Khi mắc các bệnh mạch vành, co thắt, tắc mạch máu não hay chuyển hóa chất béo ở gan gặp vấn đề, cơ thể có xu hướng xuất hiện cùng lúc 2 vấn đề là gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ. Có thể hiểu, bệnh gan nhiễm mỡ và mỡ máu cao là hai biểu hiện của cùng một bệnh, đó là chức năng chuyển hóa chất béo ở gan bất thường.
Mục lục
- Tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
- Nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ
- Tác động qua lại giữa bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
- Tác hại của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
- Điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ không triệt để sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Điều trị máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ tận gốc như thế nào
- Sử dụng thảo dược Fremo để kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Tổng quan về bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
1. Bệnh gan nhiễm mỡ là gì
Gan nhiễm mỡ là hiện tượng gan tích tụ quá nhiều chất béo dưới dạng triglycerides, chiếm 5% thể trọng của gan.
Một số nhỏ bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể diễn tiến đến tình trạng viêm và tổn thương tế bào gan, gọi là viêm gan thoái hoá mỡ, từ đó tăng nguy cơ xơ gan, suy gan, và ung thư gan nguyên phát.
Gan nhiễm mỡ là kết quả của quá trình chuyển hoá chất béo ở gan gặp bất thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này như: thường xuyên uống rượu bia, béo phì, tiểu đường, thiếu hụt protein, giảm cân quá nhanh, viêm gan siêu vi, tác dụng phụ của thuốc,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thế nào là gan nhiễm mỡ? Triệu chứng và cách điều trị
2. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Máu nhiễm mỡ còn có tên gọi khác là mỡ máu cao hay rối loạn chuyển hóa lipid máu. Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do.
Khi các chất này vượt quá giới hạn bình thường thì gọi là tăng lipid huyết hay rối loạn lipid máu. Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh tim mạch là do căn bệnh máu nhiễm mỡ. Mỗi năm bệnh máu nhiễm mỡ đã cướp đi sinh mạng của 18 triệu người trên thế giới. Cho đến nay, tỷ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do căn bệnh này vẫn không ngừng tăng lên qua các năm.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Máu nhiễm mỡ là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ
Bệnh máu nhiễm mỡ phát sinh là do rối loạn chuyển hóa chất béo ở gan gây nên, khiến mỡ trong máu tăng cao, tích tụ và bám vào thành mạch. Vì vậy bệnh tim mạch có nguyên nhân gốc rễ từ gan, do hậu quả rối loạn chuyển hóa chất béo ở gan gây ra.
Ống thoát nước vài năm cần thông một lần, nếu không sẽ bị tắc. Mạch máu của chúng ta cũng giống như ống thoát nước, tại sao dùng mấy chục năm không tắc? Thực tế, dù bạn không bao giờ thông mạch máu của mình, nhưng có người khác đã thông giúp bạn, đó chính là lá gan.
Gan hàng ngày vẫn sản sinh ra các chất để thông mạch máu, cần mẫn làm sạch các mảng xơ vữa bám trên thành mạch. Một trong số đó là lecithin. Khi chức năng gan tốt, nó sẽ sản sinh ra lecithin đều đặn hàng ngày để đánh tan các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Do đó, nếu chức năng gan của bạn tốt thì thành mạch có chút mảng xơ vữa cũng sẽ nhanh chóng được dọn sạch, mạch máu không bị tắc nghẽn và luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất.
Khi gan gặp sự cố, tình hình sẽ thay đổi. Lecithin và đội quân làm sạch bị giảm sút, lúc này mỡ trong máu sẽ tăng cao. Một mặt tốc độ và khả năng làm sạch mảng xơ vữa bị giảm đi, mặt khác các cholesterol và các chất béo khác sẽ nhanh chóng tạo mảng xơ vữa và bám lên thành mạch. Lúc này thành mạch máu nhiều rác bẩn, lòng mạch bị tắc nghẽn, bệnh tim mạch phát sinh.
Tác động qua lại giữa bệnh gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
Như đã đề cập ở trên, gan nhiễm mỡ sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng mỡ máu cao, do chức năng gan suy giảm, quá trình điều hòa và chuyển hóa lipid vì thế bị rối loạn, đây là nguyên nhân sinh ra máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu.
Khi mỡ trong máu tăng cao, hàm lượng cholesterol trong máu vượt quá khả năng chuyển hóa của gan và làm cho mỡ máu tồn đọng trong gan sinh ra bệnh gan nhiễm mỡ.
Mặt khác, gan nhiễm mỡ sẽ hạn chế chức năng sản xuất apoprotein, lúc này lượng mỡ dư thừa không thể kết hợp với apoprotein do gan sản xuất ra để đưa ra ngoài, bệnh gan nhiễm mỡ càng nặng hơn.
Tác hại của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ
Khi chúng ta rửa chảo mỡ rồi đổ nước thải ra ống thoát nước, lớp váng mỡ sẽ tích tụ dần trên thành ống. Tương tự như thế, khi mỡ trong máu quá nhiều, lớp mỡ sẽ bám lên thành mạch máu, mạch dần bị co hẹp lại, các cơ quan trong cơ thể cần cung cấp máu sẽ bị thiếu.
Mức độ và tốc độ tắc nghẽn của mạch máu sẽ quyết định các biến chứng khác nhau. Khi mạch máu tắc nghẽn nghiêm trọng nhưng tốc độ chậm, khiến mức độ tắc nghẽn nghiêm trọng duy trì trong thời gian dài ở dạng ổn định, lúc này về cơ bản người bệnh không có biểu hiện lâm sàng, chỉ có thể phát hiện khi tình cờ đi bệnh viện kiểm tra.
Dù không có biến chứng rõ ràng, nhưng tình trạng này rất nguy hiểm và dẫn tới hậu quả khó lường, vì nó khiến tình trạng thiếu máu cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể bị kéo dài, khiến tế bào bị thiếu dinh dưỡng và thiếu oxy tiềm ẩn, lâu ngày dẫn đến tế bào bị teo đi và biến mất.
Khi mạch máu liên tục bị co hẹp dần có nghĩa là mức độ tắc nghẽn ngày càng nghiêm trọng, không gian để lưu thông máu ngày một hẹp lại. Đặc biệt, khi mạch máu não và tim bị tắc nghẽn, cơ tim co bóp không đủ lượng máu sẽ dẫn đến thiếu máu cơ tim, co thắt cơ tim, tắc mạch máu não.
1. Tai biến mạch máu não
Đột quỵ dạng nhũn não xảy ra khi xuất hiện huyết khối ở động mạch dẫn máu lên não. Nếu nhẹ có thể bị tê liệt nửa người, trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngưng thở và tử vong. Bệnh khởi phát rất nhanh, rất đột ngột với ít dấu hiệu cảnh báo, nhưng sẽ gây chết người nếu không xử lý thật nhanh. Hiện nay tai biến mạch máu não cũng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi.
Theo thống kê của Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 người Việt Nam bị đột quỵ não do biến chứng của mỡ máu cao thường xuyên. Trong đó, 50% bị tử vong hoặc chấp nhận cuộc sống tàn phế suốt đời, một nửa còn lại của tăng mỡ máu không bao giờ khỏe mạnh trở lại như trước.
2. Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng xảy ra khi huyết khối xuất hiện ở động mạch vành (động mạch dẫn máu nuôi tim), dẫn đến chết mô tim, loạn nhịp tim, thậm chí ngưng tim.
Nhồi máu cơ tim thường xảy ra đột ngột, nhanh và rất nguy hiểm. Khoảng 1/4 đến 1/3 bệnh nhân chết trước khi kịp đến bệnh viện. Trong số những người nhập viện, có 5 đến 10% chết do các biến chứng như suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim. Theo thống kê cứ 6 người bị nhồi máu cơ tim thì có một người sẽ bị tái phát cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong do tim mạch sau một năm.
3. Bệnh mạch vành
Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc do các nguyên nhân khác nhau (thông thường là do mảng vữa xơ động mạch vành) dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim.
Người bệnh tim mạch vành có thể bị tử vong ngay lập tức hoặc trong vài giờ động mạch vành bị tắc nghẽn, trước khi xuất hiện nhồi máu cơ tim. Không chỉ vậy, bệnh còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, sinh hoạt bởi các cơn đau thắt ngực triền miên cùng nhiều biến chứng mãn tính như:
Suy tim: Xảy ra ngay sau cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim trong thời gian dài hoặc hoại tử cơ tim.
Rối loạn nhịp tim: Các cơn rung nhĩ khiến tim loạn nhịp, có khi đập quá nhanh hoặc quá chậm hoặc hỗn hợp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Đau thắt ngực: Có 2 loại đau thắt ngực gồm: cơn đau thắt ngực ổn định xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức đến 1 mức độ nào đó và cơn đau thắt ngực không ổn định, thường xảy ra cả lúc nghỉ ngơi, gắng sức và không giảm bớt khi ngừng gắng sức. Trong đó, đau thắt ngực không ổn định có nguy cơ chuyển sang nhồi máu cơ tim, đột tử cao nếu không điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tắc nghẽn có thể xảy ra ở các động mạch khác gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác:
– Tắc, hẹp động mạch thận, lâu dài dẫn đến suy thận.
– Tắc, hẹp động mạch nuôi ruột gây hoại tử ruột.
– Tắc, hẹp động mạch nuôi chi gây thiếu máu chi, nếu nặng và mạn tính phải cắt cụt chi, gây tàn phế cho người bệnh.
Điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ không triệt để sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim chủ yếu là làm giãn mạch máu, dùng thuốc aspirin để làm giảm nguy cơ máu vón cục. Nhưng đó chỉ là xử lý phần ngọn chứ phần gốc là do vấn đề lòng mạch bị co hẹp thì lại không xử lý được. Vì thế hiệu quả điều trị không rõ ràng, bệnh nhân có nguy cơ tái phát nhiều lần.
Phương pháp đặt stent tim cũng thường dùng để giải quyết cấp bách vấn đề hẹp lòng mạch. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khỏe lên ngay tức thì, nhưng cách làm này cũng không giải quyết được gốc rễ của vấn đề.
Hệ tuần hoàn của cơ thể là một thể thống nhất, khi một cơ quan nào đó có tình trạng tắc nghẽn mạch máu thì các mạch máu ở cơ quan khác cũng chịu áp lực tương tự. Có nghĩa là, nếu mạch vành của bạn bị tắc thì mạch máu ở não, gan, thận, tứ chi cũng phải chịu áp lực như tim và có khả năng phát bệnh như thường. Do đó, nếu chỉ tập trung vảo huyết quản mạch vành thì cách chữa trị này không giải quyết được căn nguyên vấn đề.
Mạch máu và tắt nghẽn mạch máu
Mạch máu dễ tắc nghẽn nhất là chỗ phân nhánh. Ví dụ, nếu đoạn phân nhánh A bị tắc nghẽn thì các phân nhánh ở B, C, D, E, F, G, H, I, J cũng chịu áp lực và cũng sẽ bị tắc nghẽn ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vị trí A đủ điều kiện và phù hợp nhất để đặt stent, nên sẽ đặt stent ở A. Đặt stent được nửa năm đi kiểm tra thấy A vẫn tốt, nhưng E, F lại bị tắc nghẽn nghiêm trọng, lại phải đặt stent. Nửa năm sau đi kiểm tra, I, J lại bị tắc, phải đặt 2 stent.
Bạn hãy tưởng tượng xem, mạch trong cơ thể có bao nhiêu phân nhánh? Nếu cứ tiếp tục như thì bao giờ mới đặt hết stent? Hơn nữa, tắc mạch máu không chỉ ra ở phân nhánh mà còn có cả những vị trí thành mạch xơ vữa. Tất cả mạch máu ở tim đều bị kéo thẳng, nối đoạn, chiều dài có khi bằng chu vi của cả gian phòng. Do vậy, đặt stent tim không giải quyết được tận gốc vấn đề tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, chữa máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ bằng thuốc tây cũng thường lợi bất cập hại. Thuốc tây có nhiều thành phần gây hại cho gan và thận, làm tăng gánh nặng cho gan. Bởi lẽ khi gan đã bị tổn thương thêm, chức năng gan cũng không những không cải thiện hơn mà còn ngày một kém đi.
Điều trị máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ tận gốc như thế nào
Điều trị máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ cần điều trị phục hồi lại chức năng gan, giúp gan sản sinh ra nhiều chất đánh tan các mảng xơ vữa và lại được chính gan đào thải ra ngoài. Các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch liên tục bị quét sạch, cuối cùng bệnh lý tim mạch và tai biến có thể chữa khỏi. Để phục hồi chức năng gan hiệu quả bằng cần tìm ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng chức năng gan. Bệnh do nguyên nhân nào thì cần loại bỏ nguyên nhân đó.
☛ Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân nào dẫn đến gan nhiễm mỡ?
Một số phương pháp hiệu quả giúp điều trị và phòng ngừa tác hại của gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ là:
Cai rượu
Kiêng rượu là liệu pháp điều trị đầu tiên và quan trọng nhất cho tất cả các bệnh nhân bị bệnh gan do rượu ở các giai đoạn khác nhau.
Nếu bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, tốt nhất vẫn nên cai rượu để tránh hại gan. Hoặc duy trì nghiêm ngặt việc uống rượu dưới ngưỡng nguy cơ: 30g rượu (tương đương 375 ml bia) một ngày ở nam giới và 20g ở nữ giới. Nếu bạn đã bước vào giai đoạn xơ gan, thì bạn phải bắt buộc kiêng rượu hoàn toàn để làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào gan.
Thoái hóa mỡ đơn thuần có thể phục hồi sau khi ngừng rượu 3-6 tháng.
Ăn nhiều rau củ quả
Rau xanh và trái cây giúp làm sạch và phục hồi bộ lọc gan, giúp loại bỏ nhiều chất béo và độc tố khỏi máu. Trái cây tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn có lượng đường trong máu hoặc kháng insulin cao, tốt nhất nên hạn chế trái cây có lượng đường cao. Hãy bổ sung rau xanh nhiều hơn để thay thế tinh bột bạn thường tiêu thụ.
Giảm lượng mỡ bão hòa và mỡ chuyển hoá, thay bằng mỡ không bão hòa
Các chất béo bão hòa có trong thịt gia cầm, trừ thịt nạc trắng, phô mai, sữa chua, các đồ ăn nướng và thực phẩm chiên làm bằng dầu cọ hoặc dầu dừa.
Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các thực phẩm như bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy.
Ngược lại, chất béo không bão hoà có thể giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn. Điều đó có nghĩa là các tế bào có thể hấp thụ glucose và gan không cần tạo và lưu trữ chất béo.
Chất béo không bão hoà đa ví dụ như omega-3, có nhiều ở trong cá (cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, cá thu…), dầu cá, dầu thực vật, các loại quả (quả óc chó và các loại quả hạch khác), hạt lanh và dầu hạt lanh, các thực phẩm từ đậu nành, rau củ có lá xanh, cây họ đậu…
Chất béo không bão hòa đơn trong các nguồn thực vật như các loại hạt (hạnh nhân, hạt điều, hạt quả hồ đào…), các loại đậu (đậu phộng, đậu Hà Lan,…), dầu thực vật (dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng…) các loại quả (quả hạch và quả bơ).
Giảm cholesterol
Thức ăn giàu cholesterol là những thức ăn có nguồn gốc từ động vật, thường có nhiều trong nội tạng động vật như gan, thận, óc, lá lách… Những người bệnh gan nhiễm mỡ cần tránh thực phẩm chứa nhiều cholesterol.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 10 thực phẩm người có cholesterol cao nên ăn
Hạn chế thực phẩm nhiều đường và tinh bột tinh chế
Các mặt hàng có đường như kẹo, soda thông thường và các loại thực phẩm khác có thêm đường bao gồm siro ngô hàm lượng cao fructose cũng nên tránh hoặc hạn chế sử dụng đối với bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Các thực phẩm này chứa lượng đường gấp 10 – 30 lần so với trái cây ngọt tự nhiên
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột nếu không được gan chuyển hoá hết sẽ trở thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan. Thực phẩm giàu tinh bột cũng làm tăng lượng đường trong máu, tăng sự tích tụ chất béo từ đó gây gan nhiễm mỡ. Do vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc thô, lúa mì, …
Giảm cân nếu thừa cân
Giảm cân > 5% làm giảm được mỡ ở gan. Giảm cân ≥ 10% cải thiện tình trạng viêm gan, tổn thương cho các tế bào gan và làm giảm ít nhất một mức xơ hoá.
Tuy nhiên, việc giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe hoặc là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên giảm cân từ từ, duy trì trong dài hạn, kết hợp với hoạt động thể chất. Trung bình nên giảm từ 500g đến 1kg mỗi tuần. Mục tiêu giảm cân tổng cộng từ 7% đến 10% cân nặng ban đầu. Đây là mục tiêu của hầu hết các can thiệp về lối sống và đưa đến sự cải thiện về enzym gan và mô học hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên
Đặt mục tiêu tập thể dục với mức từ trung bình đến cao từ 30 đến 60 phút trở lên trong ít nhất 5 ngày một tuần, duy trì đều đặn để giúp giảm mỡ ở gan.
Sử dụng thảo dược Fremo để kiểm soát và ngăn ngừa gan nhiễm mỡ
Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, việc kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược được cho là an toàn, giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả hơn.
FREMO được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên như hoa bụp giấm, giảo cổ lam, xạ đen,… lành tính, không chứa tác dụng phụ và đặc biệt có tác dụng trong việc điều tri gan nhiễm mỡ. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả. Sản phẩm đã được chứng minh hiệu quả trong việc làm cân bằng chỉ số mỡ máu, giảm gan nhiễm mỡ, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giảm tích tụ mỡ dư thừa.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Theo Fremo.vn
Nguồn: “Dinh dưỡng học bị thất truyền” – Tiến sĩ, bác sĩ Vương Đào