Khi nhắc tới Cholesterol, chúng ta thường liên tưởng đến những loại chất béo có hại cho cơ thể. Thế nhưng, trong các thông số xét nghiệm mỡ máu lại có một chỉ số được đánh giá cao trong việc ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch, đó chính là HDL Cholesterol. Cùng tìm hiểu về chất béo thú vị này ngay bây giờ nhé!
Mục lục
HDL Cholesterol là gì?

HDL Cholesterol là tên viết tắt của High Density Lipoprotein Cholesterol (lipoprotein tỷ trọng cao), một trong 4 dạng cơ bản của cholesterol. Loại này chiếm khoảng 25% – 30% nồng độ cholesterol, đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng mỡ máu.
HDL – C được tổng hợp ở gan và ruột, có vai trò vận chuyển cholesterol dư thừa từ các tế bào ngoại vi về gan và đào thải qua đường ruột. Chính vì vậy, nguy cơ hình thành mảng xơ vữa được giảm đi đáng kể, từ đó ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm về tim mạch. Điều này khiến cho HDL được biết đến với cái tên quen thuộc hơn: Cholesterol tốt.
Vai trò HDL Cholesterol đối với cơ thể?

Cholesterol nói chung và HDL Cholesterol nói riêng mang đến rất nhiều lợi ích đối với cơ thể. Không chỉ giảm thiểu tối đa các nguy cơ về tim mạch, HDL – C còn có những vai trò quan trọng như:
- Hỗ trợ tiêu hóa: Là dung môi hòa tan của các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) để cơ thể dễ hấp thu. Bên cạnh đó, HDL – C còn tham gia vào quá trình tạo sắc tố mật nhằm phân giải chất béo thành các hạt nhỏ hơn.
- Là chất chống oxy hóa tuyệt vời nhờ khả năng làm lành các vết thương thông qua các gốc tự do. HDL Cholesterol cũng là hoạt chất quan trọng giúp phục hồi thành mạch sau khi phẫu thuật một cách nhanh chóng.
- Tham gia cấu tạo Hormon, đặc biệt là các hormon tuyến sinh dục (Estrogen, Progesterol, Testosterol), tuyến vỏ thượng thận (Cortisol, Aldosterol).
Không chỉ giúp cơ thể phát triển ổn định hơn, những hormon này còn giữ cho đường huyết ở mức cho phép, tăng cường khả năng miễn dịch của bạn.
- Bảo vệ và tái tạo tế bào: Chất béo là một thành phần quan trọng của màng tế bào, tạo nên hàng rào bảo vệ vững chắc trước sự xâm nhập của các vật lạ.
Ngoài ra, HDL Cholesterol còn là nguyên liệu không thể thiếu cho sự hình thành bao Myelin của tế bào thần kinh, giúp tăng dẫn truyền và xử lý thông tin một cách nhanh chóng.
Chỉ số HDL – C bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm máu là kỹ thuật vô cùng cần thiết để đánh giá nồng độ cholesterol của bạn. Thông qua Bilan lipid máu gồm nhiều thông số như Cholesterol, HDL – C, LDL – C,… bác sĩ có thể phân tích và chỉ ra những bất thường về sức khỏe người bệnh. Vậy chỉ số bình thường của HDL Cholesterol là bao nhiêu?
- Bình thường: ≥ 60mg/ dL
- Ranh giới: 40 – 59mg/ dL ở nam và 50 – 59mg/ dL ở nữ
- Nguy cơ cao xơ vữa động mạch: < 40mg/ dL ở nam và < 50mg/dL ở nữ
Thời điểm tốt nhất để thực hiện xét nghiệm này là người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên, lấy máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Chỉ số trên sẽ thay đổi phụ thuộc vào tuổi, phụ nữ có thai, đối với những người có bệnh nền cũng sẽ được các chuyên gia đánh giá khác so với bình thường.
Nguyên nhân khiến cho chỉ số HDL cholesterol giảm thấp?

HDL Cholesterol được cung ứng bởi 2 con đường: Ngoại sinh từ thức ăn và nội sinh nhờ sự tổng hợp ở gan và ruột. Vậy nên, bất cứ một vấn đề nào ảnh hưởng đến những ‘nguồn cung’ này đều gây giảm lượng HDL – C trong máu. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Chế độ ăn nhiều tinh bột (carbonhydrat): Làm tăng lượng đường trong máu đồng có nguy cơ kháng insulin – một hormon quan trọng trong chuyển hóa năng lượng.
Thiếu insulin khiến cho nồng độ HDL Cholesterol giảm trong khi LDL – C và Tryglyceride đều tăng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu, ít vận động cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho HDL – C giảm thấp.
- Bệnh lý về gan, thận, bệnh di truyền Tangier, béo phì tác động trực tiếp đến quá trình tổng hợp Cholesterol, làm nồng độ chất này ở trong máu giảm đi đáng kể.
- Sử dụng thuốc chẹn kênh Beta, lợi tiểu Thiazid, Steroid tổng hợp… kéo dài có thể gây kháng với insulin.
Như đã phân tích ở trên, điều này dẫn đến việc giảm HDL Cholesterol và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc một cách hiệu quả.
HDL cholesterol giảm ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể?
Khi nồng độ HDL – C giảm thấp xuống dưới 40mg/ dL, bạn phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề nguy hiểm. Không chỉ giảm HDL Cholesterol, cơ thể còn tự cân bằng lượng lipoprotein trong máu bằng cách tăng các loại còn lại, trong đó có LDL – C hay còn gọi là Cholesterol xấu.
Hiện tượng này dẫn đến việc tăng lắng đọng chất béo tại các thành mạch, đi kèm theo đó là sự giảm đào thải LDL ra khỏi cơ thể. Vòng tuần hoàn cứ tiếp diễn cho đến khi thành mạch dày và xơ cứng, gây ra các hậu quả khôn lường, bao gồm:
- Cơn đau thắt ngực được mô tả như sự bóp nghẹt, đè nặng sau xương ức, lan sang vai và cánh tay trái trong vòng 5 – 15 phút.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do đường kính của thành mạch bị hẹp lại, làm cho máu không thể lưu thông một cách bình thường mà phải tăng áp lực để qua chỗ hẹp.
- Tăng huyết áp, suy tim do mảng xơ vữa tạo nên ‘vật cản’ trong hệ thống mạch máu. Tim phải tăng cung lượng để đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho cơ thể, lâu dần dẫn đến suy và phì đại cơ tim.
- Nhồi máu cơ tim, đột quỵ được giải thích do sự hình thành cục máu đông trong thành mạch. Mảng xơ vữa bong ra kích hoạt quá trình đông máu, gây tắc nghẽn và hoại tử cơ tim khi đến động mạch vành, nhồi máu não khi đến não.
Cách tăng HDL cholesterol an toàn
Chỉ số HDL Cholesterol giảm thấp gây ra nhiều biến chứng tim mạch ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện nồng độ HDL – C chỉ bằng những phương pháp đơn giản như sau:
Giảm cân

Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của các vấn đề về tim mạch. Không chỉ vậy, một cơ thể nặng nề còn khiến cho bạn vô cùng tự ti, ngại tiếp xúc với mọi người. Vậy nên, giảm cân là điều vô cùng cần thiết nhằm tăng cao chỉ số HDL – C, đồng thời rèn luyện sức khỏe của bản thân.
Để giảm cân hiệu quả, bạn cần có một kế hoạch cụ thể, dựa vào tạng người của mình để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, không nên phụ thuộc vào thực phẩm giảm cân, thuốc giảm cân mà hãy kết hợp chế độ vận động và ăn uống một cách an toàn, lâu dài.
Bỏ thuốc lá, rượu bia

Những thói quen xấu hằng ngày như hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ gây ra hàng loạt bệnh lý phức tạp như tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xơ gan,… đặc biệt là bệnh ung thư và tim mạch. Chắc chắn rằng sẽ rất nhiều người cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi từ bỏ ‘chất gây nghiện’ này.
Một số mẹo hữu ích có thể giúp bạn cai thuốc lá và rượu bia đó chính là không nghĩ về nó nữa. Thay vào đó, bạn nên tạo cho mình những thói quen mới như đọc sách, viết lách, tập thể dục,… Sẽ rất khó khăn trong quá trình này, tuy nhiên hãy kiên trì và cố gắng mỗi ngày vì sức khỏe của mình bạn nhé!
Cung cấp thực phẩm tốt cho tim mạch

Chế độ ăn ảnh hưởng trực tiếp đến nồng độ HDL Cholesterol trong máu. Vậy nên, lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn cân bằng chỉ số mỡ máu, giảm cholesterol xấu một cách hiệu quả.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện chỉ số HDL – C của cơ thể. Bạn có thể bổ sung vào bữa ăn thêm nhiều rau xanh, khoai lang, súp lơ, cà rốt,… Ngoài ra, các loại ngũ cốc như bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch… cũng cung cấp một lượng chất xơ đáng kể đấy!
Bên cạnh đó, để tăng nồng độ HDL Cholesterol, bạn cần bổ sung chất béo không bão hòa có nhiều trong các loại hạt có dầu: đậu phộng, hạt vừng, quả óc chó, dầu oliu… Tránh xa các chất béo phức tạp thường được tìm thấy ở nội tạng động vật, đồ ăn chế biến sẵn như bánh quy, snack…
Một hoạt chất vô cùng có lợi cho tim mạch mà bạn không thể bỏ qua đó là Omega – 3. Thay vì bổ sung Omega – 3 bằng các thực phẩm chức năng, hãy tìm đến nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ các loại cá nước lạnh: Cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ…
Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là một phương pháp đơn giản giúp cải thiện chỉ số HDL – C của bạn. Hãy tìm kiếm những cách thức vận động theo sở thích như đạp xe, bơi lội, yoga,… để duy trì như một thói quen lâu dài.
Ngoài ra, bạn không nên tập luyện với cường độ cao ngay từ ban đầu mà hãy tăng dần để cơ thể làm quen và thích nghi. Đặc biệt, hãy luôn giữ một tâm trạng thoải mái, vui vẻ để luôn lạc quan và tràn đầy năng lượng mỗi ngày!
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ Fremo

Ngoài những phương pháp kể trên, việc bổ sung thực phẩm hỗ trợ chức năng sẽ tối ưu hiệu quả tăng HDL Cholesterol, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Được chiết xuất từ nhiều loại thảo dược quý bằng kỹ thuật công nghệ cao, Fremo tự tin là sản phẩm hỗ trợ giảm mỡ máu hàng đầu mà bạn đang tìm kiếm bấy lâu!
Những thực vật đa dạng đã được chứng minh về hoạt tính sinh học như giảo cổ lam, cao táo mèo, cao hoàng bá,… có tác dụng rõ rệt trong việc cải thiện chỉ số HDL – C chỉ sau một liệu trình. Không chỉ vậy, Fremo còn phù hợp với nhiều đối tượng như người thừa cân, béo phì, gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu…
Cách dùng sản phẩm được chia làm 2 giai đoạn: Thường dùng 2 viên mỗi sáng và tối/ ngày, uống sau ăn 15 – 30 phút cho đến khi nồng độ Cholesterol về bình thường. Sau đó chuyển qua liều duy trì 1 viên mỗi sáng và tối/ ngày liên tục trong 2 – 3 tháng.
Nên lưu ý rằng, Fremo không dùng cho trẻ thành niên dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, người mẫn cảm với thành phần của sản phẩm. Cần cẩn trọng đối với người hạ huyết áp và nên xây dựng chế độ ăn cân bằng, phù hợp.
Lời kết
Bài viết trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về HDL Cholesterol – mỡ tốt giúp ngăn ngừa hàng loạt vấn đề trầm trọng về tim mạch. Hy vọng rằng bạn sẽ luôn duy trì được chỉ số HDL – C ở mức cho phép, bảo vệ cơ thể của chính bản thân mình!
Tham khảo thêm tại:
https://medlatec.vn/tin-tuc/hdl-cholesterol-la-gi-va-nhung-canh-bao-doi-voi-suc-khoe-tim-mach-s63-n21358
https://medlatec.vn/tin-tuc/chi-so-hdl-cholesterol-qua-thap-anh-huong-den-suc-khoe-nhu-the-nao-s195-n22655
https://www.health.harvard.edu/newsletter_article/hdl-the-good-but-complex-cholesterol