Kết quả xét nghiệm máu gan phản ánh tình trạng bất thường của gan như: viêm, tổn thương tế bào gan. Qua đó, giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi diễn biến bệnh và xác định mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị. Để tìm hiểu về ý nghĩa kết quả xét nghiệm này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Các xét nghiệm máu gan thường gặp
Xét nghiệm máu gan là phương pháp giúp đánh giá sức khỏe lá gan của bạn, được đặc trưng bởi thông số mức độ của các chất như: enzym, protein và các thành phần khác do gan tạo ra, để xem xét tình trạng hoạt động của gan hoặc phát hiện có bất kỳ tổn thương hay viêm nhiễm nào bên trong gan hay không.
Một số xét nghiệm chức năng gan phổ biến, bao gồm:
Alanin transaminase (ALT)
Xét nghiệm ALT còn được gọi là xét nghiệm glutamic-pyruvic transaminase (SGPT) huyết thanh hoặc xét nghiệm alanine transaminase. ALT là một enzym chủ yếu trong gan, giúp chuyển hóa protein thành năng lượng cho tế bào gan. Khi gan bị tổn thương hoặc bị viêm, ALT được giải phóng vào máu, làm cho nồng độ enzym này trong huyết thanh tăng lên. Đo mức ALT trong máu có thể giúp các bác sĩ đánh giá chức năng gan hoặc xác định nguyên nhân cơ bản của các vấn đề về gan. Xét nghiệm ALT thường là một phần của quá trình tầm soát bệnh gan ban đầu.

Aspartate transaminase (AST)
AST là một loại enzym giúp chuyển hóa các acid amin. Tương tự như ALT, AST có nồng độ cao nhất trong gan. Ngoài ra, enzym này còn phân bố trên nhiều cơ quan khác như: cơ, tim, thận, não, các tế bào hồng cầu và chỉ có một lượng nhỏ AST có trong máu. Vì vậy, nếu như lượng enzyme này trong máu cao hơn mức bình thường sẽ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề, đặc biệt là liên quan đến tổn thương gan.
Alkaline phosphatase (ALP)
ALP là một loại enzym được tìm thấy trong máu, gan và xương. Alkaline phosphatase có khả năng phân hủy protein. Xét nghiệm kiểm tra nồng độ phosphatase kiềm, nếu cao hơn bình thường cho thấy gan bị tổn thương hay có vấn đề về ống mật.
Albumin và protein toàn phần
Albumin là một trong những protein được tổng hợp tại gan. Đây là protein có vai trò chống lại sự nhiễm trùng và thực hiện các chức năng khác cho cơ thể. Do vậy, nồng độ albumin và protein toàn phần thấp hơn mức bình thường sẽ là dấu hiệu phản ánh gan bị tổn thương hoặc mắc bệnh. Đặc biệt, khi người bệnh mắc bệnh gan mạn tính như: xơ gan hay tổn thương gan quá nặng sẽ làm giảm đáng kể hàm lượng albumin. Một trường hợp khác trên bệnh nhân xơ gan cổ trướng, nồng độ albumin giảm do bị thoát vào trong dịch báng (dịch thấm vào trong ổ bụng) hay suy dinh dưỡng.

Bilirubin
Bilirubin là một chất được sinh ra trong quá trình phân hủy của các tế bào hồng cầu. Bilirubin là sắc tố có màu vàng, đi qua gan và được tìm thấy trong máu và phân. Trong trường hợp gan không xử lý được bilirubin trong cơ thể, làm nồng độ chất này cao lên, dư thừa, gây tắc nghẽn. Từ đó, dẫn đến bệnh lý về gan: tổn thương gan, viêm gan. Do vậy, xét nghiệm chỉ số bilirubin giúp bác sĩ xác định người bệnh có mắc phải tình trạng nào liên quan đến bệnh tại gan hay không.
Gamma-glutamyltransferase (GGT)
GGT cũng là một trong số những enzym được tìm thấy trong máu. Chỉ số này cũng có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán các bệnh về gan, cũng như đánh giá chức năng bài tiết của gan. Khi nồng độ Gamma-glutamyltransferase lên cao bất thường sẽ là dấu hiệu điển hình để phát hiện gan hoặc ống mật bị tổn thương. Tuy nhiên, GGT không đặc hiệu do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.
L-lactate dehydrogenase (LD)
Thêm một loại enzym được tìm thấy trong gan, đó là: L-lactate dehydrogenase. Nếu hàm lượng tăng cao có thể cho thấy gan bị tổn thương. Tuy nhiên, một vài rối loạn khác cũng kéo theo enzym này tăng lên, nên LD không phải là yếu tố điển hình để chẩn đoán các tổn thương trong gan.
Thời gian prothrombin (PT)
PT là thời gian để máu đông. Tăng PT có thể là biểu hiện của tổn thương gan nhưng tương tự với LD, chỉ số PT cũng không đặc hiệu trong chẩn đoán bệnh gan, bởi thời gian máu đông tăng lên còn chịu ảnh hưởng bởi thuốc chống đông, chẳng hạn như warfarin.
Chỉ số Ferritin
Ferritin là một dạng protein dự trữ sắt, được cấu tạo bởi apoferritin gắn với sắt. Vai trò của loại protein này là điều chỉnh hàm lượng sắt trên đường tiêu hóa phụ thuộc vào nhu cầu của cơ thể. Khi ferritin tăng lên có thể liên quan đến tình trạng viêm hoại tử tế bào gan cấp hoặc mạn tính, đặc biệt trong viêm gan virus C. Ngoài ra, chỉ số này tăng lên còn phản ánh về bệnh huyết học, ung thư gan, thận… Ngược lại, ferritin giảm sẽ là minh chứng rõ nét cho việc cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt…

Globulin
Phần lớn globulin được tổng hợp tại gan, số còn lại được sản sinh từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể. Globulin tăng cao khi xơ gan. Bên cạnh đó, hiện tượng tăng globulin cũng có thể là một dấu hiệu về bệnh lý đặc biệt tại gan như: IgG tăng trong viêm gan tự miễn, IgM tăng trong xơ gan ứ mật nguyên phát.
NH3
NH3 được sinh ra trong cơ thể theo hai nguồn là nội sinh và ngoại sinh. Trong đó, nguồn gốc ngoại sinh là từ protein ở ruột bị vi khuẩn và enzym phân huỷ thành NH3, sau đó chất này ngấm vào máu. Còn nội sinh là do thận tạo ra.
Gan là cơ quan duy nhất có vai trò chuyển NH3 (chất độc) thành urê (chất không độc) để bài tiết qua thận, thông qua cơ chế khử nhóm amin. Quá trình này bị suy giảm ở những người mắc bệnh gan tiến triển. Nồng độ NH3 tăng trong trường hợp bệnh gan cấp và mạn. Tuy nhiên, NH3 không phải chỉ số quan trọng trong xét nghiệm chẩn đoán bệnh não gan.
AFP
Xét nghiệm AFP đóng vai trò trong việc tầm soát và chẩn đoán sớm ung thư gan. Các loại bệnh về gan như: ung thư gan, xơ gan, viêm gan có thể là nguyên nhân làm tăng nồng độ AFP.
Cholesterol
Cholesterol là thành phần của mật và được tổng hợp chủ yếu tại gan. Cholesterol có hai dạng là tự do (huyết tương) và dạng kết hợp. Trong khi xét nghiệm, hai dạng này không được tách biệt mà được đo kết hợp dưới thông số cholesterol toàn phần (bao gồm hai loại cholesterol nói trên). Đối với bệnh gan tiến triển, nồng độ cholesterol giảm rất thấp còn xơ mật nguyên phát thì hàm lượng chất này lại tăng rõ rệt.
Ý nghĩa và cách đọc kết quả xét nghiệm máu gan
Thực hiện xét nghiệm chức năng gan định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Dưới đây là ý nghĩa và cách đọc kết quả xét nghiệm chức năng gan mà người bệnh có thể tham khảo.
Kết quả kiểm tra bình thường
Kết quả xét nghiệm máu gan thường có trong vài giờ đến vài ngày sau khi phòng thí nghiệm lấy mẫu để đo.
Các chỉ số bình thường cho một xét nghiệm máu gan điển hình như sau:
Cần lưu ý rằng kết quả xét nghiệm máu gan mức bình thường có sự khác nhau tại phòng thí nghiệm và giữa phụ nữ, nam giới, trẻ em.
Kết quả kiểm tra bất thường
Chỉ số của từng thành phần trong xét nghiệm máu gan bất thường sẽ là một thông tin có ích cho bác sĩ trong chẩn đoán các bệnh lý tại gan.
Các thông số này được biện giải trong mối quan hệ với nhau. Cụ thể như sau:
- Tổn thương gan cấp tính hoặc mạn tính thường liên quan đến sự gia tăng không đồng đều của alanine aminotransferase (ALT) và aspartate aminotransferase (AST) so với phosphatase kiềm (ALP).
- Tắc nghẽn ống mật là tình trạng liên quan đến sự gia tăng ALP không cân đối so với ALT và AST.
- Tình trạng rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động xử lý của bilirubin có thể được chứng minh bằng việc tăng bilirubin với mức ALT, AST và ALP bình thường.
- Các vấn đề của sức khỏe bắt nguồn từ bên ngoài gan phổ biến hơn khi xảy ra sự bất thường về albumin hoặc thời gian prothrombin.

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm máu gan bất thường còn được biểu hiện thông qua một hay nhiều chỉ số tăng hoặc giảm so với kết quả bình thường.
Cụ thể, trường hợp viêm gan do rượu thì chủ yếu là trị số AST tăng, nhưng không quá 2-10 lần mức bình thường. Đối với tình trạng vàng da tắc mật, đặc biệt là sỏi ống mật chủ, thì ALT thường tăng < 500 UI/l.
Còn trường hợp vàng da biểu hiện trên lâm sàng khi và chỉ khi bilirubin toàn phần trên 2.5mg/dL.
Mặt khác, bệnh nhân bị ung thư gan sẽ làm nồng độ AFP tăng lên hơn mức bình thường. Theo thống kê có đến 80% bệnh nhân ung thư gan có AFP > 25 UI/ml, 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 100 UI/ml và khoảng 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP > 300 UI/ml. Vì vậy, AFP là dấu ấn xét nghiệm quan trọng trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát. Nếu AFP > 300 UI/ml và kết hợp siêu âm có khối giảm âm thì có thể kết luận bệnh nhân bị ung thư gan.
Nhiều vấn đề của gan không biểu hiện rõ triệu chứng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Do vậy, nếu kết quả có một số xét nghiệm bất thường (hoặc một xét nghiệm bất thường rõ rệt), đều giúp bác sĩ có cơ sở quan trọng để chẩn đoán. Một kết quả xét nghiệm máu gan không bình thường trên người bị bệnh đáng lo ngại và cần được lưu tâm hơn so với người khỏe mạnh.
Ngoài ra, khi kết quả xét nghiệm máu gan bất thường, đều cần được tìm hiểu nguyên nhân và lý giải thuyết phục. Ví dụ trong trường hợp một người khỏe mạnh xét nghiệm máu gan đơn lẻ, cho kết quả bất thường cần được thực hiện lại hoặc phối hợp các phương pháp khác như:
- Làm lại xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm máu thêm để phát hiện hoặc loại trừ các nguyên nhân cụ thể.
- Siêu âm gan và túi mật.
- Sinh thiết gan để tìm ra chính xác những gì đang xảy ra.
- Tùy theo mức độ và dự đoán nguyên nhân, người xét nghiệm có thể chuyển đến bác sĩ chuyên khoa gan mật để được tư vấn và thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên khoa và sinh thiết gan.
Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm
Kết quả xét nghiệm máu gan có thể xảy ra sai lệch. Một số kết quả phản ánh sự bất thường lại được thực hiện trên những người có chức năng gan bình thường. Do đó, kết quả xét nghiệm phụ thuộc vào một vài yếu tố như:
- Người thực hiện xét nghiệm có bị nhiễm trùng hay không.
- Phản ứng khi sử dụng thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc từ thảo dược.
- Phụ thuộc vào tuổi, giới tính.
- Yếu tố di truyền.
- Vùng miền sinh sống.
- Thực phẩm, đồ uống như: rượu có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi nào cần thực hiện xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan?
Những trường hợp cần xét nghiệm chức năng gan, nhằm đánh giá mức độ khỏe mạnh của gan gồm:
- Người có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lý về gan.
- Người mắc bệnh túi mật.
- Người nghiện rượu bia.
- Người có chức năng gan bị rối loạn hoặc suy giảm.
- Người có tiền sử mắc bệnh gan, cần theo dõi thường xuyên để đánh giá hiệu quả sau quá trình điều trị.
- Người mắc bệnh mạn tính như: tiểu đường, người huyết áp cao, thiếu máu…
- Bất kỳ ai có nhu cầu kiểm tra tổn thương gan do virus gây ra như: virus viêm gan B, viêm gan C…
- Có sử dụng thuốc làm tăng men gan, ảnh hưởng đến gan, cần theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc này.
Fremo – Giải pháp chuyên biệt cho bệnh nhân mỡ gan
Xu hướng sử dụng những sản phẩm thảo dược trong hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ ngày càng phổ biến. Điển hình phải kể đến thành quả của nghiên cứu từ Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ. Dựa trên bài thuốc của PGS.TS Lê Minh Hà, đơn vị đi đầu về nghiên cứu đã cho ra đời và phát triển thành công sản phẩm Fremo.
Thảo dược Fremo đem đến giải pháp đột phá trên người bệnh gan nhiễm mỡ, nổi bật với bài thuốc phối hợp ba dược liệu: bụp giấm, giảo cổ lam và xạ đen.

Fremo có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn, lành tính. Sản phẩm có tác dụng:
- Hỗ trợ giảm mỡ gan hiệu quả.
- Điều hòa và duy trì các chỉ số mỡ máu, mỡ gan ở mức bình thường.
- Hạ huyết áp, ngăn chặn bệnh lý mạch vành.
Fremo được sử dụng trên đối tượng: người rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Lời kết
Hi vọng bài viết đã phần nào giúp người đọc hiểu thêm về kết quả xét nghiệm máu gan. Bên cạnh đó, gan là một cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng của cơ thể, nên việc thường xuyên kiểm tra chức năng gan là điều cần thiết.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
Tài liệu tham khảo
- https://www.emedicinehealth.com/liver_blood_tests/article_em.htm?fbclid=IwAR3mzukgBwJoxJ3OvvHB6vepzmlMzr-TYEwjtkKxaEPZcW6-cC19tBnzYpI
- https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/liver-function-tests/about/pac-20394595?fbclid=IwAR3zXT-SiRyo7Cm-aBNRV2XxvNOhbzPoUHysDODclwGyT-YxdHpdg4z691o
- https://britishlivertrust.org.uk/information-and-support/living-with-a-liver-condition/liver-blood-tests/?fbclid=IwAR3mzukgBwJoxJ3OvvHB6vepzmlMzr-TYEwjtkKxaEPZcW6-cC19tBnzYpI
- https://www.healthline.com/health/liver-function-tests?fbclid=IwAR3PEGYgDmCke_O85QFH3UJG2En7Irbd6fy9wuuZ_ZvGbg_pPHhA120yS_U
- https://patient.info/digestive-health/abnormal-liver-function-tests-leaflet