Máu nhiễm mỡ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi, người béo phì. Vậy liệu người gầy có bị máu nhiễm mỡ không? Nếu có thì điều trị bằng cách nào?
Mục lục
Máu nhiễm mỡ là gì? nhận biết bằng cách nào?
Máu nhiễm mỡ (hay còn gọi là rối loạn mỡ máu hay mỡ máu cao, tăng cholesterol máu). Mỡ máu bao gồm 2 loại chính là cholesterol (bao gồm cholesterol tốt – HDL cholesterol, cholesterol xấu – LDL cholesterol, cholesterolt toàn phần) và triglyceride.
Bệnh nhân được chẩn đoán là mỡ máu cao khi:
- Cholesterol toàn phần > 5,2 mmol/L.
- LDL-cholesterol > 3,4 mmol/L
- Triglyceride > 2,3 mmol/L
- HDL-cholesterol < 0,9 mmol/L
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến lượng mỡ trong máu, nhất là người cao tuổi. Lượng cholesterol xấu càng cao càng tạo các mảng bám gây xơ vữa động mạch, hạn chế lưu thông máu, gây tắc mạch vành và nguy cơ đột quỵ.
Bệnh mỡ máu cao không có biểu hiện cụ thể, các triệu chứng của mỡ máu cao chỉ gián tiếp thông qua các biểu hiện của biến chứng do mỡ máu cao diễn tiến âm thầm gây ra. Muốn biết được bạn có bị mỡ máu cao hay không chỉ có thể nhờ vào xét nghiệm máu. Chúng có thể là:
Huyết áp không ổn định
Khảo sát ở nhiều bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu, họ thường cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa, chỉ số huyết áp không ổn định (đối với một người trưởng thành, huyết áp tâm thu khoảng 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg được coi là huyết áp bình thường, duy trì trong khoảng đó thì được coi là ổn định bình thường). Bởi vậy khi bạn nhận thấy huyết áp của mình thay đổi thất thường thì cần tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị phù hợp kịp thời.
Chân đau, tê bì và lạnh
Mỡ máu cao, hay lượng cholesterol xấu tăng cao, bám vào thành mạch gây hẹp và tắc nghẽn mạch, khiến cho lượng máu di chuyển đến chân chậm, chân bị tê bì, sưng tấy, đau nhức các khớp. Không những vậy, thiếu máu dẫn đến chân và bàn chân dễ bị lạnh hơn. Do thiếu máu mà chân và bàn chân cũng thường có cảm giác lạnh hơn. Bởi vậy, khi nhận thấy chân của mình xuất hiện những triệu chứng này, bạn cần sớm tới các cơ sở y tế uy tín để làm kiểm tra sức khỏe xem liệu nguyên nhân có đến từ rối loạn mỡ máu không hay một bệnh lý xương khớp nào khác.
Mệt mỏi, suy nhược cơ thể
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng mỡ máu cao gây ảnh hưởng đối với khả năng oxy hóa tuần hoàn máu não, từ đó xuất hiện các tình trạng mệt mỏi kéo dài, uể oải, mất tập trung.
Suy giảm thị lực
Người bị máu nhiễm mỡ có thể xuất hiện tình trạng suy giảm thị lực: vàng mắt, mờ mắt, khả năng quan sát kém, tầm nhìn hạn chế.
Đau ngực
Thực tế cho thấy, có rất nhiều người nhìn bên ngoài thì có sức khỏe bình thường, tuy nhiên, chỉ một cơn đau ngực đã dẫn tới tử vong. Nguyên nhân sâu xa có thể đến từ rối loạn mỡ máu. Những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ xảy ra không thường xuyên, trong thời gian ngắn và sẽ tự mất mà không cần điều trị.
Nếu thấy những triệu chứng này tái diễn bất kể khi nào hoặc khi bạn cảm thấy khó chịu vùng ngực, có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt kéo dài từ vài phút cho tới vài chục phút cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Đột quỵ
Ở những người bị rối loạn mỡ máu, thường có chỉ số triglyceride cao hơn mức an toàn, khi đó các mảng xơ vữa động mạch làm cản trở việc lưu thông máu, làm cho não bị thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang bị mỡ máu cao
Ai là người có nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ?
- Di truyền (mỡ máu cao hỗn hợp): Những người trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh mỡ máu cao thì có nguy cơ di truyền. Biểu hiện lâm sàng: béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái tháo đường tuýp 2, tăng axit uric máu.
- Di truyền theo gen lặn (mỡ máu cao tiên phát). Biểu hiện lâm sàng: người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.
- Người có lối sống không lành mạnh, dùng nhiều bia rượu, thường xuyên tiêu thụ thức ăn giàu chất béo bão hòa.
- Người mắc bệnh đái tháo đường: thường tăng triglyceride máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm. Khi kiểm soát tốt glucose máu thì triglyceride sẽ giảm sau vài tuần.
- Người mắc hội chứng Hội chứng Cushing: có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường.
- Phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG do tăng tổng hợp VLDL. Trong giai đoạn thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần, tuy nhiên nó sẽ trở lại mức bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.
- Người nghiện rượu: Rượu là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến nồng độ mỡ máu, đặc biệt là triglyceride. Bởi vậy, những người nghiện rượu có nguy cơ bị mỡ máu cao.
- Người mắc bệnh thận: trong hội chứng thận hư, tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu. TG tăng do albumin máu giảm nên acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm, acid béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các lipoprotein này bị giảm.
☛ Tham khảo thêm tại: Xét nghiệm mỡ máu là gì? Ý nghĩa các chỉ số mỡ máu
Người gầy có bị máu nhiễm mỡ không?
Hiểu đơn giản, bệnh máu nhiễm mỡ xảy ra khi có sự rối loạn, mất cân bằng cholesterol – cholesterol xấu tăng lên còn cholesterol tốt giảm đi. Thực tế, bệnh này không phụ thuộc khá nhiều vào trọng lượng cơ thể. Mỡ là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong máu. Tuy nhiên, nếu hàm lượng này vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn đến tình trạng rối loại lipid máu.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tăng cholesterol “xấu” gây bệnh mỡ máu là: ăn nhiều chất béo xấu, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, lười vận động, tiền sử gia đình có người mắc bệnh máu nhiễm mỡ,…
Vì vậy, bệnh mỡ máu không phân biệt người gầy hay mập, nếu người gầy có chế độ ăn uống và sinh hoạt làm tăng cholesterol xấu thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Những người béo phì sẽ có nguy cơ nhiễm mỡ máu cao hơn so với người có cân nặng tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, máu nhiễm mỡ còn do biến chứng của các bệnh, như: đái tháo đường, hội chứng thận hư, tăng urê máu, suy tuyến giáp, bệnh gan, nghiện rượu, uống thuốc tránh thai, một số thuốc tim, nhóm thuốc lợi tiểu. Những người gầy mắc các tình trạng bệnh lý này cũng có khả năng bị máu nhiễm mỡ.
Đặc biệt, những người ở độ tuổi từ 40 tuổi trở lên đối với nam và trên 50 tuổi đối với nữ đều dễ mắc chứng bệnh này.
Ở người gầy thường thiếu một số chất cần thiết giúp thanh lọc mỡ. Điều này khiến cơ thể không thể giải phóng mỡ thừa. Lượng mỡ thừa đó tích tụ trong máu lâu ngày cũng khiến cho mỡ máu tăng.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị gầy bị máu nhiễm mỡ
Các chuyên gia y tế cho rằng việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa mỡ máu cao, kiểm soát mỡ trong máu và ngăn ngừa biến chứng do máu nhiễm mỡ gây ra.
Đối với người gầy bị mỡ máu cao, bạn không cần giảm cân nhưng chế độ ăn uống vẫn cần hạn chế các chất béo độc hại, loại bỏ các thói quen xấu và tăng cường luyện tập thể thao. Cụ thể:
Chế độ ăn uống khỏe mạnh, hợp lý
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể và bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt, khi bạn đang gặp rắc rối với sức khỏe của mình, cụ thể là bệnh lý máu nhiễm mỡ thì việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng của mình là vô cùng cần thiết. Một vài lưu ý về chế độ ăn uống cho người gầy bị máu nhiễm mỡ như sau:
Kiểm soát lượng cholesterol tiêu thụ
Để kiểm soát tốt mỡ máu cao, bạn cần kiểm soát được lượng cholesterol tiêu thụ, nhờ vào việc chú ý đến thực phẩm bạn ăn. Bằng cách:
- Giảm lượng tiêu thụ thịt đỏ,
- Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa các chất béo bão hoà và các chất béo chuyển hoá, bởi chúng khiến lượng LDL-c tăng nhiều hơn.
- Lên thực đơn bao gồm các thực phẩm tươi chứa nhiều chất béo và đạm có nguồn gốc thực vật và chứa nhiều chất xơ.
Kiểm soát lượng chất béo tiêu thụ
Mức độ hấp thu chất béo cho phép ở ngưỡng 25 – 35% trong tổng calo một ngày của bạn.
- Chất béo chưa bão hòa đơn và chất béo chưa bão hòa đa có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu. Bạn nên lựa chọn bổ sung nhiều hơn những thực phẩm lành manh có chứa hai loại chất béo này để giảm nguy cơ tụt huyết áp não và ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
- Các loại thực phẩm giàu chất béo tốt: cá (cá hồi, cá thu, cá trích), quả bơ, quả hạch (hạt óc chó, hat phỉ), các loại đậu (đậu nành, đậu trắng, đậu tây), dầu thực vật (dầu oliu, dầu lạc, dầu vừng,…)
- Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm tăng lượng cholesterol xấu, góp phần tạo ra các mảng xơ vữa động mạch.
- Giảm tiêu thụ những món ăn chiên rán, được xử lý qua nhiều công đoạn.
- Giới hạn lượng cholesterol tiêu thụ từ thực phẩm ở mức 300mg/ ngày. Nếu lượng cholesterol nội sinh của bạn cao, hãy giảm xuống còn 200 mg/ ngày.
Hấp thụ ít nhất 25 đến 30 gam chất xơ mỗi ngày
Chất xơ không chỉ là dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, nó còn có khả năng liên kết các phần tử LDL-c, kéo chúng theo đường bài tiết và thải ra ngoài cơ thể. Từ đó, ngăn ngừa thấm, lắng đọng ở thành động mạch, giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch.
Bổ sung chất xơ từ: yến mạch, đậu, đậu Hà Lan, cà rốt, quả hạch, quả táo, các loại quả họ cam, quýt,…
Ăn nhiều cacbohydrat phức tạp
Carbs là dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho cơ thể, được tạo thành từ chất xơ, tinh bột và đường.
Có carb đơn giản và carb phức hợp:
- Carbs đơn giản là đường, chúng không tốt đối với sức khỏe. Phổ biến trong đường thô, đường nâu, các loại siro chứa hàm lượng fructose cao, bánh ngọt, nước trái cây cô đặc,…
- Carbs phức hợp chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn carbs đơn giản. Chúng giàu chất xơ và tiêu hóa chậm hơn. Chất xơ đặc biệt quan trọng bởi chúng hỗ trợ khả năng tiêu hóa và kiểm soát cholesterol. Chúng có trong: ngũ cốc nguyên hạt (quinoa, kiều mạch), trái cây tươi giàu chất xơ (táo, chuối, quả mọng), rau xanh (bông cải xanh, rau cải, rau bina, cà rốt), các loại đậu,…
Thường xuyên duy trì tập thể dục
Lối sống ít vận động, lười tập thể dục là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên tác động trực tiếp và làm tăng lượng cholesterol tốt HDL-c, kiểm soát và làm giảm lượng cholesterol xấu LDL-c.
Một người trưởng thành, tập các động tác aerobic với cường độ khoảng 150 phút/tuần giúp duy trì cân nặng.
Đơn giản nhất bạn có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ khoảng 30 phút mỗi ngày. Nếu không thể dành thời gian để tới những không gian tập luyện, bạn có thể lựa chọn đi thang bộ thay vì thang máy, đi bộ hoặc đi xe đạp với quãng đường không quá dài,…
Loại bỏ các thói quen có hại
- Tiêu thụ rượu, bia, đồ uống có cồn ở mức thấp nhất. Nhiều nghiên cứu khoa học mới nhất đã chỉ ra rằng không có bất kỳ mức định lượng an toàn nào cho việc uống rượu.
- Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến lá phổi của bạn, nó còn hình thành nên những mảng xơ vữa trên thành mạch, làm nặng thêm tình trạng rối loạn mỡ máu, kéo theo các nguy cơ mắc các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường,…
- Hạn chế áp lực, căng thẳng quá mức.
Bổ sung thảo dược giúp ổn định mỡ máu
Các chuyên gia khuyên dùng Fremo khi bị mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch vì:
– Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
– Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
– Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn