Mỡ máu cao dần trở thành bệnh lý phổ biến trong cuộc sống ngày nay. Khi ở một thời điểm nào đó, người bệnh có thể sẽ nhận thấy một vài triệu chứng của bệnh, trong đó có tình trạng chóng mặt. Vậy mỡ máu cao gây chóng mặt có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao?
Mục lục
- Nguyên nhân mỡ máu cao gây chóng mặt?
- Mỡ máu cao gây chóng mặt khi ở giai đoạn mấy?
- Mỡ máu cao gây chóng mặt có nguy hiểm không?
- Mỡ máu cao gây chóng mặt kéo dài bao lâu?
- Chóng mặt còn do nguyên nhân khác ngoài mỡ máu cao
- Mỡ máu cao gây chóng mặt phải làm sao?
- Sử dụng Fremo hỗ trợ ổn định mỡ máu, phòng ngừa cơn chóng mặt
Nguyên nhân mỡ máu cao gây chóng mặt?
Mỡ máu cao hay còn gọi là rối loạn mỡ máu, máu nhiễm mỡ, tình trạng này xảy ra khi có sự thay đổi tiêu cực của các chỉ số mỡ máu, cụ thể là khi các chỉ số cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol, Triglyceride tăng cao, cùng với đó là suy giảm lượng HDL-Cholesterol. (▶️ Tìm hiểu: Chi tiết về bệnh mỡ máu cao)
Mỡ máu cao được xem là một trong số các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch. Lượng mỡ tích tụ trong mạch máu cao khiến cho các tế bào nội mô bị tổn thương, thành phần mỡ xấu sẽ bám vào thành động mạch, theo thời gian sẽ hình thành nên các mảng bám.
Các mảng xơ vữa này có thể bị nứt vỡ rồi bong tróc (xơ vữa động mạch), một lần nữa gây tổn thương cho mạch máu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Tình trạng xơ vữa động mạch do mỡ máu cao làm thu hẹp đường kính lòng mạch. Khi mạch máu não bị thu hẹp, lưu lượng máu đi tới não bị cản trở, lượng oxy cung cấp cho tế bào não cũng giảm là nguyên nhân chính khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt.
Mỡ máu cao gây chóng mặt khi ở giai đoạn mấy?
Mỡ máu cao thường có diễn tiến âm thầm, người bệnh khi ở giai đoạn đầu của bệnh thường không nhận thấy sự thay đổi rõ rệt nào cho tới khi xảy ra những biểu hiện khác thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống.
Mỡ máu cao khi có biểu hiện chóng mặt có rất nhiều nguy cơ đã xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này thường có khi bệnh đã diễn tiến sang giai đoạn 2 hoặc giai đoạn 3.
Mỡ máu cao gây chóng mặt có nguy hiểm không?
Mỡ máu cao gây chóng mặt được xem là một triệu chứng khá nguy hiểm, bởi nó liên quan tới động mạch đi nuôi não.
Sự hình thành các mảng bám trên thành động mạch làm đường kính lòng mạch bị thu hẹp lại, cản trở dòng chảy của máu lên não. Trường hợp các mảng xơ vữa rơi ra trên dòng máu chảy về não sẽ cản trở dòng chảy, làm giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào não, khiến một số tế bào não có thể chết, một số có nguy cơ chết, tình trạng này được gọi là đột quỵ não.
Đột quỵ não có thể làm xuất hiện các triệu chứng thần kinh khác nhau, phụ thuộc vào khu vực não chịu ảnh hưởng. Có thể là mất thị giác, vấn đề biểu đạt ngôn ngữ, cảm xúc, mất cảm giác ở một vùng cơ thể bất kỳ,…
Những triệu chứng này thường xuất hiện ngay sau khi cơn đột quỵ xảy đến. Khi chúng kéo dài dưới 24 giờ, chúng được gọi là biểu hiện của tình trạng thiếu máu não thoáng qua (TIA). Khi chúng kéo dài hơn 24 giờ thì được gọi là tai biến mạch máu não.
▶️ Tham khảo thêm: Máu nhiễm mỡ độ 3 có chữa được không?
Mỡ máu cao gây chóng mặt kéo dài bao lâu?
Mỡ máu cao gây chóng mặt nếu không được điều trị dứt điểm sẽ kéo dài liên tục, thậm chí ngày càng diễn tiến nặng hơn, tần suất nhiều hơn. Một số tình trạng khác có thể đi cùng cơn chóng mặt như: đau đầu, hoa mắt, ù tai, tai biến mạch máu não,…
Trường hợp người bệnh được điều trị kịp thời và dứt điểm thì tình trạng chóng mặt do mỡ máu cao có thể được cải thiện sau khoảng từ 2 tới 5 tuần.
Tuy nhiên, khả năng cơn chóng mặt biến mất hoàn toàn hay không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Ở giai đoạn 2, cơn chóng mặt có thể sẽ hết, nhưng sang giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm, khả năng xảy ra biến chứng cao nên có thể cơn chóng mặt chỉ được kiểm soát tạm thời như: giảm mức độ, tần suất.
Chính bởi vậy, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh mỡ máu cao kịp thời sẽ giúp giảm thiểu được những nguy cơ biến chứng.
Chóng mặt còn do nguyên nhân khác ngoài mỡ máu cao

Ngoài mỡ máu cao, cơn chóng mặt còn có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác. Để biết chính xác cơn chóng mặt của mình đến từ tình trạng sức khỏe nào bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và nhận sự chẩn đoán của bác sĩ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến khiến bạn chóng mặt ngoài mỡ máu cao:
- Hạ đường huyết: Lượng đường huyết trong máu giảm, tế bào não không được cung cấp đủ năng lượng sẽ gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
- Mất nước: làm mất cân bằng điện giải, dẫn đến chóng mặt.
- Mắc bệnh nhiễm trùng: Độc tố do vi khuẩn tiết ra tác động lên hệ thần kinh trung ương và não bộ dẫn tới tình trạng chóng mặt.
- Mắc bệnh tim mạch: Các bệnh lý tim mạch thông thường đều ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu, tuần hoàn máu ngoại vi bao gồm mạch máu não.
- Thiếu máu não: Thiếu máu kéo theo tình trạng thiếu oxy và các chất dinh dưỡng đi nuôi tế bào nào, dẫn tới chóng mặt.
- Chứng rối loạn lo âu: Gây ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương và não bộ. Khi não bộ rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu dễ làm xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
- Say tàu xe: Những người bị say xe có sự thay đổi cảm nhận ở tai, mắt, cơ bắp. Khi não không kịp thời xử lý hết các tính hiệu xung đột này sẽ gây ra chóng mặt.
Mỡ máu cao gây chóng mặt phải làm sao?
Khi đã xác nhận được tình trạng chóng mặt của mình là do mỡ máu cao chứ không đến từ một nguyên nhân nào khác, để điều trị chóng mặt do mỡ máu cao bạn cần kiểm soát được lượng mỡ trong máu, đưa chúng về mức bình thường ổn định. Dưới đây là một số các có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này:
Vận động thường xuyên
Tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao là “bài thuốc tốt nhất” giúp bạn tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ đẩy lùi nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó có mỡ máu cao.
Vận động thường xuyên ngăn ngừa béo phì, tăng cường khả năng trao đổi chất, giảm tích tụ mỡ thừa, giảm triglyceride, bên cạnh đó còn tăng lượng cholesterol tốt HDL-C.
Chỉ cần thực hiện những bài tập đơn giản, hít thở đều theo nhịp cũng có thể giúp việc lưu thông máu tốt hơn, đồng thời còn giúp thư giãn tinh thần.
Bạn có thể lựa chọn các bộ môn như: tập yoga, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chơi cầu lông, bơi lội,…
Giải tỏa căng thẳng, stress
Căng thẳng, áp lực kéo dài cũng ảnh hưởng đến tốc độ chuyển hóa, cản trở sự loại bỏ cholesterol dư thừa, làm tăng lượng LDL-C và triglyceride.
Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone cortisol cần cung cấp năng lượng từ chất béo, nhịp tim tăng đi cùng rối loạn tuần hoàn máu não làm đầu óc chóng mặt, quay cuồng.
Lựa chọn các hình thức giải tỏa căng thẳng lành mạnh như: chơi thể thao, nghe nhạc, tập yoga,…
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc có thể khiến bạn trở nên uể oải, chóng mặt, rơi vào trạng thái mất cân bằng vào ngày hôm sau. Ngủ đủ giấc (khoảng 6- 8 tiếng một ngày) có thể giúp cơ thể có một tinh thần thoải mái, phục hồi chức năng não bộ, hạn chế tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.
Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, đặc biệt là động mạch cảnh cung cấp dòng máu giàu oxy đi nuôi não. Bỏ hút thuốc, uống rượu có thể cải thiện chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn hơn và ngăn ngừa các cơn chóng mặt, đau đầu.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến lượng mỡ trong máu của bạn, người có chế độ ăn không khoa học có nguy cơ cao mắc bệnh mỡ máu. Do đó, để cải thiện tình trạng chóng mặt do mỡ máu cao, bạn cần xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh:
- Bổ sung thực phẩm tốt cho máu: chúng là những thực phẩm giàu sắt, axit folic, các vitamin B6, B12,… thường có trong thịt nạc đỏ, hải sản, ngũ cốc nguyên cám, cá béo, bông cải xanh,…
- Bổ sung thực phẩm chứa chất béo tốt omega – 3: Chúng có tác dụng làm giảm lượng mỡ xấu LDL-Cholesterol và tăng cholesterol tốt HDL-Cholesterol. Nguồn thực phẩm giàu omega – 3 là: cá thu, cá hồi, cá trích, cá cơm, hạt lanh, hạt óc chó,…
- Bổ sung thực phẩm giàu polyphenols: Hoạt chất polyphenol giúp giảm LDL-Cholesterol, Triglyceride và tăng HDL-Cholesterol, nhờ đó giảm mỡ máu và các triệu chứng của bệnh trong đó có tình trạng chóng mặt. Thực phẩm giàu polyphenols có thể kể tới: socola đen, cacao, táo, hoa bụp giấm,…
- Uống các loại trà giảm mỡ máu, giảm tình trạng chóng mặt: trà bụp giấm, trà xạ đen, trà giảo cổ lam, nước táo mèo, trà xanh,…
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa chất béo xấu, chất béo chuyển hóa: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật,…
▶️ Có thể bạn quan tâm: 76 món ăn dành cho người bị mỡ máu cao
Sử dụng Fremo hỗ trợ ổn định mỡ máu, phòng ngừa cơn chóng mặt
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, bạn mong muốn tìm một sản phẩm hỗ trợ cải thiện mỡ máu, nhưng lại lo sợ thuốc Tây y nhiều tác dụng phụ. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa thảo dược thiên nhiên giúp hỗ trợ cải thiện mỡ máu vừa an toàn, vừa hiệu quả, không tác dụng phụ.
Một trong số các sản phẩm thảo dược thiên nhiên hỗ trợ giảm mỡ máu được các chuyên gia và người tiêu dùng tin tưởng là Fremo.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.

Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY