Hải sản là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và cũng có hàm lượng cholesterol khá cao. Chính bởi vậy, nhiều người lo lắng liệu rằng khi bị mỡ máu cao thì có ăn được hải sản không? Mời bạn đọc cùng Fremo.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Tìm hiểu về bệnh mỡ máu cao
Mỡ máu bao gồm 2 loại chính, đó là cholesterol và triglyceride. Trong đó, cholesterol bao gồm: cholesterol toàn phần, cholesterol tốt (HDL – c) và cholesterol xấu (LDL – c).
Cholesterol là một chất béo có trong màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong máu của con người. Hầu hết, cholesterol được tổng hợp tại gan từ việc hấp thu các chất béo bão hòa, một phần nhỏ từ các thức ăn như thịt đỏ, trứng, sữa, nội tạng động vật,…
Cholesterol kém tan trong nước, bởi vậy nó không thể di chuyển trong máu mà cần có các lipoprotein (tan trong nước, được tổng hợp tại gan) giúp nó di chuyển. Các cholesterol tốt giúp cho thành động mạch trơn tru, tăng khả năng lưu thông máu, ngược lại cholesterol xấu gây hẹp, tắc thành động mạch, làm xơ vữa động mạch.
Khi các axit béo tự do dư thừa được hấp thụ tại gan không được chuyển hóa thành cholesterol, chúng trở thành các triglyceride. Tại gan, triglyceride sẽ kết hợp với apoproterin (do gan sản xuất) được đưa ra khỏi gan dưới dạng LDL -c.
Mỡ máu cao hay còn gọi máu nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu. Bệnh nhân được chẩn đoán là mỡ máu cao khi:
- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L.
- LDL-cholesterol > 3,4 mmol/L
- Triglyceride > 2,3 mmol/L
- HDL-cholesterol < 0,9 mmol/L
Mỡ máu cao có liên quan trực tiếp từ thói quen ăn uống, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học của mỗi người. Cụ thể như các bữa ăn có nhiều mỡ động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo chuyển hóa,… Bên cạnh đó, cùng với việc lười vận động, nghỉ ngơi kém khoa học, thường xuyên uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích dễ làm cho mỡ máu tăng cao.
☛ Tham khảo thêm tại: 11 thực phẩm chứa nhiều Cholesterol tốt cho sức khỏe
Nguy cơ tiềm ẩn từ bệnh mỡ máu cao

Theo thống kê, tại Việt Nam tỉ lệ người trưởng thành bị rối loạn mỡ máu chiếm tới 41,7% và có xu hướng tiếp tục gia tăng và trẻ hóa. Mỡ máu cao có diễn tiến âm thầm, bệnh thường không xuất hiện các triệu chứng để người bệnh có thể nhận biết được. Hầu hết mỡ máu cao được phát hiện trong lần thăm khám sức khỏe định kỳ, khi bạn thăm khám một bệnh lý khác hoặc khi bệnh đã chuyển sang biến chứng, gây ra những hệ quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu không được kiểm soát kịp thời, mỡ máu cao có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác, gây ra các tình trạng bệnh lý nguy hiểm hơn:
- Xơ vữa động mạch
- Nhồi máu cơ tim
- Mắc bệnh mạch vành
- Đột quỵ
- Tăng huyết áp
- Gan nhiễm mỡ
- Đái tháo đường
Bệnh nhân mỡ máu cao có được ăn hải sản không?
Dinh dưỡng từ hải sản
Hản sản là một trong những thực phẩm hàng đầu được nhiều người ưa thích. Đây không chỉ là nguồn thức ăn ngon miệng mà còn cung cấp cho con người nhiều dinh dưỡng.
Hải sản có nguồn vitamin và khoáng chất phong phú. Các vitamin B phức hợp (B1, B3, B12,…) thực hiện nhiều chức năng khách nhau, sản xuất năng lượng chuyển hóa, tác động đến khả năng tập trung,.. Vitamin A (có nhiều trong cá hồi) giúp bảo vệ thị lực, tăng cường hệ miễn dịch; vitamin D giúp bảo vệ xương, phát triển chắc khỏe,…
Khoáng chất phổ biến được tìm thấy trong hải sản như tôm, sò, mực ống,… bao gồm: kali, kẽm, sắt, protid, lipid, photpho, axit amin, chất béo,…
Bên cạnh đó, hải sản là nguồn cung cấp axit béo tốt omega -3 vô cùng dồi dào, chúng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch, làm giảm triệu chứng viêm khớp, cải thiện thị lực, tăng cường khả năng ghi nhớ, làm đẹp da, ngăn ngừa những tác động xấu của tia UV.
Bổ sung hải sản vào chế độ dinh dưỡng của bạn sẽ đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho bạn và gia đình!
Mỡ máu cao có ăn được hải sản không?

Mọi người thường hay truyền tai nhau rằng tôm, cua và các loại hải sản là những thực phẩm có nồng độ cholesterol cao. Bởi vậy mà rất lo ngại việc ăn hải sản sẽ khiến bạn mắc bệnh mỡ máu hoặc làm tình trạng rối loạn mỡ máu tệ hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, trong hải sản có hàm lượng cholesterol cao nhưng chúng thuộc nhóm HDL – cholesterol, tức là các cholesterol tốt, chúng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt là cho tim mạch.
Trong hải sản và động vật có vỏ còn chứa hàm lượng chất béo thấp (0,5 – 2,5%) và hầu hết đều là chất béo tốt. Nguồn axit béo omega -3 có trong hải sản có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch, làm giảm hàm lượng chất béo trung tính và cholesterol xấu trong cơ thể. Chính bởi vậy, tiêu thụ hải sản không gây tác động xấu cho bệnh nhân bị mỡ máu cao.
Điều cần lưu ý ở đây là, việc lựa chọn phương pháp chế biến mới ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Thay vì chiên, xào nhiều dầu mỡ hãy lựa chọn luộc, hấp.
Các loại hải sản nên ăn:
Lượng cholesterol trong mỗi loại hản sản là khác nhau, các loài động vật giáp xác thường có mức cholesterol cao nhất. Trong 28gram thực phẩm đã nấu chín có tương ứng lượng cholesterol (tốt) như sau:
- Tôm nấu chín có 59,8 miligam cholesterol.
- Tôm hùm nấu chín có 41,4 miligam cholesterol.
- Cua nấu chín có 29,8 miligam cholesterol.
Động vật thân mềm có mức cholesterol thấp hơn động vật giáp xác. Trong 28 gram thực phẩm:
- Ngao nấu chín có 19 miligam cholesterol.
- Sò điệp hấp có 11,6 miligam cholesterol.
Lượng cholesterol trong các loại cá rất khác nhau, nhưng thường thấp hơn nhiều so với lượng cholesterol có trong động vật giáp xác.
Dưới đây là mức cholesterol cho một khẩu phần 28 gram thực phẩm đã nấu chín:
- Cá hồi hoang dã Đại Tây Dương có 20,1 miligam cholesterol.
- Cá ngừ trắng có 8,8 miligam cholesterol.
- Cá ngừ Ahi có 11,3 miligam cholesterol.
- Cá rô phi có 16,2 miligam cholesterol.
- Cá tuyết có 17,3 miligam cholesterol.
Các Loại Hải Sản Nên Tránh:
Cảnh báo ô nhiễm môi trường nước khiến cho các loại thủy hải sản có nguy cơ bị nhiễm độc thủy ngân. Do đó, khi mua thực phẩm, bạn cũng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm sạch, uy tín, chất lượng.
Một số loại hải sản có mức thủy ngân cao nhất (theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA), bao gồm:
- Cá thu vua
- Cá kiếm
- Cá mập
- Cá ngừ mắt to
- Marlin
Người bị mỡ máu cao cần lưu ý gì khi ăn hải sản?
Như đã nêu ở trên, ăn hải sản không làm tăng cholesterol xấu, tuy nhiên nếu bạn chế biến chưa đúng cách có thể làm tăng cholesterol xấu, gây dị ứng hoặc phản ứng phú. Do đó, cần lưu ý một vài điều dưới đây:
- Người bị mỡ máu cao không nên ăn các món hải sản chế biến kiểu chiên, sốt bơ, xào nhiều dầu mỡ,… Hạn chế ăn hải sản sống. Thay vào đó, lựa chọn các món ăn chế biến hấp, luộc, nướng,…
- Không ăn hải sản cùng thực phẩm nhiều vitamin C: Trong hải sản có nhiều asen pentavenlent, khi kết hợp cùng vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (còn gọi là thạch tín), gây ngộ độc, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
- Không nên ăn trái cây, uống trà sau khi ăn hải sản: canxi trong hải sản khi gặp axit tannic có trong nước trà sẽ chuyển thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. Sau 2 giờ ăn hải sản hãy nên uống trà hoặc ăn hoa quả.
- Không ăn cùng thực phẩm có tính hàn cao: Hải sản vốn có tính hàn cao, bởi vậy khi kết hợp cùng với thực phẩm có tính hàn cao (rau muống, dưa chuột, dưa hấu, nước lạnh, đồ uống có gas,…) dễ khiến bạn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, khó tiêu hóa.
- Không ăn hải sản đã chết hoặc chế biến từ lâu: Hải sản giàu đạm, khi bị chết sẽ nhanh chóng bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, vi khuẩn xuất hiện trong cá ngừ, cá thu còn biến thịt chuyển thành chất độc (histamine) gây ra ngộ độc (nổi bạn đỏ, nóng bừng, khó thở,…)
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 10 thực phẩm người có cholesterol cao nên ăn
Người bị mỡ máu cao nên làm gì để mau khỏi bệnh?

Trên đây, Fremo.vn đã giúp bạn giải đáp câu hỏi “Mỡ máu cao có được ăn hải sản không?” Bên cạnh quan tâm đến hải sản, người bị bệnh mỡ máu cao cũng cần lưu ý thêm những điều dưới đây để có thể cải thiện bệnh tốt hơn:
- Bổ sung dinh dưỡng cân bằng, tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám.
- Hạn chế tiêu thụ chất béo xấu (đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo chuyển hóa, mỡ và nội tạng động vật, phomai,…)
- Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể săn chắc, tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu.
- Giảm cân an toàn nếu bạn đang thừa cân.
- Bỏ hút thuốc, uống rượu bia.
- Khám sức khỏe định kỳ, theo dõi chỉ số mỡ máu thường xuyên để kịp thời phát hiện các biến chứng của bệnh và điều trị sớm.
- Sử dụng các vị thuốc dân gian như hoa bụp giấm, cây xạ đen, cây giảo cổ lam để hỗ trợ điều trị bệnh.
- Hạn chế tạo áp lực, căng thẳng cho bản thân; giữ thái độ lạc quan, tích cực.
►Tìm hiểu thêm: Các phương pháp giảm mỡ máu tại nhà hiệu quả
Sử dụng Fremo chiết xuất từ thảo dược để kiểm soát mỡ máu cao
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.

FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn