Trứng là thực phẩm quen thuộc và có nhiều giá trị dinh dưỡng tuy nhiên lại chứa hàm lượng cholesterol cao. Bởi vậy mà rất nhiều người, đặc biệt những bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ băn khoăn liệu có được ăn trứng không?
Mục lục
Giá trị dinh dưỡng từ trứng
Trứng là thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng. Tùy theo phương pháp nuôi và trọng lượng của từng quả trứng mà hàm lượng dinh dưỡng không hoàn toàn giống nhau. Thông thường 1 quả trứng gà ta nặng khoảng 40g (cả vỏ), 1 quả trứng vịt nặng 70g (cả vỏ), trứng cút khoảng 5 -7 g,…
Tỉ lệ các chất dinh dưỡng có trong một quả trứng khá cân đối. Trung bình, một quả trứng cung cấp năng lượng 65kcal, protein 5,52g, lipid 4,20g (trong đó chứa khoảng 165mg cholesterol). Bên cạnh đó, trứng còn có các vitamin và khoáng chất có ích khác cho cơ thể như vitamin A, B12, D, E canxi, kẽm, sắt, selen, photpho…
Trong trứng còn chứa choline, dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng màng tế bào và tạo ra các phân tủ truyền tín hiệu trong não.
Lutien và Zeaxanthin là một loại chất chống oxy hóa có trong lòng đỏ trứng. Chúng có tác dụng chống lại quá trình lão hóa thị lực, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng.
Trong một quả trứng gà, lòng đỏ có chứa 13,6% chất đạm, 29,8 % chất béo và 1,6% chất khoáng. Chất đạm có trong lòng đỏ trứng gà có thành phần là các axit amin tốt nhất, hoàn thiện nhất, cần thiết cho sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ.
Trứng vịt lộn cũng là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Trong một quả trứng vịt lộn cung cấp năng lượng 182kcal, 13,6g protein, 12,4g lipid, 600mg cholesterol, 212g photpho, 82g canxi. cung với các vitamin, beta caroten,…
Bệnh nhân máu nhiễm mỡ có được ăn trứng không?
Mức giới hạn tiêu thụ cholesterol đối với người trưởng thành khỏe mạnh là 300g/ngày, trong khi đó mỗi quả trứng gà trung bình chỉ có khoảng 165 mg cholesterol. Một quả trứng vịt lộn có tới 600mg cholesterol nhưng nếu bạn không ăn thường xuyên mà khoảng 2 quả/tuần thì vẫn đảm bảo sức khỏe.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra rằng, thói quen ăn uống của phần lớn mọi người đều tiêu thụ trứng cùng các loại thực phẩm khác như thịt đỏ, bơ, thịt xông khói, xúc xích,… Và lượng cholesterol tăng nhiều hơn là do chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa có trong những thực phẩm ăn kèm đó.
Một số nghiên cứu khác còn cho thấy rằng ăn hai quả trứng gà mỗi ngày, trong vòng 6 tuần đã tăng mức HDL-c (cholesterol tốt) lên 10%. Người có mức HDL-c cao giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các vấn đề liên quan.
Acid béo omega-3 có trong trứng gà cũng được chứng minh là có khả năng làm giảm nồng độ triglyceride trong máu, giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu triglyceride. Nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn năm quả trứng giàu omega-3 mỗi tuần, trong vòng 3 tuần có thể giảm 16 – 18% triglyceride.
Lượng cholesterol trong lòng trắng trứng là khá cao. Tuy nhiên cũng trong đó lại chứa nguồn axit amin tốt có tên là Lecithin cao gấp 6 lần lượng cholesterol. Chất béo này ít gặp ở những thực phẩm khác (ngoài đậu nành). Lecithin tham gia vào thành phần cấu tạo màng tế bào và dịch thể, cấu tạo não bộ và có mặt trong tế bào của hầu hết các sinh vật sống.
Nghiên cứu khoa học chỉ ra lecithin có khả năng điều hòa lượng cholesterol, ngăn ngừa tích tụ cholesterol, thúc đẩy quá trình phân tách và đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể. Tức là, khi lượng cholesterol dư thừa, lecithin sẽ lập tức “kéo” chúng ra khỏi cơ thể. Từ đó, làm giảm lượng mỡ trong máu hay nói cách khác hỗ trợ tốt cho bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, lecithin còn có tác dụng dưỡng não, tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa lão hóa, chống trầm cảm, rất có ích cho người cao tuổi.
Lắng nghe chia sẻ của Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Hòa – Viện dinh dưỡng ứng dụng trả lời cho câu hỏi mỡ máu cao có nên ăn trứng không trong video dưới đây:
Những lưu ý gì khi ăn trứng đối với người bị mỡ máu cao
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, hạn chế những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, khi ăn trứng bạn nên lưu ý một vài điểm dưới đây:
- Lựa chọn mua trứng ở địa chỉ tin cậy, mua trứng đã có xác nhận của cơ quan kiểm dịch.
- Không mua trứng bị nứt, thủng vỏ, bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C.
- Trứng chế biến nên ăn ngay trong khoảng 2 giờ đổ lại. Không ăn trứng để qua đêm.
- Tốt nhất không nên ăn trứng sống, trứng chưa nấu chín. Đã có nhiều trường hợp sử dụng trứng sống và phải nhập viện cấp cứu bởi nhiễm nhuẩn. Tiêu thụ trứng sống cũng ảnh hưởng đến đường ruột, bạn có thể bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,…
- Không ăn quả hồng ngay sau khi ăn trứng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, viêm dạ dày ruột cấp tính.
Món ăn từ trứng dành cho người bị mỡ máu cao
Bên cạnh trứng luộc là món ăn đơn giản nhất lại đem lại hiệu quả cao nhất, bạn có thể dùng trứng kết hợp với các loại thực phẩm khác để đem lại hương vị ngon hơn mà lại đảm bảo dinh dưỡng, không lo cholesterol tăng cao.
1. Trứng xào ớt chuông
Hoạt chất chống oxy hóa Capsaicin có trong ớt chuông có khả năng ngăn ngừa quá trình biến đổi thành ung thư của các mô tế bào, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, giảm mỡ, kích thích tiết nước bọt và dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Kết hợp ớt chuông với tứng, có thể tích hợp được cách dưỡng chất có trong hai loại thực phẩm.
2. Trứng xào mướp đắng
Theo Đông y, mướp đắng giúp thanh nhiệt, giải độc, diệt khuẩn. Nghiên cứu khoa học chỉ ra đây là thực phẩm nhiều lợi ích sức khỏe: ngừa sỏi thận, giảm cholesterol, giảm cân, làm đẹp da, tăng cường miễn dịch,… Mướp đắng xào trứng gà sẽ là món ăn ngon miệng, có thể giúp bạn bổ sung dinh dưỡng mà không lo mỡ máu.
3. Trứng xào nấm
Trứng xào nấm là sự kết hợp giữa trứng gà và nấm tươi, món ăn vừa ngậy vừa thơm lại bổ dưỡng. Nấm không chứa cholesterol và chất béo, ít natri, bởi vậy đây là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho những bệnh nhân có bệnh tim mạch. Nấm giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường, chống lão hóa, tăng tuổi thọ,…
Mỡ máu cao nên kiêng ăn gì?
Muối
Cơ thế sống của chúng ta luôn có nhu cầu muối nhất định nhằm đảm bảo quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều muối lại có thể đem lại ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị lượng muối tiêu thụ không nhiều hơn 1.5g mỗi ngày. Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, xúc xích, thịt xông khói… bởi chúng cần sử dụng nhiều muối để bảo quản.
Nội tạng động vật
Trong nội tạng động vật có chứa các chất béo hầu hết là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao. Tiêu thụ nội tạng động vật sẽ khiến cho lượng mỡ máu tăng cao. Không những thế, chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn, có thể làm hại đường ruột và sức khỏe của bạn.
Chất béo chuyển hóa
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng chất béo chuyển hóa cao. Chúng có thể làm tăng mức triglyceride trong máu của bạn. Đồ ăn nhanh, các món ăn được chiên đi chiên lại nhiều lần có chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa.
Các carbohydrate tinh chế
Carb tinh chế là carb đã trải qua những tác động bên ngoài làm giảm bớt lượng dinh dưỡng vốn có của thực phẩm. Tiêu thụ quá nhiều carbonhydrate tinh chế gây tăng đường huyết, tăng lượng triglyceride máu.
Đường tinh luyện
Đường tinh luyện hay fructose nhân tạo không đem lại lợi ích sức khỏe. Ngược lại chúng tăng lượng hấp thu đường gấp 10 – 30 lần so với trái cây ngọt tự nhiên(fructose tự nhiên). Tiêu thụ lượng đường quá lớn làm giảm chức năng gan, gây ra bệnh đái tháo đường, tăng sản sinh lượng chất béo có trong máu. Cần hạn chế tiêu thụ các loại nước ngọt đóng chai, thực phẩm chế biến sẵn,…
Rượu
Rượu, chất có cồn là nguyên nhân dẫn đến tăng triglyceride máu. Hãy hạn chế rượu ở mức thấp nhất.
Bên cạnh việc quan tâm ăn gì và kiêng gì, người mắc rối loạn mỡ máu cũng cần duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập luyện thể thao và thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.
Với mong muốn tìm ra giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh mỡ máu, các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công sản phẩm FREMO. Đây là liệu pháp từ tự nhiên đã được chứng minh hiệu quả trong việc:
– Cân bằng các chỉ số mỡ máu: Giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL, tăng HDL
– Giảm xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tổn thương tim mạch
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn