Lipid là một trong những chất đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Ngoài tham gia vào cấu trúc màng tế bào và các mô thì nó còn là “nhà kho” dự trữ năng lượng. Vậy lipid là gì? Thành phần cấu tạo của nó có gì đặc biệt? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
Lipid là gì?

Lipid hay còn gọi là chất béo, là những sản phẩm este hóa của các acid béo và glycerol. Chúng là các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, tồn tại ở 2 dạng thể rắn (mỡ) và thể lỏng (dầu).
Lipid trong thực phẩm được cung cấp từ cả động vật và thực vật. Lipid có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu tinh luyện, shortening, đậu nành, đậu lạc, vừng… Lipid có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, cá, thuỷ sản…
Trong cơ thể, lipid được chia thành 3 khu vực:
- Lipid dự trữ: chủ yếu là Triglyceride, tồn tại trong các tổ chức mỡ dưới da, các hố đệm, màng ruột,… Khi đói, cơ thể sẽ sử dụng mỡ dự trữ.
- Lipid cấu trúc: chủ yếu là Phospholipid và Cholesterol, tham gia cấu tạo màng tế bào.
- Lipid lưu hành: chủ yếu là Phospholipid, Triglyceride, Cholesterol và các acid béo tự do, chúng được lưu hành trong máu. Do đặc tính của lipid là không tan trong nước nên lipid không lưu hành dưới dạng tự do mà gắn với protein tạo thành lipoprotein.
Các loại thành phần chính của lipid máu
Lipid máu hay còn được gọi là “mỡ máu”, chúng có vai trò quan trọng trong cơ thể. Các thành phần chính của lipid máu bao gồm:
Triglyceride

Triglyceride (hay còn được gọi là chất béo trung tính) là dạng lipid dự trữ chính ở các tổ chức mỡ dưới da, loại lipid này thay đổi theo chế độ ăn và trạng thái của cơ thể. Chúng được tái tổng hợp chủ yếu tại ống tiêu hóa và sinh tổng hợp tại gan. Triglyceride thoái hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.
☛ Chi tiết hơn qua bài viết: Định lượng triglyceride máu
Phospholipid
Phospholipid là một loại lipid, là thành phần chính của cấu tạo màng tế bào. Phospholipid thường bao gồm một đầu kỵ nước thường gồm hai acid béo và một đầu ưa nước cấu tạo từ một nhóm phosphate. Hai đầu này được nối với nhau bởi một phân tử glycerol.

Phospholipid tham gia tích cực vào quá trình chuyển hóa tế bào và mỡ, ảnh hưởng tới việc hấp thu và sử dụng chất béo. Nó đóng vai trò quan trọng trong điều hòa chuyển hóa Cholesterol.
Cholesterol
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể như hoạt động của tế bào sợi thần kinh, sản xuất hormon… Khoảng 75% Cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn.

Để có thể di chuyển trong máu, Cholesterol cần phải gắn với protein tạo thành các “thuyền chuyên chở” gọi là lipoprotein. Dựa vào tỷ trọng phân tử mà lipoprotein được chia thành 3 loại chính:
- HDL-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cao): hay còn được gọi là Cholesterol “tốt”, chiếm khoảng 25 – 30% tổng số Cholesterol trong máu. HDL có vai trò vận chuyển Cholesterol dư thừa từ các bộ phận khác trở lại gan để gan dễ dàng loại bỏ ra khỏi cơ thể.
- LDL-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp): thường được gọi là Cholesterol “xấu” vì lượng LDL trong máu cao sẽ dẫn đến bị lắng đọng ở thành mạch máu và tạo thành mảng xơ vữa động mạch.
- VLDL-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cực thấp): Loại lipoprotein này cũng được coi là “xấu” bởi VLDL là tiền chất của LDL. Tuy nhiên, khác biệt là VLDL chủ yếu mang Triglyceride, còn LDL thì chủ yếu mang Cholesterol.
☛ Tham khảo đầy đủ hơn: Định lượng Cholesterol toàn phần
Chylomicron
Chylomicron là các hạt lipoprotein có kích thước lớn nhất và có hàm lượng Triglyceride cao (90%). Chúng được tạo ra trong nội mô ruột và có vai trò vận chuyển Triglyceride, Cholesterol của thức ăn theo hệ thống bạch huyết vào tuần hoàn.

Trong máu, Chylomicron bị enzym lipoprotein lipase thủy phân thành acid béo tự do để hấp thụ ở mô cơ và mỡ. Tại đó, acid béo tự do được oxy hóa để cung cấp năng lượng hoặc tái tổng hợp lại thành Triglyceride trong thành ruột và được tích hợp vào Chylomicron. Kết quả là Chylomicron dần biến thành Chylomicron tồn dư ít Triglyceride và giàu Cholesterol tự do.
Vai trò của lipid đối với cơ thể
Lipid có rất nhiều vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể. Một số vai trò có thể kể đến là:
Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Lipid chiếm tới 40% trọng lượng cơ thể, đây là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất của các hoạt động sống. Tích luỹ chủ yếu ở các mô mỡ dưới dạng dự trữ là Triglyceride (chất béo trung tính).
Lipid được đốt để tạo năng lượng tại các tế bào cơ thể. Cụ thể 1 gam lipid khi đốt cháy trong cơ thể cung cấp 38kJ, tương ứng với 9Kcal, cao hơn gấp 2 lần so với chất đạm (protein) và chất đường bột (glucid).
Duy trì nhiệt độ và bảo vệ cơ thể

Không chỉ vậy, lipid còn có khả năng giữ nhiệt hiệu quả, ngăn ngừa sự thoát nhiệt dưới da. Đồng thời, nó làm cho lượng nhiệt ở bên ngoài đã được hấp thu không thể truyền vào bên trong cơ thể.
Ngoài ra, lipid còn giúp giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Bởi chúng được đốt cháy thành năng lượng để tạo ra nhiệt cho cơ thể. Một phần lipid còn bao quanh tạng phủ, để bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương từ các va chạm mạnh.
Giúp hấp thu các loại vitamin

Mặt khác, lipid còn là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K giúp cho các loại vitamin này được hấp thu dễ dàng hơn. Ngoài ra, lipid còn làm tăng cảm giác no bụng khi chúng ta sử dụng thực phẩm có hàm lượng lipid cao, đồng thời lipid còn giúp tăng cường mùi vị của thức ăn hơn.
Cấu thành các mô, tổ chức

Một vai trò đặc biệt quan trọng của lipid trong cơ thể người chính là khả năng cấu thành các mô, tổ chức. Màng tế bào vốn là một lớp phospholipid kép, glycolipid… tạo thành. Các mô thần kinh và tủy não cũng có chứa lipid và glycolipid.
Đặc biệt, lipid còn tham gia cấu tạo vỏ myelin của sợi thần kinh, giúp làm tăng sự nhạy bén của trí não, đồng thời bảo vệ não chống lại sự suy giảm trí nhớ do tuổi tác.
Lipid máu bình thường là bao nhiêu?
Lipid máu là thành phần quan trọng trong cơ thể. Chỉ số lipid máu không thể đo bằng mắt thường mà bạn cần phải làm xét nghiệm mỡ máu. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra được nồng độ chất béo trong máu của bạn đang ở mức thấp, bình thường hay cao.
Khi xét nghiệm mỡ máu người bệnh cần quan tâm đến các chỉ số:
- Triglyceride (TG)
- Cholesterol toàn phần (CT)
- Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C)
- Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL-C)
Dựa vào những chỉ số này, bác sĩ có thể đánh giá xem bạn có bị rối loạn chuyển hóa lipid máu hay mắc các bệnh liên quan khác như tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch không.
Bạn có thể tham khảo bảng chỉ số mỡ máu dưới đây:

Kiểm soát tốt 4 chỉ số nêu trên sẽ giảm nguy cơ bị rối loạn mỡ máu, hạn chế dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tai biến mạch vành tim mạch cũng như giảm tỷ lệ tử vong.
Rối loạn lipid máu có nguy hiểm không?

Rối loạn lipid máu là tình trạng nồng độ của một hoặc nhiều loại chất béo trong máu quá cao hoặc quá thấp. Tình trạng này thường có dấu hiệu rất mơ hồ, khó nhận biết bởi quá trình chuyển biến sinh học diễn ra âm thầm, lặng lẽ.
Mặc dù rối loạn lipid máu không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng nó có thể gián tiếp thông qua các bệnh lý khác, là yếu tố thúc đẩy bệnh lý khác hình thành và tiến triển như nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tai biến mạch máu não, gan nhiễm mỡ…
Cụ thể là khi hàm lượng mỡ máu (lipid máu) tăng cao thành mạch sẽ là nơi bị tác động đầu tiên làm cho các tế bào nội mạc bị tổn thương. Từ đó, chúng mất chức năng bảo vệ thành mạch, tạo điều kiện cho các đại thực bào tiếp xúc với LDL-C và trở thành các “tế bào bọt” chứa đầy Cholesterol. Thời gian kéo dài lớp nội mạc dày lên, khu trú thành các mảng xơ vữa.
Các mảng xơ vữa này sẽ làm lòng mạch bị hẹp dần, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan. Nguy hiểm hơn là chúng có thể bị vỡ ra và hình thành cục máu đông, ngăn chặn máu đến tim, não gây ra biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Nếu người bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài những biến chứng kể trên thì người bị rối loạn lipid máu còn dễ mắc viêm tụy cấp. Nguyên nhân chính là do chỉ số Triglyceride tăng cao vượt quá 1000 mg/dl. Biểu hiện thường thấy là sốt, đau bụng dữ dội, nôn mửa. Nếu dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy có thể đe dọa đến tính mạng.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biến chứng của rối loạn lipid máu
Kiểm soát chỉ số lipid máu bằng cách nào?
Rối loạn lipid máu đang dần trở thành nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch. Do đó việc điều trị và kiểm soát chỉ số lipid là rất quan trọng. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn kiểm soát chỉ số lipid:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh là việc quan trọng nhất nếu bạn muốn kiểm soát chỉ số lipid ở ngưỡng an toàn. Bạn cần hạn chế tối đa các thực phẩm chứa chất béo xấu như mỡ động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh,… Ăn nhiều loại thực phẩm này sẽ làm tăng LDL-Cholesterol khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Sử dụng các loại dầu thực vật, dầu đậu nành, oliu,… thay thế cho mỡ động vật. Bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm như cá biển, thịt gà,… rất tốt cho người bị rối loạn lipid máu. Đồng thời hạn chế đạm từ các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn,…
Hơn thế nữa, bạn nên cung cấp tinh bột từ gạo lứt, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt,… Đặc biệt, nên ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây giúp tăng cường bổ sung chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho cơ thể.
Tập thể dục thể thao
Một cách giúp kiểm soát chỉ số lipid hiệu quả là có chế độ vận động phù hợp. Tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường trao đổi chất giúp loại bỏ mỡ dư thừa tích tụ lại trong cơ thể.

Bạn nên có chế độ vận động đều đặn, lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thân như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, yoga… Thời gian luyện tập tối thiểu là 30-45 phút mỗi ngày và cố gắng duy trì ít nhất 5 buổi/ tuần để giúp nâng cao sức bền và có lợi cho tim mạch.
Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ giúp giảm LDL-C, tăng HDL-C và ổn định huyết áp, mà còn khiến cơ thể săn chắc, dẻo dai, tăng tuổi thọ.
Bỏ một số thói quen xấu
Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá thì hãy bỏ ngay. Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hình thành xơ vữa động mạch mà còn ảnh hưởng đến rối loạn lipid máu thông qua các nguy cơ khác như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Còn nếu bạn uống rượu thì không nên uống quá nhiều. Tốt nhất, nếu uống thì bạn nên uống rượu vang đỏ với số lượng không nên quá 142 ml mỗi ngày. Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý tránh tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và làm việc quá sức.
Xét nghiệm định kỳ đều đặn

Hầu hết những người bị rối loạn lipid máu ở giai đoạn đầu đều không có dấu hiệu gì rõ rệt dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh khác. Do vậy, người bệnh cần đi xét nghiệm mỡ máu và khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần ở các cơ sở y tế uy tín để có thể phát hiện và điều trị kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm.
☛ Tham khảo thêm tại: Xét nghiệm lipid máu gồm những gì?
Bổ sung sản phẩm thảo dược FREMO
FREMO là ản phẩm thảo dược hỗ trợ giảm mỡ máu cao đến từ Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam. Đây là một giải pháp giúp ổn định mỡ máu, thành phần 100% từ tự nhiên mà đem lại hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông. Sản phẩm có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra các tác dụng phụ.

Sản phẩm phối hợp từ 3 dược liệu: Bụp giấm, xạ đen, giảo cổ lam cho tác dụng giảm Cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77% và làm tăng HDL 9,87%. Công dụng chính của FREMO giúp đưa các chỉ số lipid máu về ngưỡng an toàn, giảm mỡ trong gan và mỡ thừa tích tụ trong cơ thể.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên/ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó duy trì 2 viên/ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tăng cường vận động để đạt hiệu quả tốt nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Lời kết
Qua bài viết này, hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có cái nhìn cụ thể về lipid và vai trò của nó đối với cơ thể. Hãy chú ý duy trì lối sống khỏe mạnh để giúp chỉ số lipid ở mức bình thường và phòng ngừa được các căn bệnh nguy hiểm nhé!
Tài liệu tham khảo
Chuyển hoá Lipid – sách giải phẫu sinh lý người – Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam
https://tuoitre.vn/cac-loai-thanh-phan-chinh-cua-lipid-mau-20180320104750675.htm
https://www.britannica.com/science/lipid
https://dantri.com.vn/suc-khoe/roi-loan-lipid-mau-co-nguy-hiem-khong-20190513131245939.htm