Chế độ ăn uống là một trong những nguồn căn bản hình thành nên mỡ máu. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng rất phổ biến, được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, đối với người bị mỡ máu thì sữa chua có phù hợp hay không? Chọn loại nào và cách ăn thế nào là phù hợp? Câu trả lời đầy đủ sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Khi nào bạn bị máu nhiễm mỡ?
Rối loạn mỡ máu là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay
Mỡ máu (hay còn gọi là rối loạn lipid máu) có thành phần chính là cholesterol. Trong thực tế, cholesterol có vai trò rất quan trọng với sự phát triển khỏe mạnh của cơ thể. Bạn chỉ gặp vấn đề khi có sự rối loạn giữa các loại cholesterol. Có hai loại cholesterol chính là cholesterol tốt – HDL cholesterol và cholesterola xấu – LDL cholesterol. Khi nồng độ mỡ xấu LDL tăng và mỡ tốt HDL giảm, vượt quá tiêu chuẩn bình thường, thì bạn đã mắc chứng máu nhiễm mỡ.
Một chỉ số phân tích khác là chỉ số triglyceride, hay còn gọi là chất béo trung tính. Chất béo này đóng vai trò cung cấp năng lượng và chất béo quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chỉ số Triglyceride cũng là một yếu tố quan trọng trong xét nghiệm mỡ máu. Triglyceride với số lượng lớn đọng lại thành động mạch, gây ra xơ vữa động mạch, hoặc các bệnh tim mạch nặng hơn như: tai biến, nhồi máu cơ tim…
☛ Chi tiết đọc tại bài viết: Mỡ máu là gì, có nguy hiểm không?
Máu nhiễm mỡ có nên ăn sữa chua không?
250 gram – 500 gram sữa chua mỗi ngày nên có trong thực đơn của người bệnh máu nhiễm mỡ
Câu trả lời là nên. Sử dụng 250 gram – 500 gram sữa chua mỗi ngày (tương đương khoảng 2 hộp sữa chua) là nguồn protein tốt, không chứa cholesterol. Vì vậy người bị máu nhiễm mỡ nên bổ sung sữa chua trong thực đơn của mình.
Theo nghiên cứu của Dr. Jones (thuộc Đại học McGill, Canada), những người bệnh liên quan đến bệnh mỡ máu cao, khi sử dụng sữa chua có chứa 200 mgr probiotics mỗi ngày đã giảm hơn 9% lượng cholesterol có hại LDL cholesterol, và giữ nguyên lượng cholesterol có lợi HDL cholesterol. Thú vị hơn, nếu kết hợp sữa chua cùng các loại ngũ cốc như hạt hạnh nhân, hạt óc chó hay hạt lanh, bạn vừa được tăng thêm khẩu vị ngon miệng lại có thể giúp hỗ trợ giảm mỡ xấu trong máu thêm đến 19%.
☛ Tham khảo thêm: Người bị mỡ máu nên ăn gì kiêng gì?
Lợi ích khác của sữa chua đối với sức khỏe!
Bên cạnh việc có lợi hỗ trợ giảm tình trạng mỡ máu, sữa chua còn có các lợi ích khác như:
- Bổ sung dinh dưỡng: Một hộp sữa chua thông thường có chứa 5 gram protein, hơn 200 mg canxi và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác cho sức khỏe như: vitamin A, D, B2, B12, kali và phốt pho.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Lợi ích các lợi khuẩn hoạt động trong sữa chua còn đóng vai trò cải thiện một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh. Khả năng nâng cao phản ứng hệ miễn dịch đường ruột đến từ sự kết hợp của các lợi khuẩn này cùng các vi thực vật sinh sống trong ruột và nhu động ruột một cách tự nhiên.
- Hỗ trợ giảm muối cho người cao huyết áp: Thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp. Sữa chua là nguồn cung cấp Kali rất tốt để hỗ trợ loại bỏ lượng muối dư thừa này ra khỏi cơ thể.
- Khả năng hấp thụ dinh dưỡng tốt: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ hấp thụ dinh dưỡng từ sữa chua cao gấp ba lần so với sữa tươi.
- Bổ sung canxi cho cơ thể: Sữa chua có thành phần canxi khá cao nên hỗ trợ tốt cho xương và răng khỏe, phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cơ thể đầy đủ canxi cũng giúp tăng cân chậm hơn nên giúp ổn định về vóc dáng và cân nặng (nghiên cứu của Khoa Y, đại học Tennessee, Knoxville).
Loại sữa chua nào phù hợp với người có mỡ máu?
Sữa chua ít béo (tách béo)
Đây là loại sữa chua ủ lên men thông thường nhưng thêm bước tách chất béo và sau đó sẽ được thanh trùng ở nhiệt độ phù hợp. Với sữa chua tách béo, hàm lượng chất béo tối đa chỉ là 0,2 gram, natri thấp và chỉ số PDCAAS (chỉ số về khả năng protein hấp thụ acid amin) là 0,78, vì vậy phù hợp với người có mỡ máu cao. Đặc điểm về hương vị là sữa chua ít béo sẽ bớt ngậy hơn sữa chua nguyên kem.
Sữa chua có chứa hơn 100 triệu lợi khuẩn/ gram
Lý do chọn loại sữa chua này vì đây là loại sữa chua có nhiều Probiotics với lượng vi khuẩn sống cao, đem lại lợi ích cho người bị mỡ máu như phân tích ở trên. Nên tránh các loại sữa chua được xử lý bằng nhiệt hoặc tiệt trùng sau khi bổ sung probiotics vì quá trình này sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn. Người mua có thể tham khảo thành phần trên bao bì sản phẩm để chọn đúng loại sữa chua này.
Sữa chua Hy Lạp
Protein trong sữa chua Hy Lạp cao gấp hai lần so với sữa chua thông thường
Sữa chua Hy Lạp đã được loại bỏ một phần lactose và váng sữa so với sữa chua truyền thống. Nhờ vậy lượng protein trong sữa chua Hy Lạp cao gấp hai lần so với sữa chua thông thường. Hương vị của sữa chua Hy Lạp cũng được đánh giá là hấp dẫn nhờ vị thơm và độ đặc dẻo quánh.
Sữa chua làm theo phương pháp sữa chua Hy Lạp sẽ có thành phần dinh dưỡng so sánh so với sữa chua thường như sau:
- Calo: 100
- Đường: 5,5gram
- Lipid: 0,7gram
Sữa chua thường:
- Calo: 104
- Đường: 7,9gram
- Lipid: 5,5gram
Như vậy sữa chua Hy Lạp có thành phần dinh dưỡng phù hợp với người có máu nhiễm mỡ hơn bởi lượng chất béo thấp hơn gần 5 lần và lượng đường dưới mức 2,4gram so với sữa chua truyền thống.
Sữa chua làm từ thực vật
Sữa chua đậu nành
Sữa chua được lên men từ đậu nành, hạt điều, dừa, gạo, hạnh nhân, yến mạch… cũng được ưa chuộng nhờ nguồn gốc thực vật khiến loại sữa chua này không có cholesterol, không có lactose và các chất béo chuyển hóa. Do đó sữa chua này cũng phù hợp với những người không dung nạp lactose và người ăn kiêng.
- Sữa chua làm từ đậu nành: Đậu nành đặc biệt tốt cho tim mạch vì cung cấp protein tương tự với protein động vật và là loại giàu protein nhất (8gram/ khẩu phần ăn) nên dễ làm sữa chua nhờ độ sánh đặc cao. Đậu nành được làm thành sữa chua bổ sung thêm các dưỡng chất như vitamin A, E, D, B2, B12, sắt và kẽm… và các lợi khuẩn khác. Qua đó, vừa cải thiện hệ tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng vừa hỗ trợ ngừa và cải thiện hiệu quả trình trạng máu nhiễm mỡ.
- Sữa chua làm từ gạo: Hàm lượng protein thấp (1gram/ khẩu phần ăn) và giàu năng lượng cung cấp cho bữa sáng. Bù lại, sữa chua gạo bổ sung tốt canxi bằng với sữa bò.
Sữa chua từ yến mạch: hàm lượng protein cao chỉ sau sữa chua đậu nành (4gram/ khẩu phần ăn). - Sữa chua từ hạt điều: Vị béo ngậy, thơm ngon, dễ ăn, giàu protein và magie.
- Sữa chua làm từ hạnh nhân, dừa: Hàm lượng đạm bằng sữa gạo với vị ngon đặc trưng là vị béo ngậy, thanh mát.
- Sữa chua thực vật hỗn hợp: Có thể trộn hỗn hợp các loại sữa trên rồi làm sữa chua để ra thành phẩm yêu thích.
Bên cạnh những lợi ích mà sữa chua thực vật đem lại, các loại sữa này không có hàm lượng canxi cao như sữa bò tươi nên bạn có thể chọn các loại sữa chua có bổ sung thêm canxi hoặc bổ sung canxi từ các thực phẩm khác.
Sữa chua hữu cơ
Là loại sữa chua có nguồn gốc từ những chú bò không bị biến đổi gene (GMO), không có thuốc kháng sinh, hooc mon tăng trưởng trong cơ thể bò.
Chưa có cơ sở chắc chắn để khẳng định sữa chua hữu cơ có thành phần dinh dưỡng tốt hơn sữa chua truyền thống, nhưng đây cũng là xu hướng được người tiêu dùng quan tâm gần đây.
Trong các loại sữa chua, sữa chua làm từ đường lactose không được khuyến khích với những người không hấp thụ được lactose và có thể gây vấn đề tiêu hóa nếu dùng quá nhiều. (Theo thực đơn gợi ý của Viện Dinh dưỡng Quốc gia với người bị rối loạn lipid máu)
Ăn sữa chua như thế nào thì tốt cho người bị mỡ máu?
Ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp phát huy tối đa lợi ích mà sữa chua đem lại cho sức khỏe của người bị mỡ máu và loại bỏ các nguy cơ gây hại từ sữa chua. Do đó có thể tham khảo các lưu ý sau:
- Tránh ăn sữa chua khi đang đói: Sữa chua có chứa men tiêu hóa latic, men này sẽ sinh trưởng tốt nhất ở điều kiện pH dạ dày là 4 – 5. Trong khi lúc đói thì pH trong dạ dày là dưới 2. Do đó, thời gian ăn sữa chua thích hợp nhất là 1-2h sau khi ăn no.
- Không nên ăn sữa chua trong thời gian dùng kháng sinh: Nguyên nhân là bởi trong quá trình sử dụng thuốc, các men lợi khuẩn axit lactic sẽ bị tấn công và tiêu diệt. Do đó việc bổ sung các dưỡng chất và lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên được thực hiện sau đợt sử dụng kháng sinh. Với các thuốc tây thông thường cũng nên ăn sữa chua sau 2-3h uống thuốc.
- Ăn sữa chua ở nhiệt độ thường chứ không nên đun nóng: Việc đun sữa chua ở nhiệt độ cao sẽ khiến làm mất tác dụng của sữa chua cũng như vị ngon của chúng. Thay vào đó, khi lấy ra khỏi tủ lạnh, bạn có thể làm giảm độ lạnh của sữa chua bằng cách để bên ngoài 15 phút trước khi ăn hoặc đặt trong một tô nước ấm hơn 60 độ C.
- Không nên ăn chung với sữa chua với các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ như các món chiên rán: xúc xích, lạp sườn…
Giải pháp hạ mỡ máu từ Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam Fremo

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp làm sạch mạch máu lành tính, an toàn thì Fremo là sự lựa chọn hoàn hảo. Đây là sản phẩm của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam, ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.
Nhờ sự phối hợp tinh tế giữa nhiều thảo dược có hoạt tính sinh học cao, Fremo đã cho ra kết quả đáng kinh ngạc: giảm cholesterol 41,37%, triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc làm sạch mạch máu, ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
Không chỉ vậy, Fremo còn làm giảm cholesterol, triglycerid, LDL và tăng HDL thông qua việc ức chế quá trình sinh tổng hợp và tăng thải trừ lipid. Cơ chế này đã giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn đến mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, tăng huyết áp, đột quỵ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Lời kết
Sử dụng sữa chua cho người bị máu nhiễm mỡ với những lưu ý trên không quá cầu kỳ để duy trì hàng ngày với số lượng vừa phải (200-500gram). Có nhiều lựa chọn loại sữa chua từ sữa chua truyền thống đến sữa chua thuần chay để bạn có thể thay đổi khẩu vị, ăn ngon hơn và đầy đủ dinh dưỡng hơn. Tiêu chí quan trọng khi chọn sữa chua cho người bị mỡ máu là hàm lượng chất béo thấp và ít cholesterol. Bên cạnh chế độ ăn uống phù hợp, bạn nên kiểm tra thường xuyên để sàng lọc và điều trị mỡ máu kịp thời để tránh được các biến chứng không mong muốn.
Tham khảo thêm tại: https://www.healthline.com/health/food-nutrition/yogurt-and-cholesterol