Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh được chia thành nhiều cấp độ. Trong đó, máu nhiễm mỡ độ một là mức độ nhẹ nhất. Nếu phát hiện sớm bệnh có thể được điều trị tốt nhất. Vậy nhận biết máu nhiễm mỡ độ 1 ra sao, điều trị như thế nào?
Mục lục
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì? Có mấy cấp độ?
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, bệnh được hiểu đơn giản là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn đến sự thay đổi về chức năng hoặc nồng độ của các thành phần mỡ máu (như cholesterol, triglyceride máu).
Bệnh máu nhiễm mỡ, về mặt chuyên môn không được chia là các cấp độ nhiễm mỡ giống như bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn thường hay thắc mắc với các bác sĩ là tôi bị máu nhiễm mỡ độ mấy, mặc dù không có sự phân chia cấp độ máu nhiễm mỡ này trong y học. Các chuyên gia thường phân loại tình trạng bệnh theo các chỉ số xét nghiệm mỡ máu, với mức bình thường, mức ranh giới, mức nguy cơ cao và nguy cơ rất cao (Bảng 1).
Bảng 1: Bảng phân tầng và đánh giá nguy cơ từ chỉ số mỡ máu
Chỉ số | Mức bình thường | Mức ranh giới |
Mức nguy cơ cao |
Total Cholesterol
TC |
<200 mg/dL (5,1 mmol/L) |
200–239 mg/dL (5,1–6,2 mmol/L) |
≥240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
Cholesterol tốt
HDL – C |
≥60 mg/dL (1,5 mmol/L) |
Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L)
50–59 mg/dL (nữ) (1,3–1,5 mmol/L) |
Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)
Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L) |
Cholesterol xấu
LDL – C |
<100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường)
100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) (gần đạt) |
130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) | 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L) (nguy cơ cao)
≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
Triglycerid
TG |
<150 mg/dL (1,7 mmol/L) | 150–199 mg/dL (1,7–2,2 mmol/L) | 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) (nguy cơ cao)
≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao |
Non-HDL-cholesterol | <130 mg/dL (3,3 mmol/L) (bình thường)
130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) (gần đạt) |
160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L)(đường biên giới cao) | 190–219 mg/dL (4,9–5,7 mmol/L) (nguy cơ cao)
>220 mg/dL (5,7 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
TG/HDL-C | <2 | >4 (nguy cơ cao)
>6 (nguy cơ rất cao) |
|
TC/HDL-C | <4,4 | ||
LDL/HDL-C | <2,9 | ||
Non-HDL/HDL-C | <3,5 |
Để độc giả có thể dễ dàng theo dõi và hình dung hơn, chúng tôi tạm chia bệnh máu nhiễm mỡ theo các cấp độ từ tăng nhẹ đến mức nguy hiểm, tương ứng với các mức độ bệnh: máu nhiễm mỡ độ 1 đến độ 3. Trong bài viết này, Fremo sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về máu nhiễm mỡ độ 1.
▶️Đọc hiểu về: Máu nhiễm mỡ – nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nhận biết máu nhiễm mỡ độ 1
Bệnh máu nhiễm mỡ có diễn tiến âm thầm. Người bệnh thường không biết mình đã bị bệnh cho đến khi thăm khám sức khỏe tổng quát hoặc khi đã bước sang thể nặng, biến chứng.
Một số triệu chứng cơ bản nhất bạn có thể gặp phải khi mắc máu nhiễm mỡ độ 1 là:
- Mệt mỏi: Người bị bệnh thường cảm thấy chán nản, lười vận động, ăn uống không ngon miệng.
- Đau đầu: Khi mỡ bám vào thành mạch, cản trở sự lưu thông máu lên não, gây ra các cơn đau đầu thoáng qua, lặp lại nhiều lần trong ngày.
- Dễ tăng cân: Lượng mỡ dư thừa tăng, cân nặng tăng, đặc biệt mỡ tập trung nhiều ở các vùng khó giảm như eo, bụng, bắp tay, đùi,…
- Rối loạn tiêu hóa: Gặp phải các vấn đề đường ruột, khó tiêu, táo bón, tiêu chảy,…
Các biểu hiện trên thường dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh thông thường, do vậy mà người bệnh thường khó nhận biết hoặc chủ quan, dẫn đến không ý thức được tình trạng sức khỏe hiện tại của mình. Chính vì thế, việc thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm khi còn ở thể nhẹ là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc điều trị bệnh hiệu quả.
Máu nhiễm mỡ độ 1 có nguy hiểm không? có chữa khỏi được không?
Máu nhiễm mỡ độ 1 là tình trạng bệnh lý ở giai đoạn đầu. Khi mới phát bệnh, còn ở thể nhẹ, thường không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Đặc biệt, khi tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, có lối sống lành mạnh và áp dụng các biện pháp hỗ trợ, bệnh có thể được cải thiện nhanh chóng, thậm chí là khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, tỉ lệ này thường không cao, bởi hầu hết các dấu hiệu nhận biết của bệnh không rõ rệt và dễ gây nhầm lẫn, dẫn đến thời điểm phát hiện bệnh muộn khiến cho việc điều trị gặp khó khăn.
Nếu để bệnh kéo dài, diễn tiến sang cấp độ cao hơn, để đến mức biến chứng thì cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe. Khi đó, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng các cơ quan (tim, gan, thận) suy giảm chức năng, mắc các bệnh lý xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, đột quỵ não,… thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Đặc biệt, với những người cao tuổi và người có bệnh lý nền, bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến sang các giai đoạn sau sớm hơn.
Ngăn ngừa máu nhiễm mỡ độ 1 chuyển sang độ 2 bằng cách nào?
1. Mỡ máu cao và cách điều trị bằng chế độ ăn lành mạnh
Để kiểm soát tốt máu nhiễm mỡ độ 1 và giảm thiểu nguy cơ bệnh diễn tiến sang giai đoạn 2, bạn chủ động thực hiện chế độ ăn uống khoa học, phù hợp dựa trên những lưu ý dưới đây:
Bổ sung thêm nhiều chất xơ
Chất xơ là một thành phần chính của thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà cơ thể không tiêu hóa được. Chất xơ đi theo đường tiêu hóa, hút nước và tạo nên một hỗn hợp có thể dễ dàng di chuyển. Hỗn hợp này có thể hấp thụ mật tiết ra ở gan, từ đó giúp tiêu hóa chất béo rồi được bài tiết theo phân. Cholesterol cao sẽ tạo ra lượng mật lớn, chính bởi vậy bổ sung chất xơ có thể kéo cholesterol ra khỏi máu, làm giảm lượng cholesterol một cách tự nhiên.
Các chuyên gia khuyến khích bạn nên bổ sung khoảng 10g chất xơ mỗi ngày để có được hiệu quả giảm cholesterol tối ưu.
Ăn thực phẩm chứa chất béo tốt
Những thực phẩm chứa chất béo tốt bạn nên ăn bao gồm:
- Chất béo không bão hòa đa: có nhiều trong dầu các loại hạt như chia, đậu nành, hướng dương, quả óc chó,… Loại chất béo này có thể giúp bạn giảm mức cholesterol trong máu, tuy nhiên, bạn không nên tiêu thụ loại chất béo này quá nhiều bởi có thể kéo theo hạ mức cholesterol cho cơ thể.
- Chất béo không bão hòa đơn: có tác dụng làm giảm cholesterol xấu mà không ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt, rất có lợi cho bệnh nhân mỡ máu cao. Loại chất béo này có nhiều trong: dầu ô liu, dầu lạc, đậu hà lan, quả bơ, các loại hạt, các loại đậu,…
- Hai chất Omega-3 và Omega-6 thuộc nhóm chất béo không bão hòa đa, đây là loại axit béo phổ biến mà cần thiết phải bổ sung từ một số thực phẩm nhất định. Các nghiên cứu đã chỉ ra nhiều tác dụng sức khỏe từ những chất béo tốt này như điều trị viêm khớp, cải thiện bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ, làm giảm lượng cholesterol toàn phần, cải thiện bệnh mỡ máu cao. Bạn có thể bổ sung omega-3 từ cá trích, có mòi, cá thu,… omega-6 từ hạt hướng dương, đậu phộng, đậu nành, cải dầu,…
Lựa chọn nguồn cung cấp đạm phù hợp
Để bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe, cần thiết phải đảm bảo nạp đủ lượng protein cho cơ thể. Tiêu thụ protein trong mỗi bữa ăn giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, giúp giảm cân, giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, cần bổ sung từ 1,2 – 1,5 g protein cho mỗi ki-lô-gam trọng lượng cơ thể mỗi ngày, việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan, tạo năng lượng cho hoạt động sống, giúp giảm việc tích lũy mỡ thừa.
Ví dụ: Một người nặng 65kg cần tiêu thụ khoảng 80 – 100g protein mỗi ngày.
2. Từ bỏ thói quen xấu để điều trị mỡ máu cao hiệu quả
Ngay cả khi bạn không bị mỡ máu cao, việc từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe là vô cùng cần thiết. Cụ thể:
Hút thuốc lá: Khói thuốc lá được cảnh báo là gây tác động xấu cho sức khỏe, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm HDL- cholesterol và tăng LDL – cholesterol, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,… Carbon monoxide có trong khói thuốc làm giảm lượng oxy dùng để vận chuyển các tế bào hồng cầu, tăng tích tụ cholesterol ở thành trong của động mạch. Khói thuốc lá làm tổn thương niêm mạc động mạch, gây xơ vữa động mạch, hẹp thành động mạch, dễ dẫn tới những cơn đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực. Việc ngừng hút thuốc giúp bạn giảm nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe, tăng lượng HDL-c.
Uống nhiều rượu bia: Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng không có ngưỡng an toàn nào với bất kỳ lượng rượu tiêu thụ. Uống quá nhiều rượu khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, làm tổn hại nhiều cơ quan trọng yếu, tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Chính bởi vậy, hãy giới hạn lượng rượu bia tiêu thụ tới mức thấp nhất có thể.
Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: Chất béo cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, nhưng bạn không nên tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là những chất béo có trong những món ăn có nhiều dầu mỡ, chiên rán lại nhiều lần, chúng có thể làm tình trạng mỡ máu nặng hơn, kèm theo các bệnh lý tim mạch, tiểu đường.
Ít vận động, ngồi quá nhiều: Lối sống ít vận động, lười tập thể dục là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên tác động trực tiếp và làm tăng lượng cholesterol tốt HDL-c, gián tiếp kiểm soát và làm giảm lượng cholesterol xấu LDL-c nhờ vào quá trình giảm cân.
3. Tập thể dục thường xuyên
Các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ độ 1 bao gồm:
Yoga: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các bài tập yoga đem đến nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nhờ khả năng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Về cơ bản, dựa vào các bài tập hít thở, yoga giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, thư thái đầu óc, đẩy lùi được nhiều chứng bệnh. Mỗi ngày, bạn nên dành ra tối thiểu 30 phút để tập các động tác yoga. Các tư thế yoga được chứng minh là tốt cho người mỡ máu cao là: tư thể kéo giãn bụng, tư thế, xoắn nửa cột sống, tư thế bánh xe,…
Đạp xe: Đạp xe là một trong những bài tập đơn giản lại có thể đem đến khả năng tiêu thụ năng lượng cao, đốt cháy lượng mỡ thừa, giảm cholesterol hiệu quả. Bên cạnh đó, đap xe thường xuyên còn có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe xương, thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, đường huyết,… Bạn có thể dành ra 5 buổi/ tuần để tham gia bộ môn lành mạnh này.
Đi bộ: Đi bộ là bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại có thể mang tới những lợi ích sức khỏe bất ngờ cho mọi độ tuổi, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị mỡ máu cao. Việc đi bộ thường xuyên, có nhip điệu giúp bạn thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, đốt chát mỡ thừa mà vẫn có thể kiểm soát được nhịp tim.
Bổ sung thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn