm chắc khỏe và dẻo dai. Nếu công việc quá bận rộn, bạn cũng có thể chia nhỏ thời gian vận động và dần tạo nên thói quen cho riêng mình.
6. Bỏ thói quen không lành mạnh

Những thói quen xấu như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động,… có thể khiến cho nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể tăng cao, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Từ bỏ một hành động lặp đi lặp lại hằng ngày là điều không dễ dàng, chính vì vậy bạn cần thiết lập cho mình những mục tiêu cụ thể.
Một trong những giải pháp hay mà bạn có thể tham khảo đó chính là tạo thói quen mới lành mạnh để thay thế thói quen xấu. Bạn cũng nên rủ người thân trong gia đình, bạn bè cùng thực hiện nhằm tạo động lực mỗi ngày. Hãy dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân, đọc sách, học thêm nhiều kỹ năng mới,… để cải thiện sức khỏe và tinh thần của mình.
7. Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cholesterol xấu

Đối với người bị rối loạn mỡ máu, thừa cân, gan nhiễm mỡ thì việc sử dụng thực phẩm hỗ trợ chức năng là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang tìm kiếm sản phẩm lành tính, có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên thì Fremo là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Hoạt chất Hibithocin (chiết xuất từ bụp giấm) có trong Fremo đã được thử nghiệm trên lâm sàng và cho ra kết quả đáng kinh ngạc. Nghiên cứu đã cho thấy, tác dụng hạ mỡ máu của Hibithocin tương tự với Atorvastatin – thuốc đầu tay trong điều trị rối loạn lipid máu.
Ngoài ra, các loại thảo dược đã được chứng minh về tác dụng sinh học khác như cao giảo cổ lam, cao táo mèo, cao hoàng bá, cao xạ đen, cao nga truật đều được cân bằng và phối hợp theo một tỷ lệ tối ưu nhất. Điều này góp phần làm tăng tác dụng giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho bệnh nhân.
Khi sử dụng Fremo, bạn nên dùng đến liều duy trì từ 2 – 3 tháng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Sản phẩm không dùng cho trẻ dưới 16 tuổi, phụ nữa có thai và cho con bú, người mẫn cảm với thành phần thuốc. Cần lưu ý khi sử dụng cho người mắc bệnh cao huyết áp, kết hợp thuốc và đồ ăn… để đạt được kết quả tối ưu khi điều trị bệnh.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Lời kết
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cholesterol, cũng như 7 bí quyết giảm cholesterol xấu một cách hiệu quả nhất. Mong rằng bạn sẽ xây dựng được một kế hoạch sinh hoạt lành mạnh, duy trì được nồng độ chất béo ổn định và an toàn cho cơ thể!
Tham khảo thêm tại:
https://bachmai.edu.vn/detail/6364/cholesterol-tot-va-xau.html
https://www.health.harvard.edu/topics/cholesterol