Xơ vữa động mạch là căn bệnh rất phổ biến với người ở độ tuổi 60 trở lên và những người có tiền sử gia đình từng mắc bệnh tim mạch. Vậy nguyên nhân gây xơ vữa động mạch là gì và làm thế nào để phòng ngừa bệnh? Bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay nhé!
Mục lục
Xơ vữa động mạch là gì?
Xơ vữa động mạch là hiện tượng động mạch trở nên cứng và dày hơn bình thường do các mảng bám chứa: cholesterol, canxi, tế bào viêm,… tích tụ trên thành mạch. Tình trạng này làm giảm lưu lượng máu vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể. Khi mảng bám bị nứt vỡ sẽ tạo ra các cục máu đông ngăn chặn máu lưu thông. Hệ quả là người bệnh gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, bệnh máu ngoại vi,…

Tùy vào loại động mạch bị xơ vữa mà bệnh có thể chia thành nhiều nhóm. Việc phân nhóm bệnh là căn cứ để các bác sĩ hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Dưới đây là một số nhóm bệnh cụ thể:
- Xơ vữa động mạch cảnh
- Xơ vữa động mạch vành
- Xơ vữa động mạch thận
- Xơ vữa động mạch ngoại biên
Nguyên nhân nào gây xơ vữa động mạch?
Hiện tại, y học vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, có nhiều tác nhân được nhận định là có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành bệnh lý này. Dưới đây là những yếu tố điển hình nhất.
Tăng lipid máu
Trong quá trình hình thành mảng xơ vữa, các tế bào bạch cầu đơn nhân trong máu tích tụ tại vị trí thành mạch bị tổn thương và chuyển thành các đại thực bào. Tại đây, chúng bắt đầu “ăn” các phân tử Cholesterol LDL (LDL-c) và trở thành các “tế bào bọt” tích đầy mỡ. Khi lượng khả năng hấp thu LDL-c bị quá tải, tế bào này bị vỡ và giải phóng cholesterol ra lòng mạch tạo nên các vạch lipid hay các mảng xơ vữa động mạch.

Tăng huyết áp
Những người có tiền sử bị cao huyết áp cũng rất dễ mắc bệnh xơ vữa động mạch. Các chuyên gia cho biết, huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành mạch. Tình trạng này kéo dài khiến thành mạch bị tổn thương và tạo điều kiện cho các mảng xơ vữa tích tụ. Xơ vữa động mạch làm cản trở dòng chảy của máu đến tim, giảm oxy của tim và gây thiếu máu cục bộ.

Ngoài ra, khi áp lực máu lên thành mạch tăng cao sẽ khiến các mảng xơ vữa dễ bị vỡ, tạo thành các cục máu đông trôi nổi trong lòng mạch. Đây là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…
Bệnh chuyển hóa
Người mắc các căn bệnh chuyển hóa như: tiểu đường, bệnh thận mạn, bệnh suy giáp,… có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch hơn người bình thường. Nguyên nhân là do các bệnh lý này làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa lipid máu, lượng cholesterol xấu LDL-c còn sót lại lắng đọng trên thành mạch và trở thành nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.

Béo phì
Thừa cân béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức ở một vùng cơ thể hay toàn thân. Người bị béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa như: mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường,…. Vì vậy, béo phì được coi là một trong số những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
Hút thuốc
Trong khói thuốc có chứa nhiều carbon monoxide. Đây là chất có khả năng làm mất tính trơn nhẵn, giảm đàn hồi và xuất hiện tổn thương. Bên cạnh đó, thuốc lá cũng làm tăng nồng độ cholesterol xấu, tăng triglyceride và giảm cholesterol tốt. Dựa trên điều kiện này, Cholesterol xấu và triglyeceride kết hợp cùng những thành phần khác bắt đầu tích tụ hình thành nên các mảng xơ vữa động mạch

Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân trên, bạn còn có nguy cơ cao mắc xơ vữa động mạch do những nguyên nhân dưới đây:
- Lười vận động: Khiến bạn dễ bị thừa cân, béo phì. Đây là tác nhân điển hình dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Stress: Căng thẳng thần kinh lâu ngày sẽ làm tăng các yếu tố gây viêm tích tụ tại tổn thương trong mạch máu và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường gặp các vấn đề về chuyển hóa lipid khiến chất béo tăng lắng đọng trong mạch máu và các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, khả năng đàn hồi của thành mạch cũng giảm dần ở người cao tuổi nên thành mạch trở nên xơ cứng hơn.
- Di truyền: Những người có người thân mắc bệnh tim mạch thì nguy cơ bị xơ vữa động mạch cũng cao hơn người bình thường.
- Chế độ ăn quá nhiều mỡ nội tạng động thực vật: Điều này khiến cholesterol máu tăng nhanh và hình thành nên các mảng lipid ứ đọng trên thành mạch.

Đối tượng có nguy cơ bị xơ vữa động mạch
Dựa trên những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch có thể xác định một số đối tượng dễ mắc phải căn bệnh này. Cụ thể là:
- Người cao tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi
- Người có tiền sử gia đình từng có người bị bệnh về tim, xơ vữa động mạch
- Người ít vận động
- Người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường
- Người bị nghiện thuốc lá, hút 40 điếu/ngày
- Người bị béo phì
- Người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ
Xác định bệnh xơ vữa động mạch bằng cách nào?
Để phán đoán xem bạn có đang bị xơ vữa động mạch hay không, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng (dấu hiệu bên ngoài) của bạn và chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất.
Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân mắc xơ vữa động mạch sẽ có biểu hiện khác nhau tùy theo động mạch có mảng xơ vữa. Bạn có thể dựa vào những triệu chứng này để phán đoán mình có đang mắc phải căn bệnh này hay không.
Triệu chứng xơ vữa động mạch vành
Động mạch vành chịu trách nhiệm dẫn máu vào tim. Vì vậy, mảng xơ vữa tích tụ ở lòng mạch này có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng như:
- Đau thắt ngực
- Khó thở
- Đổ mồ hôi
- Buồn nôn
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Đánh trống ngực liên tục.

Triệu chứng xơ vữa động mạch cảnh
Đây là động mạch cung cấp máu lên não. Khi xơ vữa động mạch làm hẹp các động mạch não, bạn có thể gặp các triệu chứng như:
- Tê bì hoặc mất lực ở: lưỡi, má, mặt, cằm, tay, chân
- Gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc nuốt
- Mất hoặc giảm thị lực ở một mắt hoặc hai mắt
- Chóng mặt, đau đầu dữ dội
- Mất thăng bằng, đi lại khó khăn
Triệu chứng xơ vữa động mạch ngoại biên
Động mạch ngoại biên chịu trách nhiệm dẫn máu tới các chi tay và chân. Vì vậy, khi các mảng xơ vữa khiến động mạch này bị hẹp sẽ dẫn đến các triệu chứng:
- Đau chuột rút ở cơ chân, đặc biệt là khi vận động.
- Ngón chân và bàn chân lạnh, da nhợt nhạt và xanh xao.

Triệu chứng xơ vữa động mạch thận
Đây là tình trạng xơ vữa động mạch vận chuyển máu đến thận. Khi mảng xơ vữa làm hẹp các động mạch thận, bạn sẽ bị các triệu chứng sau:
- Ăn không ngon, mất ngủ, uể oải
- Phù tay, chân
- Tiểu máu
Xét nghiệm cận lâm sàng
Xét nghiệm cận lâm sàng là phương pháp chính xác để chẩn đoán xơ vữa động mạch. Tùy thuộc vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm khác nhau.

Một số xét nghiệm thường được áp dụng như:
- Xét nghiệm máu, kiểm tra hàm lượng cholesterol
- Đo chỉ số cánh tay, mắt cá chân để kiểm tra tắc nghẽn động mạch ngoại biên.
- Chụp X-quang hoặc cắt lớp vi tính để quan sát tình trạng động mạch.
- Chụp mạch tim để kiểm tra động mạch vành
- Tiến hành điện tâm đồ nếu nghi ngờ mắc bệnh động mạch vành ảnh hưởng tới tim
- Kiểm tra nhịp tim, huyết áp và hơi thở khi thử vận động nhẹ.
- Siêu âm Doppler: Sử dụng sóng âm thanh kiểm tra độ tắc nghẽn của động mạch.
Sau khi có kết quả chẩn đoán xơ vữa động mạch bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân cụ thể.
Làm thế nào để phòng ngừa xơ vữa động mạch?
Xơ vữa động mạch tiến triển chậm rãi và âm thầm. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa nếu biết cách. Dưới đây là một số lưu ý cho bạn nếu muốn tránh khỏi căn bệnh này.
Điều chỉnh chế độ ăn
Bạn nên áp dụng chế độ ăn ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Sử dụng dầu ăn lành mạnh như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương,… để nấu ăn.

Bên cạnh đó, tăng sử dụng rau xanh và trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Nên bổ sung protein trong chế độ ăn uống bằng thịt cá, các loại đậu khác nhau. Hạn chế ăn nhiều thịt đỏ.
Thay đổi lối sống
Điều đầu tiên bạn cần thực hiện là tránh hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc. Bên cạnh đó, bạn hãy hãy dành khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày để tập luyện các bài thể dục như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội… Những bài tập này giúp bạn duy trì cân nặng ở mức hợp lý, điều hòa huyết áp và tăng khả năng chuyển hóa của cơ thể.
Điều trị bệnh lý liên quan
Với những người đang mắc các bệnh chuyển hóa, nguy cơ xơ vữa động mạch sẽ cao hơn người bình thường. Vì vậy, bạn cần tích cực điều trị các bệnh lý này để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh gây biến chứng xơ vữa động mạch.

Cụ thể:
- Bệnh huyết áp cao: Kiểm soát huyết áp bằng thuốc: chẹn kênh canxi, ức chế men chuyển,ức chế thụ thể hay chẹn beta giao cảm.
- Bệnh đái tháo đường: Tiến hành điều trị với insulin hoặc các thuốc như: ức chế thụ thể SGLT2, đồng vận GLP-1..
- Bệnh mỡ máu: Bạn có thể cần phải sử dụng các thuốc thuộc nhóm: Statin, Fibrate, Niacin hay Renin.
Sử dụng thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu
Với mong muốn tìm kiếm giải pháp tối ưu nhất giúp người bệnh sử dụng thảo dược kiểm soát chỉ số mỡ máu hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch, Dược phẩm Thái Minh phát triển sản phẩm FREMO từ kết quả nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là sản phẩm thảo dược được nhiều chuyên gia và người bệnh tin chọn.

FREMO có chiết xuất thảo dược từ: Giảo cổ lam, xạ đen và nhiều vị thuốc quý khác. Sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:
- Tác dụng nhanh: Cho kết quả kiểm soát mỡ máu chỉ sau 2 tháng sử dụng.
- Hiệu quả cao: Chế phẩm của ba dược liệu: Xạ đen – Bụp giấm – Giảo cổ lam đã được chứng minh cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%.
- Sử dụng tiện lợi: FREMO được bào chế dưới dạng viên nang sử dụng dễ dàng, tiện lợi khi phải mang theo.
- Không gây tác dụng phụ: Thành phần hoàn toàn từ thảo dược, an toàn, lành tính.

Trên đây là thông tin bài viết giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây xơ vữa động mạch và cách phòng ngừa cần lưu ý. Để biết chi tiết thông tin về bệnh lý này, bạn có thể để để lại lời nhắn cho chuyên gia nhãn hàng FREMO hoặc liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn chính xác. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Tài liệu tham khảo:
http://benhvien108.vn/cach-nhin-moi-ve-xo-vua-dong-mach.htm
http://benhvien115.com.vn/kien-thuc-y-khoa-/xo-vua-dong-mach/20190827100838894
https://suckhoedoisong.vn/ai-la-nguoi-de-bi-xo-vua-dong-mach-169180947.htm