Máu nhiễm mỡ độ 2 nếu không được kiểm soát tốt, bệnh âm thầm diễn tiến sang máu nhiễm mỡ độ 3. Ở cấp độ này, người bệnh sẽ gặp phải những biểu hiện gì, có nguy hiểm đến tính mạng không, điều trị máu nhiễm mỡ độ 3 như thế nào? Cùng Fremo tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Mục lục
Máu nhiễm mỡ là bệnh gì? Có mấy cấp độ?
Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là mỡ máu cao, rối loạn lipid máu, bệnh được hiểu đơn giản là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn đến sự thay đổi về chức năng hoặc nồng độ của các thành phần mỡ máu (như cholesterol, triglyceride máu).
Bệnh máu nhiễm mỡ, về mặt chuyên môn không được chia là các cấp độ nhiễm mỡ giống như bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn thường hay thắc mắc với các bác sĩ là tôi bị máu nhiễm mỡ độ mấy, mặc dù không có sự phân chia cấp độ máu nhiễm mỡ này trong y học. Các chuyên gia thường phân loại tình trạng bệnh theo các chỉ số xét nghiệm mỡ máu, với mức bình thường, mức ranh giới, mức nguy cơ cao và nguy cơ rất cao (Bảng 1).
Bảng 1: Bảng phân tầng và đánh giá nguy cơ từ chỉ số mỡ máu
Chỉ số | Mức bình thường | Mức ranh giới |
Mức nguy cơ cao |
Total Cholesterol
TC |
<200 mg/dL (5,1 mmol/L) |
200 – 239 mg/dL (5,1 – 6,2 mmol/L) |
≥240 mg/dL (6,2 mmol/L) |
Cholesterol tốt
HDL – C |
≥60 mg/dL (1,5 mmol/L) |
Nam: 40 – 59 mg/dL (1,0 – 1,5 mmol/L)
50 – 59 mg/dL (nữ) (1,3 – 1,5 mmol/L) |
Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)
Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L) |
Cholesterol xấu
LDL – C |
<100 mg/dL (2,6 mmol/L) (bình thường)
100–129 mg/dL (2,6 – 3,3 mmol/L) (gần đạt) |
130 – 159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L) | 160 -189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L) (nguy cơ cao)
≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
Triglycerid
TG |
<150 mg/dL (1,7 mmol/L) | 150 -199 mg/dL (1,7 – 2,2 mmol/L) | 200–499 mg/dL (2,2 – 5,6 mmol/L) (nguy cơ cao)
≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) nguy cơ rất cao |
Non-HDL-cholesterol | <130 mg/dL (3,3 mmol/L) (bình thường)
130–159 mg/dL (3,3 – 4,1 mmol/L) (gần đạt) |
160 – 189 mg/dL (4,1 – 4,9 mmol/L)(đường biên giới cao) | 190–219 mg/dL (4,9 – 5,7 mmol/L) (nguy cơ cao)
>220 mg/dL (5,7 mmol/L) (nguy cơ rất cao) |
TG/HDL-C | <2 | >4 (nguy cơ cao)
>6 (nguy cơ rất cao) |
|
TC/HDL-C | <4,4 | ||
LDL/HDL-C | <2,9 | ||
Non-HDL/HDL-C | <3,5 |
Để độc giả có thể dễ dàng theo dõi và hình dung hơn, chúng tôi tạm chia bệnh máu nhiễm mỡ theo các cấp độ từ tăng nhẹ đến mức nguy hiểm, tương ứng với các mức độ bệnh: máu nhiễm mỡ độ 1 đến độ 3. Trong bài viết này, Fremo sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về máu nhiễm mỡ độ 3.
▶️Tìm hiểu chi tiết: Máu nhiễm mỡ độ 2 – triệu chứng, cách điều trị
Nhận biết máu nhiễm mỡ độ 3
Máu nhiễm mỡ độ 3 được xem là máu nhiễm mỡ nặng nhất, kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đã để bệnh diễn tiễn sang giai đoạn này, các biểu hiện cũng được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Chúng có thể là:
- Những cơn đau tức ngực, dồn dập hoặc ngắt quãng.
- Đau rát sau xương ức.
- Các cơn đau dữ dội hơn khi bạn làm việc gắng sức, gặp lạnh, xúc động mạnh, ăn no, hút thuốc,…
- Thời gian bị đau chỉ vào cỡ từ 3 đến 15 phút. Và sẽ giảm đau, đỡ khi ở trạng thái nghỉ ngơi.
- Cơn đau sẽ không ở cố định một vị trí trên cơ thể mà có xu hướng lan rộng. Hướng lan thường đi lên cằm, vai, mặt trong cánh tay, vùng thượng vị,…
- Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở kéo dài và thường xuyên hơn.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, vã mồ hôi, thậm chí vận động nhẹ cũng cảm thấy đuối sức.
- Xét nghiệm chỉ số mỡ máu đều ở nồng độ rất cao.
Các triệu chứng trên vô cùng điển hình và dễ nhận biết. Do đó, nếu có những dấu hiệu như trên, người bệnh cần đi khám và nhập viện (cần thiết) để có sự chẩn đoán hợp lý và biện pháp điều trị đúng đắn, kịp thời.
Máu nhiễm mỡ độ 3 có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ độ 3 được xem là mức độ bệnh lý nguy hiểm, cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, làm suy giảm chức năng và kéo theo nhiều biến chứng khó lường.
Các biến chứng của máu nhiễm mỡ độ 3 tác động trực tiếp đến hệ tim mạch và hệ tuần hoàn. Do đó, kéo theo các hệ lụy sức khỏe như:
Nhồi máu cơ tim
Đối với bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ độ 3, khi nồng độ cholesterol trong máu tăng cao khiến cho lượng cholesterol dư thừa tích tụ ở thành mạch, hình thành nên các mảng bám, mảng xơ vữa, gây tắc hẹp lòng mạch, cản trở quá trình lưu thông máu.
Máu khi không được tuần hoàn và lưu thông dễ dàng sẽ khiến tim phải co bóp, làm việc nhiều hơn để có thể cung cấp đủ lượng máu đi nuôi dưỡng các mô, cơ trong cơ thể.
Khi lượng cholesterol cao vượt ngưỡng, các mảng bám ngày càng nhiều, cảm trở dòng tuần hoàn của máu, gây thiếu hụt oxy đến cơ tim, hình thành nên bệnh lý nhồi máu cơ tim.
Khi bị nhồi máu cơ tim, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như:
- Đau tức ngực.
- Hoa mắt, choáng váng, toàn thân vã mồ hôi.
- Cảm thấy khó thở tăng dần, cơ thể mệt mỏi
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý không nên chủ quan, bệnh xảy ra đột ngột và nhanh chóng, có thể lấy đi tính mạng không lường trước được.
Bệnh lý mạch ngoại vi ở người máu nhiễm mỡ nặng
Ở giai đoạn máu nhiễm mỡ độ 3, các mảng bám cản trở dòng máu của động mạch ngoại vi lên các chi, hạn chế việc lưu thông máu xuống nuôi chân, bàn chân, hình thành nên các tình trạng:
- Tê bì chân, tay.
- Hay mỏi cơ, mỏi người.
Mặc dù bệnh lý động mạch ngoại vi này không quá quy hiểm nhưng chúng làm giảm khả năng vận động của người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đột quỵ
Hiện nay, tình trạng đột quỵ xảy ra khá phổ biến, và số người chết do đột quỵ có xu hướng gia tăng. Đột quỵ não xảy ra khi xuất hiện huyết khối ở động mạch dẫn đến não. Trường hợp nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, nếu nặng có thể tử vong.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh trở lại như trước.
Bệnh gan do máu nhiễm mỡ nặng
Khi lượng mỡ không được đào thải, dẫn tới dư thừa và tích tụ trong gan, dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ.
Khi gan nhiễm mỡ, lượng apoprotein giảm, gan không còn đủ khả năng cân bằng lượng mỡ, dẫn tới dư thừa quá nhiều khiến tình trạng gan nhiễm mỡ nặng hơn. Về lâu dài không được điều trị dễ diễn tiến sang viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường cũng được xem là một bệnh lý nguy hiểm bởi nó là bệnh mạn tính và biến chứng thành rất nhiều bệnh lý khác kèm theo.
Tại gan, lượng glucose sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Tuy nhiên, khi lượng mỡ máu cao, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, các lipoproterin tỉ trong thấp có xu hướng kháng insulin. Lượng insulin thấp khiến cho bệnh nhân bị đái tháo đường hoặc làm cho tình trạng tiểu đường trở nên nặng nề hơn.
Máu nhiễm mỡ độ 3 có chữa được không?
Ở cấp độ này, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc để hạ mỡ máu, bên cạnh đó cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.
Dùng thuốc để kiểm soát máu nhiễm mỡ độ 3
Bạn chỉ nên dùng thuốc nếu việc thay đổi lối sống và chế độ ăn không đưa được các chỉ số mỡ máu về ngưỡng mục tiêu. Khi đó, bạn sẽ cần sử dụng thêm các thuốc giúp làm sạch mạch máu để đạt được mục tiêu điều trị.
Dưới đây là 4 nhóm thuốc mà bệnh nhân máu nhiễm mỡ độ 3 có thể được bác sĩ sử dụng để kê toa.
Nhóm Statin
- Statin là nhóm thuốc chữa bệnh rối loạn lipid máu thông dụng nhất được sử dụng và có hiệu quả tốt trong việc hạ mỡ máu.
- Nhóm thuốc này ức chế men HMG-CoA Reductase – một loại enzyme trong gan tạo ra cholesterol, dó đó hạn chế quá trình sinh tổng cholesterol ở tế bào. Statin giúp làm giảm cholesterol toàn phần, hạ thấp cholesterol xấu, giảm nhẹ triglyceride và tăng khiêm tốn HDL.
- Ngoài tác dụng làm giảm LDL-C rõ rệt, điều chỉnh rối loạn lipid máu, nhóm thuốc này còn có làm giảm quá trình viêm của nội mạc mạch máu, giảm kết dính tiểu cầu. Điều này giúp ổn định sự phát triển của các mảng xơ vữa động mạch hoặc giảm kích thước của mảng bám.
- Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của các statin trong việc phòng ngừa nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành và giảm thiểu các ca phẫu thuật tim do các bệnh về tim mạch.
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, táo bón, buồn nôn, đau bụng); tăng men gan; đau cơ khi dùng liều cao hoặc cơ địa người già.
- Chống chỉ định: người suy gan, thận và phụ nữ có thai.
Nhóm Fibrate
- Fibrate có tác dụng làm giảm Triglycerid hiệu quả. Thuốc này kích thích oxy hóa axit béo chủ yếu ở peroxisome và một phần ở ty thể, từ đó giúp giảm sản xuất chất béo trung tính trong cơ thể. Ngoài ra, nhóm thuốc này cũng làm tăng HDL-cholesterol.
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, giảm nhẹ chức năng gan, tăng men gan, sỏi mật; tăng tác dụng của thuốc chống đông, nhất là thuốc nhóm kháng vitamin K. Đặc biệt, khi phối hợp cùng với nhóm statin có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ gây đau cơ.
- Chống chỉ định: phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bệnh suy gan, suy thận.
Nhóm Niacin ( acid Nicotinic )
- Niacin là một loại vitamin B3 tan trong nước có tác dụng giảm mỡ máu nhờ cơ chế ức chế gan sản xuất lipoprotein, từ đó làm giảm nồng độ triglycerid, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) lên tới 25% và tăng nồng độ cholesterol tốt (HDL) từ 15-35%.
- Tác dụng phụ: đỏ bừng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, vàng da, tăng men gan, ngứa da, tăng đường huyết
- Chống chỉ định: bệnh gút, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mạn, cẩn trọng với bệnh đái tháo đường.
Nhóm Resin
- Nhóm thuốc này có thể được gọi tên là “thuốc gắn axit mật”. Cơ thể của chúng ta sử dụng cholesterol để tạo ra mật tại gan. Các thuốc này liên kết với các acid mật, ngăn cản hấp thụ dịch mật vào máu trong quá trình tiêu hóa. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất ra nhiều dịch mật hơn từ cholesterol, nhờ vậy mà lượng cholesterol trong máu giảm đáng kể.
- Thuốc làm giảm LDL-C tới 30%, làm tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL-C) khoảng 5% nhưng làm tăng nhẹ triglycerid. Do vậy, thường dùng kết hợp với thuốc khác và không dùng khi triglycerid tăng cao.
- Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, trướng bụng, buồn nôn, táo bón.
Nhóm Ezetimibe
- Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách tác động vào ruột non, giảm lượng LDL-cholesterol mà cơ thể hấp thụ từ các loại thức người bệnh tiêu thụ ngay từ ruột. Từ đó, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và tăng HDL-c.
- Ezetimibe tác động vào ruột non, giảm lượng LDL-cholesterol mà cơ thể hấp thụ từ thức ăn. Từ đó, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và tăng HDL-c.
- Khi sử dụng một mình, các chất ức chế hấp thu cholesterol không hiệu quả như statin trong việc giảm LDL, vì vậy chúng có thể được kê đơn với các loại thuốc bổ sung.
- Tác dụng phụ: tiêu chảy hoặc đau bụng.
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm có khả năng hạ mỡ máu thì người bệnh máu nhiễm mỡ độ 2 cũng nên lưu ý:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh: ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc có giờ giấc, không bỏ bữa sáng, ngủ đủ giấc, kiểm soát cân nặng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày,..
- Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để giúp cơ thể tăng sức đề kháng, duy trì cân nặng, vóc dáng cân đối, tăng cường trao đổi chất, bài tiết cholesterol xấu và bổ sung cholesterol tốt. Các chuyên gia sức khỏe khuyến khích mỗi người nên tham gia các hoạt động thể chất tối thiểu 30 phút/ngày.
- Bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, uống các loại nước trái cây tốt cho việc kiểm soát lượng mỡ máu, thanh lọc cơ thể.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực. Tạo niềm vui, suy nghĩ tích cực, sống vui, sống khỏe.
- Tránh xa rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá.
- Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chỉ số mỡ máu giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe, kịp thời có hướng điều trị phù hợp và ngăn ngừa biến chứng.
Áp dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ độ 3
Uống nước cây xạ đen hạ mỡ máu
Xạ đen đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, bảo vệ gan, viêm gan, huyết áp cao, kết hợp với một vài dược liệu khác như tam thất, curcumin… và còn dùng để điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.
Cách làm: Lấy 50g lá xạ đen phơi khô sau đó cho vào 1.5l nước đun sôi 10-15p (dùng nồi đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30-35p như pha trà. Sau đó chắt lấy nước uống hàng ngày, có thể uống thay cho nước lọc.
Bài thuốc giảo cổ lam giúp làm sạch mạch máu
Trong dân gian, giảo cổ lam có tác dụng: tăng cường chức năng gan, làm mát gan, giải độc gan, hạ men gan; có tác dụng hạ mỡ máu, giảm lượng cholesterol. Cây thuốc này còn có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp hạ huyết áp, phòng biến chứng về tim mạch; giúp hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng cho bệnh nhân bị tiểu đường, có tác dụng tốt cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
Bài thuốc bụp giấm giúp làm sạch mạch máu
Bụp giấm đã được chứng minh là có tác dụng điều hòa cholesterol máu và làm giảm huyết áp, đưa các chỉ số mỡ máu về mức cân bằng. Đồng thời giúp làm tăng HDL là chỉ số tốt cho cơ thể.
Hoa bụp giấm mua về chỉ lấy cánh đài hoa màu đỏ, bỏ phần lõi ở giữa. Nhặt xong, rửa sạch sau đó lại tráng lại cẩn thận bằng nước đun sôi để nguội. Cho ra rổ, để khô hẳn nước. Sau đó, một lớp hoa, một lớp đường, thường tỷ lệ đường là 1kg cánh đài hoa + 1,3kg đường hoặc hơn tuỳ thích. Tuyệt đối không để dính nước lã vào. Cho vào lọ thuỷ tinh là tốt nhất, đậy kín, ngày hôm sau đã bắt đầu ngấm. 3 ngày là nước siro đã khá đậm nét. Hai tuần sau là có thể dùng.
Fremo – Giải pháp làm sạch mỡ máu, xơ vữa động mạch từ thiên nhiên
Một điều quan trọng không thể thiếu khi bị rối loạn mỡ máu là sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên. Ưu điểm của các sản phẩm này là hỗ trợ điều trị mỡ máu một cách an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ như thuốc tây mà vẫn chủ động phòng ngừa các biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ. Tiêu biểu có có thể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe FREMO.
Fremo là kết quả của một đề tài nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà với mong muốn tìm ra giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên. Sản phẩm là sự kết hợp của các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật được Viện Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam ứng dụng thành công.
Với sự kết hợp của 3 dược liệu quý: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam, Fremo có tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Ưu điểm vượt trội của sản phẩm ở chỗ mang lại hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu mà lại 100% từ thiên nhiên. Do đó người bệnh có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không lo gây ra các tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Máu nhiễm mỡ giai đoạn 2 mặc dù chưa gây nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên việc không kiểm soát tốt máu nhiễm mỡ độ 1 hoặc phát hiện muộn cũng là hồi chuông cảnh báo cho bạn. Hy vọng với những lưu ý ở trên, bạn có thể giữ cho mình một một lối sống lành mạnh, khoa học, cùng với đó là áp dụng các phương pháp chữa bệnh phù hợp có tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Theo Fremo.vn