“Mỡ máu cao có nên uống cà phê không?” là câu hỏi mà chúng tôi nhận được khá nhiều trong thời gian qua từ bạn đọc. Vì thế, ở bài viết này chúng tôi sẽ đáp chi tiết thắc mắc này cho tất cả những ai còn thắc mắc.
Mục lục
Lợi ích sức khỏe của uống cà phê
Cà phê là loại đồ uống được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới. Những tác dụng có lợi của nó với cơ thể con người đã được nghiên cứu khá kỹ lưỡng, tiêu biểu có thể kể tới là:
- Giúp tăng cường hoạt động thể chất bởi nó giúp làm tăng mức adrenaline trong máu.
- Giúp tập trung và tỉnh táo nhờ cải thiện tinh thần.
- Giúp cải thiện tâm trạng, chống trầm cảm. Caffeine kích thích hệ thần kinh trung ương và tăng cường sản xuất chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, dopamine và noradrenaline, giúp cải thiện tâm trạng.
- Giúp giảm cân. Cà phê chứa magie và kali, giúp cơ thể sử dụng insulin và điều chỉnh lượng đường trong máu, từ đó làm giảm cảm giác thèm ăn vặt và đồ ăn vặt có đường. Điều này còn giúp làm giảm khả năng dung nạp glucose, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
- Giúp bạn đốt cháy chất béo. Caffeine trong cà phê giúp các tế bào chất béo phân hủy chất béo trong cơ thể, sau đó sử dụng nó làm nhiên liệu cho quá trình luyện tập.
- Làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư. cà phê có thể làm giảm 20% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và 25% ung thư nội mạc tử cung ở phụ nữ.
- Làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, đột quỵ,…
- Bảo vệ cơ thể. Cà phê chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chúng hoạt động như những chiến binh nhỏ bé để chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
- .v.v.
Mang lại nhiều lợi ích là thế nhưng liệu người bị mỡ máu cao có nên uống cà phê hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

Người bị mỡ máu cao có nên uống cà phê không?
Như chúng ta đã biết, mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu, khiến cholesterol xấu (LDL-C) tăng lên và cholesterol tốt (HDL-C) giảm đi. Đã có nhiều nghiên cứu trong thời gian qua để tìm mối liên hệ giữa cà phê và cholesterol, từ đó liên hệ với tình trạng mỡ máu cao.
Để hiểu rõ hơn về việc mỡ máu cao có nên uống cà phê không, hãy đọc một số nghiên cứu mà chúng tôi tóm tắt dưới đây:
– Trong một nghiên cứu thực hiện trên chuột bạch, các nhà khoa học chia hai nhóm: một nhóm uống cà phê mỗi ngày, nhóm còn lại cho ăn nhiều chất béo và không uống cà phê. Sau một thời gian, họ thấy rằng, các chỉ số liên quan đến mỡ máu ở nhóm uống cà phê được cải thiện đáng kể so với nhóm còn lại. Ngoài ra, nhóm này cũng có dấu hiệu ít tăng cân so với nhóm không uống cà phê.
Điều này là do trong cà phê có chứa protein zonulin, giúp làm giảm tính thẩm thấu của ruột, từ đó ngăn ngừa các tác nhân của bệnh mỡ máu cao.
– Người ta phát hiện ra rằng, trong hạt cà phê có chứa các loại dầu tự nhiên, được gọi là cafestol và kahweol. Nghiên cứu chỉ ra rằng cafestol ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa và điều chỉnh cholesterol của cơ thể. Chúng có thể làm giảm axit mật và sterol trung tính, từ đó làm tăng cholesterol trong cơ thể.
Tuy nhiên, trừ khi bạn uống một lượng cà phê nhiều đáng kể mỗi ngày, mức cholesterol mới tăng lên đáng lo ngại. Còn không thì ngược lại, cà phê mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe.
– Trong các nghiên cứu kiểm tra tác động của cà phê đối với cholesterol, những người bị tăng mức cholesterol là những người uống hơn 5 cốc cà phê mỗi ngày. Uống cà phê cùng với đường, sữa hoặc kem sẽ làm nguy cơ tăng cholesterol cao hơn.
Như vậy, người bị mỡ máu cao vẫn có thể uống cà phê. Tuy nhiên, việc uống cà phê cần phải lưu ý tới một số vấn đề. Chúng tôi sẽ nêu cụ thể hơn các lưu ý này ở phần kế tiếp.

Lưu ý khi uống cà phê ở người mỡ máu cao
Uống vừa phải
Như đã nói ở trên, mặc dù người bị mỡ máu cao có thể uống cà phê nhưng uống quá nhiều có thể gây tăng cholesterol. Vì thế, bạn chỉ nên uống cà phê một cách vừa phải, khoảng 1-2 ly mỗi ngày.
Ngoài ra, theo khuyến cáo, mỗi người chỉ nên nạp vào cơ thể tổng lượng caffeine ít hơn 400 mg/ngày. Vì thế, khi uống cà phê rồi, bạn cũng nên chú ý tới caffeine từ các loại thức uống khác, như: trà, đồ uống tăng lực, nước soda,…
Cân nhắc dùng cà phê Decaf
Cà phê decaf là loại cà phê đã loại bỏ ít nhất 97% hàm lượng caffein thông qua các khâu chế biến, rang nghiền. Nó sẽ có màu nhạt hơn và ít đắng hơn so với cà phê thông thường. Giá trị dinh dưỡng của loại cà phê này sẽ gần giống với cà phê thông thường, điểm khác biêt lớn nhất nằm ở hàm lượng caffeine.
Nhiều ý kiến cho rằng uống cà phê thông thường có nhiều khả năng làm tăng cholesterol hơn cà phê decaf. Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng cân nhắc dùng cà phê decaf cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn đang lo lắng về mức cholesterol của mình. Nhất là với những người bị hiệu ứng caffeine (hồi hộp, tim đập nhanh, run tay,…) và những người không thích vị đắng.
Uống cà phê lọc
Có nhiều loại cà phê khác nhau, tuy nhiên về cơ bản chúng đều được pha chế theo 2 cách là lọc và không lọc. Cà phê lọc là phương pháp pha chế phổ biến tại Việt Nam, sử dụng phin, giấy lọc hoặc bình drip; cà phê không lọc là cà phê là các loại cà phê hòa tan, cà phê espresso,… Theo một nghiên cứu vào năm 2018, những người uống cà phê không lọc thường xuyên có nguy cơ tăng cholesterol toàn phần và LDL-C cao hơn.
Vì thế, bạn nên uống cà phê lọc nếu đang bị mỡ máu cao.

Để ý lượng đường/sữa/kem thêm vào cà phê
Ngoài cà phê, người bị mỡ máu cao cũng nên để ý đến lượng đường, sữa hoặc kem thêm vào cà phê. Bởi đây là những tác nhân có thể khiến cho lượng cholesterol tăng cao.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng cà phê không đường và hạn chế tối đa việc uống cà phê sữa, cà phê đường.
Tránh uống cà phê không rõ nguồn gốc
Các loại cà phê vỉa hè, cà phê không rõ nguồn gốc rất dễ bị pha thêm tạp chất, phẩm màu khiến gan bị quá tải và tổn thương. Vậy nên, khi uống cà phê, bạn nên chọn các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Một số lưu ý khác
Ngoài lợi ích, caffeine và các thành phần khác của cà phê có thể gây ra hiệu ứng cà phê ở một số người, chúng bao gồm các triệu chứng như: mất ngủ, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, lo lắng,… Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên cân nhắc để đổi sang một loại đồ uống khác.
Ngoài ra, cà phê cũng có thể gây trở ngại hấp thu một số loại thuốc, vì thế nếu đang sử dụng thuốc điều trị mỡ máu, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống cà phê.
Lời khuyên từ chuyên gia
Thay vì lo lắng quá nhiều đến việc uống cà phê, các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên tập trung nhiều hơn vào các yếu tố quan trọng khác làm ảnh hưởng tới chỉ số mỡ máu của bạn, chúng là các yếu tố có thể kiểm soát được, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng
- Cân nặng
- Thể dục thể thao
- Sử dụng rượu và thuốc lá
Dù có uống cà phê hay không, tất cả chúng ta đều cần quan tâm đến các vấn đề này nếu muốn có một sức khỏe tốt, chỉ số mỡ máu được cải thiện.
☛ Đọc thêm: 5 phương pháp làm sạch mỡ trong máu ngay tại nhà
Đặc biệt, với những người bị mỡ máu cao, hãy tham khảo để sử dụng thêm TPCN FREMO.
FREMO là sản phẩm thuộc nhóm TPBVSK, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, dựa theo đề tài nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà.
So với các sản phẩm trên thị trường, FREMO có nhiều ưu điểm vượt trội, có thể kể tới là:
– Thành phần nguyên liệu được nghiên cứu kỹ lưỡng. FREMO chứa bộ ba dược liệu Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam, có tác dụng làm giảm chỉ số Cholesterol xấu 27,7%, Cholesterol toàn phần 41,37%, Triglyceride 41,63%; và làm tăng chỉ số Cholesterol tốt 9,87% (theo kết quả nghiên cứu của PGS. TS. Lê Minh Hà).
Đặc biệt, FREMO không chứa dược liệu Bụp giấm thông thường mà có chứa hoạt chất Hibithocin – chiết xuất của đài hoa Bụp giấm, có tác dụng mạnh mẽ hơn cao Bụp giấm thông thường.
Ngoài ra, thành phần sản phẩm còn được bổ sung thêm Nga truật, Hoàng bá, Táo mèo. Các thành phần này khi kết hợp với bộ ba dược liệu kể trên sẽ hiệp đồng tác dụng, mang lại hiệu quả vượt trội và toàn diện trong việc hỗ trợ giảm mỡ máu.
– Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Như đã nói ở trên, FREMO được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; sau đó chuyển giao đề tài nghiên cứu cho Công ty CP Dược phẩm Thái Minh – Một trong những công ty uy tín top đầu ở ngành dược. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về nguồn gốc cũng như chất lượng của sản phẩm.
– An toàn, không tác dụng phụ. FREMO có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, chính vì thế sản phẩm rất an toàn và không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể yên tâm dùng duy trì lâu dài để có chỉ số mỡ máu ổn định.
– Có cam kết rõ ràng. Để đảm bảo quyền lợi, tránh lãng phí cho khách hàng và khẳng định giá trị chất lượng của sản phẩm, FREMO hiện đang triển khai chương trình Cam kết hoàn 100% tiền nếu khách hàng sử dụng sau 2 tháng không thấy cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào. Chi tiết liên hệ tổng đài 1800.1591
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Kết luận
Như vậy, người bị mỡ máu cao có thể uống cà phê bình thường. Nhưng để đảm bảo sức khỏe, hãy uống cà phê một cách có điều độ, nên uống cà phê lọc và hạn chế dùng kèm thêm với đường/sữa/kem. Nếu đang phải sử dụng thuốc điều trị mỡ máu, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống cà phê.
Song song với đó, hãy chú ý tới cả chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất và lối sống để có chỉ số mỡ máu ổn định.