Thực phẩm không những có thể cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, mà còn có tác dụng trị liệu, hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ rất tốt. Bài viết này sẽ đem đến cho bạn các thực đơn vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm các món ăn chính, món mặn, cháo, canh, rau trộn, món chay, bánh… giúp người bệnh vừa ăn ngon miệng mà có thể hạ mỡ gan được hiệu quả.
Mục lục
- 1. Các món ăn dễ làm và ngon miệng, giúp hạ mỡ gan
- 1. Cơm đậu đỏ đậu xanh
- 2. Gà hầm nấm hương
- 3. Gan lợn xào rau cải
- 4. Thịt bò hầm khoai tây
- 5. Cá chim kho đậu đỏ
- 6. Cà chua xào trứng gà
- 7. Rong biển hầm vịt
- 8. Cá mực luộc
- 9. Trần bì hầm cá chép
- 10. Cháo trứng cút
- 11. Cháo bí ngô, bí đao
- 12. Canh xương mướp dắng
- 13. Cải dưa đậu phụ
- 14. Rau cần hạt sen nấu táo đỏ
- 15. Bánh táo đỏ vừng
- 2. Thực đơn 136 món ăn tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
- 3. Những lưu ý quan trọng để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
- 4. Thảo dược kiểm soát gan nhiễm mỡ Fremo
1. Các món ăn dễ làm và ngon miệng, giúp hạ mỡ gan
1. Cơm đậu đỏ đậu xanh
Nguyên liệu: Đậu đỏ nhỏ 50g, đậu xanh 50g, gạo 150g.
Cách làm:
Lấy đậu đỏ, đậu xanh chọn loại có chất lượng tốt, sau đó rửa sạch, cho vào bát đổ nước ấm vào ngâm trong 3 tiếng.
Lấy gạo vo sạch để khô.
Đem đậu đỏ và đậu xanh đã ngâm cho vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, đầu tiên dùng lửa to dun sôi, rồi vặn lửa nhỏ hầm trong nửa giờ. Cuối cùng cho gạo vào đun sôi thành cơm là được.
2. Gà hầm nấm hương
Nguyên liệu: Thịt gà miếng vừa ăn 1kg, nấm hương 250g, mì chính 6g, muối 2g, xì dầu 10ml, rượu 6ml.
Cách làm:
Nấm bỏ cuống, thái miếng to.
Cho nấm, gà vào nồi rồi đổ nước ngập gà, cho lửa to đun sôi, vớt bỏ váng bên trên, dùng lửa nhỏ tiếp tục đun khoảng 2 giờ đến khi thịt mềm, thêm mì chính, muối, rượu, xì dầu, nếm vừa miệng có thể dùng được.
3. Gan lợn xào rau cải
Nguyên liệu: Gan lợn 50g, rau cải xanh 100g, trứng gà 1 quá, hành 5g, gừng 5g, xì dầu 5ml, rượu mùi 6ml, muối 2g, bột ngọt 2g, tinh bột 5g, đường 4g, dầu ăn 25ml.
Cách làm:
Gan lợn rửa sạch, thái miếng cho vào đĩa ướp rượu mùi, xì dầu, tinh bột, trứng gà, hành, gừng.
Cải xanh bỏ gốc, rửa sạch cắt đoạn 3cm.
Cho dầu ăn vào cháo đun nóng rồi phi thơm hành gừng, sau đó cho gan vào xào qua, tiếp tục cho rau vào xào, thêm rượu mùi, xì dầu, muối, bột ngọt, đường vào đảo đều là được.
4. Thịt bò hầm khoai tây
Nguyên liệu:Thịt bò 100g, khoai tây 50g, rượu mùi 5ml, muối 2g, bột ngọt 2g, đường trắng, hành tỏi 5g, gừng 5g, dầu ăn 25ml.
Cách làm:
Thịt bò rửa sạch để khô, thái miếng 3cm.
Khoai tây rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng to.
Cho dầu ăn vào nồi đun nóng lên, rồi đổ thịt bò vào xào qua, thêm gừng, tỏi, rượu mùi, xì dầu, đảo đều, thêm lượng nước thích hợp, dùng lửa nhỏ đun 2 tiếng, đợi khi thịt chín thêm đường trắng và khoai tây vào, tiếp lục đun tới khi khoai nhừ.
5. Cá chim kho đậu đỏ
Nguyên liệu: Thịt cá chim 200g, đậu đỏ 30g, tỏi 10g, đường trắng 10g, giấm gạo 6ml, rượu mùi, xì dầu 6ml, muối 2g, bột ngọt 2g.
Cách làm:
Cho đậu đỏ và tỏi vào nồi cùng cá.
Thêm gia vị rượu mùi, xì dầu, muối, đường trắng, bột ngọt và nước, dùng lửa to đun sôi đến khi cá có mùi thơm thì thêm giấm là được.
6. Cà chua xào trứng gà
Nguyên liệu: Cà chua 250g, trứng gà 2 quả, muối 2g, đường trắng 3g, bột ngọt 2g, dầu ăn 25ml.
Cách làm:
Cà chua rửa sạch, bỏ cuống, thái miếng.
Trứng gà đập vào bát đánh đều. Cho dầu ăn vào nồi đun to lửa cho dầu nóng lên, cho trứng vào, khi trứng chín múc ra. Lại cho cà chua vào xào trong 2 phút, sau đó cho trứng vào nồi nêm muối, đường và bột ngọt xào thêm một chút là được.
7. Rong biển hầm vịt
Nguyên liệu: Thịt vịt miếng vừa ăn 1kg, rong biển 50g, hành 5g, gừng 5g, bột ngọt 3g, muối 3g, rượu mùi 5ml, xì dầu 5ml.
Cách làm:
Lấy rong biển cho vào bát ngâm nước ấm 1 giờ, sau đó rửa sạch lại bằng nước sạch bỏ tạp chất, thái miếng chuẩn bị dùng.
Hành thái nhỏ, gừng thái lát to.
Dùng nồi sạch cho vịt và rong biển vào, thêm hành và gừng cùng lượng nước thích hợp, rượu mùi, xì dầu, muối, cho vào nồi đun lửa to và sau khi sôi chuyển lửa nhỏ hầm trong 3 tiếng đợi thịt mềm, thêm muối và bột ngọt là được.
8. Cá mực luộc
Nguyên liệu: Cá mực 400g, tỏi 100g.
Cách làm:
Cho tỏi và cá mực vào nồi, thêm lượng nước thích hợp, dùng lửa to đun sôi đến khi mềm là được. Món này không thích hợp thêm gia vị, là món ăn nhạt.
9. Trần bì hầm cá chép
Nguyên liệu:Trần bì 10g, cá chép 300 – 400g, đậu đỏ 100g, muối 1g, bột ngọt 1g, rượu mùi 10ml, hành hoa 3g, gừng 3g.
Cách làm:
Lấy trần bì, đậu đỏ rửa sạch, dùng nước ấm ngâm qua đậu đỏ.
Bắc nồi lên bếp cho cá, trần bì và đậu đỏ vào nồi cùng một lượng nước thích hợp.
Dùng lửa to đun sôi, thêm hành, gừng, muối, bột ngọt, rượu mùi chuyến lửa nhò đun 2 – 3 liếng.
10. Cháo trứng cút
Nguyên liệu:Trứng cút 4 quả, gạo tẻ 100g, đường 20g
Cách làm:
Trứng cút cho vào bát đánh đều.
Gạo tẻ vo sạch cho vào nồi cùng lượng nước thích hợp.
Dùng lửa to đun sôi, sau đó cho lửa nhỏ đun nhừ cháo, cho trứng vào, thêm đường khuấy đều đun 5 – 10 phút là được.
11. Cháo bí ngô, bí đao
Nguyên liệu: Bí đao 500g, bí ngô 500g, gạo 100g, dầu ăn 10ml, bột ngọt.
Cách làm:
Bí đao, bí ngô bỏ vỏ rửa sạch thái miếng.
Gạo vo sạch cho vào nồi cùng lượng nước vừa phải đun sôi.
Chuyển nhỏ lửa cho cháo nhừ, cho bí vào đun tiếp đến khi chín là được.
12. Canh xương mướp dắng
Nguyên liệu: Mướp đắng 150g, xương lợn 400g, bột ngọt, muối, dầu thơm.
Cách làm:
Mướp đắng rửa sạch để ráo nước, rồi sau đó cắt thành miếng.
Xương lợn rửa sạch, chặt miếng nhỏ.
Cho xương cùng lượng nước thích hợp vào nồi đun sôi vớt bỏ váng bên trên, rồi cho mướp đắng vào đun nhỏ lửa, thêm muối, bột ngọt, dầu thơm bắc ra ăn.
13. Cải dưa đậu phụ
Nguyên liệu: Cải dưa 200g, đậu phụ 100g, hành 5g, gừng 5g, rượu mùi 5ml, muối 2g, bột ngọt 2g, dầu ăn 25ml.
Cách làm:
Cải dưa rửa sạch, thái miếng 2cm.
Đậu phụ cắt miếng nhỏ.
Cho nước vào nồi đun sôi, cho đậu phụ vào.
Cho dầu vào nồi đun nóng rồi phi thơm hành gừng, cho rau cải vào xào qua rồi thêm rượu mùi, bột ngọt, muối vào đảo đều, cho đậu vào là được.
14. Rau cần hạt sen nấu táo đỏ
Nguyên liệu: Lá rau cần 100g, hạt sen 50g, táo đỏ 40 quả.
Cách làm:
Lấy lá rau cần rửa sạch, thái đoạn nhỏ.
Hạt sen bỏ tâm, rửa sạch.
Táo đỏ bỏ hạt, rửa sạch.
Lấy nồi cho rau cần, hạt sen và táo đỏ vào cùng lượng nước thích hợp.
Bắc nồi lên bếp, dùng lửa to đun sôi, chuyển lửa nhỏ đun 20 – 30 phút là được.
15. Bánh táo đỏ vừng
Nguyên liệu: Táo đỏ 30 quả, vừng 100g, bột nếp 100g, đường trắng 50g.
Cách làm:
Bột gạo nếp trộn nước, thêm đường trắng và viên thành bánh.
Táo đỏ bỏ vỏ, hạt, ngâm nước ấm, xay nhuyễn.
Trộn táo cùng đường.
Vừng cho vào cháo rang đến khi có mùi thơm thì đổ ra.
Bột nếp đã viên thành bánh, cho bột táo vào viên lại.
Lăn bánh qua vừng rồi cho vào chảo rán vàng là được.
➤ Tìm hiểu chi tiết: Gan nhiễm mỡ nên kiêng gì, ăn gì?
2. Thực đơn 136 món ăn tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Dưới đây là danh sách tên các món ăn bổ dưỡng, giúp hạ mỡ trong gan. Chi tiết về nguyên liệu, cách chế biến của 136 món ăn này bạn xem thêm ở Sách Thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ (Pass: fremo)
A. Các món ăn chính giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
1. Cơm đậu đỏ đậu xanh | 2. Bánh củ năn |
3. Bánh vừng táo đen | 4. Bánh bột ngô |
5. Cơm khoai lang | 6. Cơm ý dĩ đậu đỏ |
7. Cơm rang gan lợn câu kỷ tử | 8. Đậu khấu màn thầu |
9. Bánh gan gà hoa hồng | 10. Bánh táo đỏ vừng |
11. Bánh rau sam |
B. Các món ăn mặn tốt cho người bệnh gan nhiễm mỡ
12. Gà hầm nấm hương | 13. Gan gà xào |
14. Lòng gà xào rau cải | 15. Củ cải xào gan lợn |
16. Gan lợn xào rau cải | 17. Thịt bò hầm khoai tây |
18. Cá chim kho đậu đỏ | 19. Nấm hương xào thịt nạc |
20. Cà chua xào trứng gà | 21. Đậu ván xào thịt |
22. Thịt lợn xào dưa chuột | 23. Rong biển hầm vịt |
24. Đậu Hà Lan xào lòng gà | 25. Lòng gà xào bí đao |
26. Thịt dê nấu | 27. Thịt thỏ nấm hương |
28. Ốc chim cút | 29. Cá chim hấp tỏi |
30. Lá tỏi xào thịt lợn | 31. Sườn xào chua ngọt |
32. Bí đao hầm cá trám | 33. Cá mực luộc |
34. Thịt thỏ nấu cà ri | 35. Nhộng xào dầu |
36. Hoàng kỳ hầm gà múi | 37. Đương quy hầm gà |
38. Thủ ô hầm gà | 39. Câu kỷ tử hầm gan gà |
40. Thủ ô luộc trứng gà | 41. Thủ ô hầm cá chim |
42. Trần bì hầm cá chép | 43. Thiên thăng ma om cá chép |
44. Địa hoàng nấu gan bò | 45. Hồi hương luộc gan lợn |
46. Câu kỷ tử nấu thịt nạc | 47. Dĩ nhân hầm xương |
48. Câu kỷ hấp gà | 49. Huyền sâm xào gan lợn |
50. Trùng thảo om vịt | 51. Hợp hoan hấp gan lợn |
52. Cải cúc nấu gan lợn | 53. Thịt bò nấu cà chua |
54. Sung nấu lòng lợn | 55. Cá hồi hấp nữ trinh tử |
C. Các món cháo giúp hạ mỡ gan
56. Cháo trứng cút | 57. Cháo gan, thận lợn |
58. Cháo gan bò | 59. Cháo đậu đỏ thịt bò |
60. Cháo gan lợn | 61. Cháo cá chép |
62. Cháo long nhãn, ngân nhĩ | 63. Cháo nấm hương |
64. Cháo củ cải | 65. Cháo bí ngô, bí đao |
66. Cháo táo đỏ | 67. Cháo cà |
68. Cháo đậu xanh | 69. Cháo dâu |
70. Cháo rau cần | 71. Cháo phục linh, phật thủ |
72. Cháo phục linh, nhân sâm | 73. Cháo trần bì, đan sâm |
74. Cháo bạch biển đậu, sơn dược | 75. Cháo thạch quyết minh |
76. Cháo quyết minh, hoa cúc | 77. Cháo dĩ nhân táo đỏ |
78. Cháo Câu kỷ, gan bò | 79. Cháo hợp hoan |
80. Cháo bồ công anh, ô mai | 81. Cháo ngọc trúc, hoa cúc |
82. Cháo song hoa |
D. Các món canh giúp hạ mỡ gan
83. Canh táo đỏ – lạc | 84. Canh dưa chuột |
85. Canh xương mướp dắng | 86. Canh câu kỷ trứng gà |
87. Canh lươn, đậu đen, thịt lợn | 88. Canh bí đao cá chim |
89. Canh nấm thịt nạc | 90. Canh gà |
91. Canh ốc cà chua | 92. Canh bí đao cá chim |
93. Canh cỏ gianh | 94. Nước gà nấu ý dĩ |
95. Canh cỏ gianh vịt | 96. Canh dĩ nhân đậu đỏ |
97. Canh nhân trần, bồ công anh | 98. Canh câu kỷ trứng gà |
99. Canh thịt hồng hoa táo đỏ | 100. Canh hoàng kỳ thịt nạc |
E. Các món rau giúp hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ
101. Nấm hương nấu đậu phụ | 102. Cải dưa đậu phụ |
103. Rau cần đậu phụ | 104. Bí đao nấm hương |
105. Cải xào nấm | 106. Cà rốt xào nấm rơm |
107. Củ cải rong biển | 108. Hồi hương củ cải |
109. Dưa chuột trộn giấm | 120. Ngó sen trộn |
121. Củ cải trắng trộn | 122. Sữa bò cải trắng |
123. Hành tây xào | 124. Đậu tằm xào |
125. Măng trộn |
F. Các món ăn chay giúp hỗ trợ điều trị gan thấm mỡ
126. Bồ công anh xào chay | 127. Cần tây xào bách hợp |
128. Nấm hương xào Câu kỷ và cải dưa | 129. Câu kỷ tử xào cải trắng |
130. Sơn dược, Câu kỷ đậu phụ | 131. Hương phụ nấu đậu phụ |
132. Xuyên khung nấu đậu phụ | 133. Rau cần hạt sen nấu táo đỏ |
134. Trần bì, rong biển nấu củ cải | 135. Sơn dược xào dưa chuột |
136. Hoàng kỳ, mộc nhĩ nấu đậu phụ |
➤ Tìm hiểu chi tiết: Gan nhiễm mỡ nên uống nước gì?
3. Những lưu ý quan trọng để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ
1. Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate
Carb chính là đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc, rau và các sản phẩm từ sữa. Khi các chức năng của gan gặp vấn đề, lượng carbonhydrate dư thừa sẽ không được chuyển hóa hết, tạo thành chất béo gây tích tụ mỡ trong gan.
Do vậy, khi gặp tình trạng gan nhiễm mỡ, bạn cần hạn chế sử dụng các nhóm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột như: khoai tây, ngũ cốc thô, lúa mì, …
Rau xanh và trái cây là những thực phẩm chữa bệnh gan tốt. Chúng giúp làm sạch và phục hồi bộ lọc gan, giúp loại bỏ nhiều chất béo và độc tố khỏi máu. Trái cây tốt cho sức khỏe của hầu hết mọi người, nhưng nếu bạn có lượng đường trong máu hoặc kháng insulin cao, tốt nhất nên hạn chế trái cây chỉ còn 2 phần mỗi ngày. Hãy bổ sung rau xanh nhiều hơn để thay thế tinh bột bạn thường tiêu thụ.
2. Đảm bảo đủ protein trong mỗi bữa ăn
Cung cấp protein đầy đủ cho gan sẽ giúp gan có nguyên liệu làm việc hiệu quả, giúp giữ cho lượng đường trong máu ổn định, giúp giảm cân, giảm cảm giác đói và thèm ăn.
Nên bổ sung từ 1,2-1,5g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày, việc này sẽ giúp làm lành các tổn thương gan, tái tạo tế bào gan. Ví dụ: Một người nặng 65 kg cần tiêu thụ khoảng 80 – 100g protein mỗi ngày.
3. Ăn đúng chất béo
Kiêng ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều dẫu mỡ, nhất là mỡ động vật, được tái sử dụng nhiều lần. Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo chuyển hóa sẽ khiến suy giảm chức năng gan, gan phải hoạt động nhiều hơn, các chất béo tích tụ cũng khiến cho gan bị tổn thương, lâu dần gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm có nhiều chất béo chuyển hóa cũng dễ gây thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh tim mạch.
Trong khi đó, các loại chất béo tốt cho gan như Omega 3 có trong các loại cá béo là thực phẩm bạn cần nên bổ sung đầy đủ.
4. Không ăn quá no
Điều này làm quá tải đường tiêu hóa của bạn và gây căng thẳng rất lớn cho gan. Ăn quá nhiều thúc đẩy chứng ợ nóng, trào ngược và đầy hơi.
4. Thảo dược kiểm soát gan nhiễm mỡ Fremo
Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, việc kết hợp sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thảo dược được cho là an toàn và lành tính, giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả hơn.
FREMO được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm khoa học & công nghệ Việt Nam, được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên rất lành tính, không chứa tác dụng phụ. Fremo giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần, hạ lipoprotein tỷ trọng thấp LDL và triglycerid hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Đây là chương trình hiếm sản phẩm nào trên thị trường thực hiện, bảo chứng cho sự tự tin tuyệt đối về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Chi tiết liên hệ 1800 1591.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY