Mỡ máu cao là một trong những tình trạng bệnh lý phổ biến và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc sử dụng thuốc tây y có kèm theo một vài tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến gan. 11 loại lá có tác dụng hạ mỡ máu chỉ trong 6 tuần dưới đây có thể là lựa chọn thay thế mang lại hiệu quả và an toàn hơn cho bạn.
☛ Tham khảo trước: Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?
Mục lục
- Máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt?
- 1. Lá diếp cá tăng tính đàn hồi thành mạch
- 2. Lá dâu tằm loại bỏ các thành phần xấu trong máu
- 3. Lá vối làm giảm mỡ máu
- 4. Lá đỏ ngọn cải thiện chỉ số cholesterol máu
- 5. Trà xanh giảm tỷ lệ kết dính máu
- 6. Lá cần tây ngừa giãn nở mạch máu
- 7. Lá xạ đen hỗ trợ điều trị mỡ máu cao
- 8. Giảo cổ lam ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- 9. Lá đắng giảm cholesterol xấu
- 10. Diệp hạ châu hạ mỡ máu cao
- 11. Lô hội giảm lượng cholesterol xấu
- Lưu ý khi dùng các loại lá chữa mỡ máu cao
- Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch
Máu nhiễm mỡ uống lá gì tốt?
1. Lá diếp cá tăng tính đàn hồi thành mạch
Diếp cá là loại rau khá quen thuộc, chúng mọc nhiều ở vùng quê các tỉnh miền Bắc. Rau diếp cá hay còn gọi là giấp cá, lá giấp, ngư tinh thảo. Lá có lông nhỏ dọc theo gân lá ở cả hai mặt. Lá mọc so le, hình tim, đầu lá nhọn, mặ trên màu xanh, mặt dưới có ánh tía. Rau có mùi đặc trưng hơi tanh như mùi cá.
Lá diếp cá có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu bao gồm aldehyd và dẫn xuất ceton có tác dụng kháng khuẩn. Dựa trên nghiên cứu từ thành phần hóa học của lá diếp cá, một số công dụng tiêu biểu của loại lá này là: làm giảm co thắt cơ trơn ruột, chống dị ứng, chống nọc rắn độc, lợi tiểu, sát trùng, chữa lở loét, mụn nhọt, trĩ,…
Mùi vị của diếp cá hơi kén người ăn, nhưng nếu ai ăn được thì sẽ thấy loại rau này rất ngon, kích thích vị giác. Hơn thế, lá diếp cá còn đem đến hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao. Bởi có chứa hàm lượng chất xơ và vitamin C dồi dào mà diếp cá có khả năng cản trở việc hấp thu cholesterol và bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Hoạt chất 3-4 dioxyflavonol được tìm thấy trong lá diếp cá có tác dụng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả.
Cách dùng: Bạn có thể ăn trực tiếp rau diếp cá như rau sống, hoặc uống xay rồi uống nước rau diếp cá hàng ngày.
2. Lá dâu tằm loại bỏ các thành phần xấu trong máu
Dâu tằm là cây thân gỗ, cao từ 2 – 3m. Lá mọc so le, có hình bầu dục, đầu lá nhọn hoặc hơi tù, cuống lá tròn, mép lá có răng cưa to, sống gân lớn.
Theo Đông y, lá dâu có vị ngọt đắng, tính hàn. Nghiên cứu y khoa chỉ ra trong lá dâu có chứa axit amin tự do (ví dụ như: phenylalanin, sarcosin, axit pipercholic,… ) các vitamin B1, C, …
Một số tác dụng tiêu biểu của lá dâu là: hạ huyết áp, an thần, chữa ra mồ hôi trộn ở trẻ em, mồi hôi tay ở người lớn, chữa đau mắt, viêm kết mạc, sốt, tiêu đờm,… Ít ai biết được rằng lá dâu còn là vị thuốc giúp giảm béo phì, dư cân, loại bỏ các thành phần mỡ xấu trong máu.
Cách dùng: Lá dâu tằm rửa sạch, bạn có thể dùng tươi hoặc phơi khô, sau đó hãm với nước sôi để uống. Uống duy trì liên tục để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Lá vối làm giảm mỡ máu
Cây vối là một loại cây khá quen thuộc với nhiều người, loại cây này mọc nhiều ở các tỉnh như Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa,…
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong lá vối có chứa nhiều hoạt chất có dược tính tốt cho sức khỏe như: tanin, kháng sinh tự nhiên, beta – sitosterol, vitamin, axit triterpenic, …
Người ta thường sử dụng lá vối nhằm mục đích hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, điều hòa thân nhiệt, hỗ trợ điều trị viêm đại tràng, gout, tiểu đường,… Đặc biêt, trong nụ vối có chứa beta – sitosterol được nghiên cứu là có khả năng làm giảm mỡ máu, điều hòa sự chuyển hóa cholesterol trong máu.
Cách nấu: Chuẩn bị 15 – 20g nụ vối, hãm lấy nước, có thể uống thay nước uống hàng ngày.
4. Lá đỏ ngọn cải thiện chỉ số cholesterol máu
Đỏ ngọn từ lâu đã được biết đến là một loại lá thuốc quý hiếm, có tác dụng cải thiện hệ tim mạch, bệnh mạch vành hiệu quả.
Cây đỏ ngọn hay còn gọi là cây thành ngạnh, may tiên, hoàng ngưu mộc. Cây mọc hoang ở nhiều vùng núi phía Tây Bắc, lá đỏ ngọn giống như tên gọi thì phần ngọn lá có màu đỏ, dài hình mác.
Trong lá cây đỏ ngọn có chứa hoạt chất tannin và flavonoid có tính oxy hóa mạnh hơn nhiều so với EGCG có trong trà xanh. Chính bởi vậy, đỏ ngọn có thể hỗ trợ điều trị mỡ máu cao, giúp bảo vệ thành mạch khỏi nguy cơ xơ vữa động mạch. Nghiên cứu của Thạc sĩ Bùi Văn Bình, hoạt chất phytosterol trong lá đỏ ngọn có công dụng ngăn cản sự hấp thu cholesterol tại ruột, cải thiện chỉ số cholesterol máu.
Cách dùng: Lá đỏ ngọn sau khi thu hoạch hoặc mua về bạn mang rửa sạch sau đó hãm với nước sôi. Uống như uống nước trà hàng ngày.
5. Trà xanh giảm tỷ lệ kết dính máu
Trà xanh là một trong những thảo dược đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, đặc biệt kể tới chất catechin có trong lá trà có khả năng chuyển hóa chất béo, làm giảm lượng cholesterol xấu và chất béo trung tính triglyceride có trong máu. Trong lá trà còn có nhiều các sắc tố có tác dụng ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, làm giảm tỷ lệ kết dính ở máu, hòa tan chất béo, loại bỏ lượng dầu mỡ tích tụ lâu ngày trong cơ thể.
Cách nấu trà xanh vô cùng đơn giản, bạn chuẩn bị một lượng lá trà non đủ dùng trong ngày, sau đó rửa sạch, vò nhẹ rồi cho vào ấm đun hoặc hãm trong phích nước nóng. Mỗi ngày dùng khoảng 3 – 5 tách trà.
6. Lá cần tây ngừa giãn nở mạch máu
Cần tây là loại thực phẩm quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình. Mọi người bên cạnh việc sử dụng trong nấu ăn, còn hay dùng nước ép cần tây để giảm cân, làm đẹp da. Trong cần tây có chứa hợp chất hóa học có tên 3-n-butylphthalide, có tác dụng làm giảm cholesterol xấu. Uống nước ép cần tây cũng giúp tăng cường bài tiết mật hoặc axit steroid, giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Hợp chất apidenin có trong cần tây cũng được nghiên cứu là có khả năng ngăn ngừa tăng huyết áp và giúp giãn nở mạch máu.
Cách dùng:
- Cần tây và táo đen đem sắc nước uống hàng ngày thay nước chè. Bạn có thể nhận thấy kệt quả sau khi uống khoảng 1 tháng.
- Lấy phần cuộng dưới rau cần khoảng 20 gốc cả rễ, khoảng 500ml nước, sắc còn 200ml nước đầu uống hết, cũng như vậy sắc nước thứ hai. Uống lúc đói là tốt nhất.
7. Lá xạ đen hỗ trợ điều trị mỡ máu cao
Xạ đen có chứa nhiều hoạt chất tốt, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Các flavonoid có tác dụng phòng chống ung thư, saponin triterpenoid giúp ngừa nhiễm khuẩn, quinon làm hóa lỏng tế bào ung thư,… Bên cạnh đó, xạ đen được nghiên cứu là có khả năng điều trị máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ hiệu quả.
Cách pha trà xạ đen giảm mỡ máu:
Lấy 50g lá xạ đen phơi khô cho vào 1.5l nước đun sôi 10 – 15p (bạn nên dùng nồi/siêu đất để tăng tính hiệu quả của thuốc), hoặc cho vào ấm ủ 30 – 35p như pha trà. Sau đó bỏ bã, chắt lấy phần nước, có thể uống thay cho nước lọc hàng ngày.
8. Giảo cổ lam ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Giảo cổ lam là dược liệu quý, được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm như: huyết áp cao, bệnh tiểu đường, bệnh gan,… Thành phần chính của giảo cổ lam là flavonoid và saponin, ngoài ra còn chứa các vitamin và khoáng chất như selen, kẽm, mangan, sắt, phốt pho…
Qua nhiều nghiên cứu khoa học được công bố, có thể kể tới một vài công dụng tiêu biểu của giảo cổ lam, đó là:
- Giúp làm giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp lưu thông máu dễ dàng lên não
- Giúp ổn định lượng đường trong máu, tăng bài tiết insulin, tăng độ nhạy cảm của tế bào với insulin
- Giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch
- Chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch và kháng u
- Thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, tăng chuyển hóa mỡ dư thừa, cải thiện tình trạng béo phì.
Cách pha trà giảo cổ lam: Cho 20g giảo cổ lam vào ấm trà và pha với nước sôi. Đợi dược chất giảo cổ lam ngấm ra, bạn có thể sử dụng. Nước trà đun từ giảo cổ lam có thể uống thay nước trong ngày.
9. Lá đắng giảm cholesterol xấu

Cây lá đắng còn có tên gọi là (lá mật gấu), phát triển nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây là dạng cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ. Lá đắng cây đơn đơn mọc so le, cuống lá dài từ 0,2 – 4cm, phiến lá hình trứng hoặc elip dài. Lá mật gấu có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh như: tiểu đường, huyết áp cao, dạ dày, sỏi mật, đau lưng do thoái hóa, sưng đau khớp, béo phì, viêm đại tràng,…
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, lá mật gấu là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng làm giảm cholesterol xấu. Axit béo linoleic giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch.
Cách dùng: Lá đắng tươi hoặc đã phơi khô đem sắc nước uống (khoảng 20g lá tươi hãm cùng 1 lít nước trong 15 phút). Mỗi ngày bạn nên uống khoảng 150ml, uống khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2 – 4 tuần rồi tiếp tục liệu trình mới. Tuy nhiên, cây mật gấu là loại thảo dược có chứa chất kháng sinh, bởi vậy, bạn không nên tự ý sử dụng hoặc dùng quá liều.
10. Diệp hạ châu hạ mỡ máu cao
Diệp hạ châu còn có tên gọi là cây chó đẻ răng cưa, là một loại cỏ mọc hàng năm, cao chừng 30 – 60cm. Lá nhỏ mọc so le, hình bầu dục, xếp sát nhau ở hai bên lá. Mặt trên lá có màu xanh lục, màu dưới hơi xám, cuống lá ngắn. Hoa mọc ở kẽ lá, quả mọc rủ xuống dưới lá, chính bởi vậy mà có tên là diệp hạ châu.
Theo y học cổ truyền, diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính hàn, có công dụng tiêu độc, sát trùng, đẩy thông huyết mạch, lợi tiểu, phòng ngừa, điều trị gan nhiễm mỡ – biến chứng thường gặp ở người bệnh mỡ máu cao.
Cách dùng: Bạn có thể dùng lá diệp hạ châu tươi hoặc khô sắc với nước uống hàng ngày.
11. Lô hội giảm lượng cholesterol xấu
Lô hội hay còn được gọi là nha đam, long tu. Loại cây này được dùng với nhiều mục đích như trang trí, nấu ăn, mỹ phẩm và dược phẩm.
Thành phần chủ yếu của lô hội là antraglycozit, bên cạnh đó còn các các axit amin, vitamin (B1, B2, B5, B6, B12), khoáng chất thiết yếu (Natri, Kali, Canxi, Sắt,…)
Theo đông y, lô hội có vị đắng, tính hàn, có tác dụng mát gan, sát trùng, trị táo bón, chữa các chứng viêm loét dạ dày, sỏi niệu, tiểu đường,…
Thịt lá lô hội có chứa chất nhầy thường được dùng để làm đẹp da, dưỡng da, bên cạnh đó còn bổ sung chất xơ. Loại chất xơ này được khoa học chứng minh là có khả năng hấp thu chất béo tại đường tiêu hóa, nhờ vậy có thể hạ mỡ máu hiệu quả.
Cách dùng: Lấy 100g lá lô hội tươi, rửa sạch, tách phần thịt khỏi lá rồi pha cùng 200ml nước lọc, thêm 2 muỗng canh mật ong, bạn có thể uống hàng ngày.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tổng hợp các cách chữa mỡ máu cao bằng thảo dược
Lưu ý khi dùng các loại lá chữa mỡ máu cao
Bên cạnh việc áp dụng các cách trị mỡ máu cao từ nhiên nhiên kể trên, bạn cũng cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:
- Lựa chọn sử dụng phương pháp tự nhiên đem lại kết quả nếu tình trạng bệnh của bạn còn ở thể nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng.
- Phương pháp này cũng cần bạn kiên trì thời gian dài mới nhận được kết quả.
- Bệnh nhân không nên quá lạm dụng vào phương pháp này dẫn tới sử dụng quá mức, có thể mang lại tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến gan.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ, trước khi lựa chọn sử dụng thực phẩm tự nhiên nếu đang sử dụng thuốc tây.
- Có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn.
- Quan trọng nhất, bên cạnh việc sử dụng bất kỳ loại thảo dược kể trên,chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, khoa học vẫn cần được ưu tiên hàng đầu.
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn