Việc nắm được các nguyên nhân gây cholesterol cao sẽ phần nào giúp bạn phòng tránh được tình trạng này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Mục lục
Hiểu về cholesterol
Cholesterol là một chất béo sterols, nó được sản xuất bởi gan và được tìm thấy một phần trong các loại thực phẩm. Cholesterol được vận chuyển trong máu bởi các protein. Khi cả hai kết hợp với nhau, chúng được gọi là lipoprotein. Có hai loại lipoprotein chính:
- Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C) mang cholesterol ra khỏi tế bào và trở lại gan . Từ đó, nó sẽ bị phân hủy hoặc thải ra khỏi cơ thể dưới dạng chất thải. Vì lý do này, HDL được gọi là “cholesterol tốt”.
- Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C) mang cholesterol đến các tế bào cần nó. Nếu có quá nhiều LDL-C, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, dẫn đến bệnh động mạch . Vì lý do này, LDL thường được gọi là “cholesterol xấu”.
Lượng cholesterol trong cơ thể được đo bằng xét nghiệm máu. Đây cũng là cách duy nhất để biết chính xác mức độ cholesterol trong cơ thể bạn.
☛ Chi tiết: Chi tiết mọi điều cần biết về Cholesterol

Thế nào là cholesterol cao?
Theo khuyến nghị của Tổ chức tim mạch, mức cholesterol được khuyến nghị theo độ tuổi và giới tính như sau:
Nam giới >20 tuổi:
- Cholesterol toàn phần: 125 đến 200mg/dL
- LDL-C: <100mg/dL
- HDL-C: 40mg/dL hoặc cao hơn
Nữ giới >20 tuổi:
- Cholesterol toàn phần: 125 đến 200mg/dL
- LDL-C: < 100mg/dL
- HDL-C: 50mg/dL hoặc cao hơn.
Với trẻ em từ 2-19 tuổi, mức cholesterol theo khuyến nghị của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ là:
– Cholesterol toàn phần:
- Chấp nhận: <170 mg/dL
- Giới hạn: 170-199 mg/dL
– Cholesterol LDL:
- Chấp nhận: <110 mg/dL
- Giới hạn: 110-129 mg/dL
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, với trẻ em mức cholesterol này còn phụ thuộc cụ thể vào độ tuổi và chế độ ăn uống của từng trẻ. Vì thế, để đánh giá xem có đúng con bạn bị cholesterol cao hay không, cần có sự tư vấn trực tiếp và cụ thể từ bác sĩ.
☛ Đọc thêm: Xét nghiệm Cholesterol – ý nghĩa các chỉ số!
Nguyên nhân cholesterol cao
Ăn nhiều chất béo bão hòa
Chất béo là một phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Nó cung cấp các các axit béo thiết yếu mà cơ thể không thể tự tạo ra và giúp hấp thu một số loại vitamin tan trong dầu, như vitamin A, D và E. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, có thể khiến mức cholesterol của bạn tăng lên.
Chất béo bão hòa xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm, chủ yếu là các thực phẩm có nguồn động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, các sản phẩm từ sữa nguyên béo, trứng và các loại dầu dừa, dầu cọ.

Chế độ ăn nhiều đường
Một chế độ ăn quá nhiều đường cũng là “thủ phạm” gây cholesterol cao.
Từ cà phê nhiều đường mỗi sáng đến một ly trà sữa giữa giờ hay một chiếc bánh ngọt và buổi tối,… theo thời gian chúng đều có thể làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể bạn.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2010, chế độ ăn nhiều đồ ngọt sẽ khiến gan của bạn tạo ra nhiều LDL-Cholesterol và làm giảm HDL-Cholesterol. Ngoài ra, một người ăn chế độ ăn nhiều đường có nguy cơ bị HDL-C thấp hơn mức khuyến nghị tới 3 lần so với những người khác.
Uống nhiều rượu
Cùng với việc xử lý cholesterol, gan của bạn cũng đảm nhận trọng trách “phân hủy” rượu. Vì vậy, khi bạn uống rượu quá nhiều, gan sẽ mất nhiều thời gian hơn để xử lý rượu, từ đó làm ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong cơ thể.
Người ta cũng nhận thấy rằng, những người đàn ông uống rượu nhiều (trên 4,5 ly một lúc) có mức cholesterol xấu cao hơn so với những người không uống rượu.

Béo phì
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), thừa cân có thể làm tăng nguy cơ bị cholesterol cao.
Nguyên nhân của điều này là do thừa cân, béo phì sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và quản lý lipoprotein, bao gồm cả triglyceride – một chất béo khác mà cơ thể cần. Cụ thể, thừa cân có thể làm mất cân bằng sterol, khiến cơ thể tạo ra nhiều LDL-C hơn và giảm sản xuất HDL-C.
Thời kỳ mãn kinh
Ở phái nữ, estrogen là một trong những hormone quan trọng nhất. Nó có nhiều vai trò với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý. Trong đó, phải kể đến sự ảnh hưởng của hormone này đến mức cholesterol trong cơ thể.
Khi nồng độ estrogen ở mức đủ, nó sẽ tác động lên gan làm giảm tổng lượng cholesterol trong cơ thể, tăng lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm lượng cholesterol xấu (LDL). Bước vào thời kì mãn kinh, estrogen trong cơ thể phụ nữ suy giảm mạnh, khiến họ không còn được hưởng lợi ích này từ estrogen nữa. Nghiên cứu cho thấy rằng mức LDL và tổng mức cholesterol thường có xu hướng tăng xung quanh và sau thời kì mãn kinh.
Tệ hơn nữa, phụ nữ thường tăng trung bình từ 8 đến 10 cân sau khi mãn kinh, điều này càng làm tăng nguy cơ cholesterol cao.
Vấn đề về tuyến giáp
Cơ thể phụ nữ sử dụng các hormone tuyến giáp để loại bỏ cholesterol dư thừa, giúp gan xử lý máu. Vì vậy, khi tuyến giáp kém hoạt động hoặc suy giáp, mức hormone tiết ra sẽ không đủ, làm gan xử lý máu chậm hơn, từ đó làm cho mức cholesterol toàn phần và LDL-C của bạn tăng lên.
Không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol, tình trạng tuyến giáp kém hoạt động còn làm ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể bạn, bao gồm cả tim mạch.
Thuốc men
Một số loại thuốc điều trị gồm: thuốc tránh thai, retinoid, corticosteroid, thuốc kháng vi-rút, thuốc huyết áp, thuốc lợi tiểu và thuốc chống co giật,… cũng có thể ảnh hưởng tới mức cholesterol trong cơ thể bạn.
Di truyền
Nếu bạn có bố, mẹ hoặc ông bà có tình trạng cholesterol cao thì bạn cũng có nguy cơ bị cholesterol cao và có thể cao hơn nhiều so với những người khác, ngay cả khi bạn sống lành mạnh. Tình trạng này được gọi là tăng cholesterol máu có tính gia đình (FH).
Không giống với tăng cholesterol thông thường, FH là một bệnh di truyền đột biến gen gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải cholesterol xấu (LDL-C) ra khỏi huyết tương. Nếu không được điều trị, FH có thể dẫn đến bệnh tim khi còn rất trẻ.

Thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sử dụng cholesterol để giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển. Đó là lý do tại sao mức cholesterol của họ có thể tăng lên đến 50% trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Ngoài ra, chúng có thể tăng cao trong khoảng một tháng sau khi sinh.
Mức tăng đột biến tạm thời này thường không gây hại cho mẹ hoặc con.
Căng thẳng
Căng thẳng kéo dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, bao gồm cả cholesterol cao.
Người ta đã nhận thấy rằng, căng thẳng làm tăng nguy cơ bị cholesterol xấu cao và làm giảm mức cholesterol tốt. Đó là vì các hormone căng thẳng (cortisol và adrenaline) kích hoạt những thay đổi dẫn đến lượng đường trong máu cao và làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Theo thời gian, điều này có thể khiến gan của bạn sản xuất ra nhiều cholesterol và chất béo hơn.

Hút thuốc
Hút thuốc gây ra rất nhiều vấn đề với sức khỏe, một trong số đó là làm tăng mức cholesterol trong cơ thể bạn. Tác động được ghi nhận rõ ràng nhất đó là hút thuốc làm tăng nồng độ LDL-C và làm giảm HDL-C. Ngoài ra, khói thuốc cũng làm tăng một loại chất béo được gọi là chất béo trung tính ở trong máu.
Điều này xảy ra là do hút thuốc làm ảnh hưởng đến cách cholesterol được vận chuyển trong máu. Ngoài ra, hút thuốc cũng tạo ra một môi trường trong máu dẫn đến sự phá hủy cholesterol, làm cho LDL-C trở nên độc hại hơn đối với các mạch máu, làm tăng sự lắng đọng các mảng bám trong động mạch và làm tăng tình trạng viêm nhiễm trong mạch.
Lối sống ít vận động
Một lối sống ít vận động có thể khiến chất béo tích tụ trong động mạch của bạn nhiều hơn, từ đó dẫn đến tình trạng cholesterol cao.
Cholesterol cao gây nguy hại gì?
Nếu bạn bị cholesterol cao mà không điều trị, nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm với sức khỏe.
Bệnh tim mạch vành
Nguy cơ chính do cholesterol cao là bệnh tim mạch vành, biến chứng có thể dẫn đến tử vong do nhồi máu cơ tim.
Nếu mức cholesterol của bạn quá cao, nó có thể tích tụ trong thành động mạch, gọi là các mảng bám, làm các động mạch bị thu hẹp lại và làm chậm lưu lượng máu cũng như oxy đến cơ tim, gây ra bệnh tim mạch vành. Sự giảm lưu lượng máu này có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim.
Đôi khi, các mảng bám cũng có thể bị vỡ ra và trôi đến các mạch máu nhỏ hơn, gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch máu ở đó. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau tim.

Đột quỵ
Tương tự như một cơn đau tim, đột quỵ xảy ra khi cục máu đông chặn dòng máu đến não của bạn. Các mảng cholesterol không chỉ lót các mạch máu trong và xung quanh tim mà còn có thể thu hẹp một số động mạch dẫn đến não. Nếu một mạch dẫn máu lên não bị tắc nghẽn hoàn toàn, bạn có thể bị đột quỵ.
Bệnh mạch máu ngoại vi
Ngoài tim và não, mảng bám cholesterol có thể gây ra các triệu chứng ở các khu vực khác, tình trạng này gọi là bệnh mạch máu ngoại vi. Trong đó chân và bàn chân là nơi ảnh hưởng phổ biến nhất.
Các triệu chứng của bệnh mạch máu ngoại vi là:
- Chuột rút đau đớn ở một hoặc cả hai cơ hông, đùi, bắp chân sau một số hoạt động nhất định, như đi bộ, leo cầu thang.
- Tê hoặc yếu chân.
- Cảm giác lạnh ở cẳng chân hoặc bàn chân, đặc biệt là khi so sánh với bên còn lại.
- Có vết loét trên ngón chân, bàn chân hoặc cẳng chân mà lâu lành.
- Không có mạch hoặc mạch yếu ở chân, bàn chân.
- Đau khi sử dụng cánh tay, chẳng hạn như đau và chuột rút khi đan len, viết hoặc làm các công việc thủ công khác.
- .v.v.

Huyết áp cao
Cholesterol cao có thể kích hoạt tình trạng viêm và giải phóng một số hormone khiến mạch máu thắt lại hoặc co thắt, từ đó làm tăng huyết áp. Các bác sĩ gọi đây là “rối loạn chức năng nội mô”.
Rối loạn cương dương
Không chỉ thu hẹp mạch máu ở tim, não, chân, cholesterol cao dường như còn gây ra sự thu hẹp các mạch máu nhỏ ở dương vật. Kết quả là lưu lượng máu tới dương vật cũng bị cản trở và trở nên ít hơn, gây ra tình trạng rối loạn cương dương. Rối loạn cương dương là khi một người đàn ông không thể đạt được hoặc duy trì được sự cương cứng trong khi quan hệ tình dục.
Cách phòng tránh cholesterol cao
Như ta đã thấy ở trên, các nguyên nhân gây cholesterol cao bao gồm những nguyên nhân có thể thay đổi được và những nguyên nhân không thay đổi được. Trong đó, những nguyên nhân có thể thay đổi được là:
- Nguyên nhân lối sống: chế độ ăn uống, vận động, thói quen
- Tình trạng căng thẳng, stress
- Thuốc men
Chỉ cần thay đổi những nguyên nhân này, bạn có thể phần nào phòng tránh được tình trạng cholesterol cao. Cụ thể như sau:
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, đường và muối. Thay vào đó hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và ăn đa dạng các loại thực phẩm từ 5 nhóm thực phẩm chính.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên và tăng cường vận động
- Bỏ thuốc lá nếu bạn đang hút.
- Giảm cân nếu bạn đang thừa cân, béo phí.
- Uống rượu có chừng mực.
☛ Chi tiết: Cholesterol cao nguy hiểm không? Cách phòng ngừa cholesterol cao
FREMO – Hỗ trợ giảm cholesterol hiệu quả, an toàn
Nếu bạn được chẩn đoán có mức cholesterol cao thì cũng đừng quá lo lắng, hãy tuân thủ theo chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để có thể đưa mức cholesterol về chỉ số bình thường.
Song song với đó, để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn nên dùng thêm sản phẩm FREMO – Một sản phẩm được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có tác dụng:
- Giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Điểm nổi trội của FREMO so với các sản phẩm khác trên thị trường là chứa thành phần Hibithocin chiết xuất từ đài hoa Bụp giấm. Chiết xuất này đã được chứng minh giúp thay đổi các chỉ số mỡ máu và đưa chúng về mức cân bằng. Hơn thế nữa, nó còn có tác dụng mạnh mẽ hơn nhiều lần so với chỉ sử dụng Bụp giấm thông thường. Để chiết xuất thành công hoạt chất này, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam phải mất nhiều năm nghiên cứu mới có thể thành công.
Ngoài Hibithocin, FREMO còn có thành phần là các loại thảo dược khác, gồm: Xạ đen, Giảo cổ lam, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật. Đây đều là các thành phần giúp ổn định và hạ cholesterol. Khi kết hợp với nhau, chúng sẽ phát huy tối đa hiệu quả.
Về tính an toàn, FREMO rất an toàn do có thành phần 100% từ các loại thảo dược, bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài mà không lo ảnh hưởng tới đường tiêu hóa hay gan thận.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Kết luận
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây cholesterol cao, từ thói quen ăn uống, vận động hay do một số bệnh lý. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân nào, tình trạng cholesterol cao đều gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người mắc. Chính vì thế, nếu bạn có chỉ số cholesterol vượt ngoài mức an toàn, hãy thay đổi lối sống và tuân theo các chỉ định của bác sĩ để có thể đưa các chỉ số về mức an toàn, bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Hãy gọi tới tổng đài miễn cước 1800.1591 nếu bạn còn bất kì thắc mắc nào về nguyên nhân cholesterol cao hay sản phẩm FREMO.