Statins là nhóm thuốc được chỉ định đầu tay và được sử dụng rộng rãi nhất trong việc điều trị rối loạn mỡ máu. Có nhiều loại statin khác nhau trên thị trường như atorvastatin, rosuvastatin… với dược động học khác nhau. Do đó, bệnh nhân tìm hiểu kỹ tác dụng cũng như một số lưu ý riêng của từng loại statin để có được hiệu quả giảm cholesterol tốt nhất.
Mục lục
- Nhóm thuốc Statin là gì?
- Lợi ích khi sử dụng nhóm thuốc Statin
- Nguy cơ khi sử dụng nhóm thuốc Statin
- Khi nào cần sử dụng nhóm thuốc statin?
- Kiểm soát các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc Statin
- Lựa chọn loại thuốc statin và liều dùng phù hợp
- Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Atorvastatin
- Thuốc điều trị mỡ máu cao Rosuvastatin
- Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch từ thiên nhiên
Nhóm thuốc Statin là gì?
Statin là thuốc hạ lipid đầu tay được khuyến cáo ở New Zealand và trong các hướng dẫn điều trị quốc tế.
Statin nằm trong một nhóm thuốc có đuôi là statin như atorvastatin, simvastatin, lovastatin, fluvastatin, pravastatinStatin còn gọi là thuốc ức chế HMG-CoA reductase, vì thuốc ức chế cạnh tranh với HMG-CoA reductase, là enzym xúc tác chuyển đổi HMG-CoA thành acid mevalonic, một tiền thân sớm của cholesterol.
Ức chế HMG-CoA reductase làm giảm tổng hợp cholesterol trong gan và làm giảm nồng độ cholesterol trong tế bào. Điều này kích thích làm tăng các thụ thể LDC-cholesterol trên màng tế bào gan, do đó làm tăng thanh thải LDL ra khỏi tuần hoàn. Statin làm giảm nồng độ cholesterol toàn bộ, LDC-c và VLDC-c trong huyết tương.
Lợi ích khi sử dụng nhóm thuốc Statin
Có bằng chứng tốt cho thấy việc điều trị statin sẽ làm giảm mỡ máu, từ đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch hiệu quả, bao gồm:
– Statin có thể làm giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) >50% ở những bệnh nhân có nồng độ LDL cholesterol trước điều trị ≥4 mmol/L.
– Mỗi 1 mmol/L giảm đi của LDL cholesterol làm giảm biến cố mạch máu lớn khoảng 25% và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến động mạch vành ít nhất 20% trên các bệnh nhân có mức độ nguy cơ tim mạch khác nhau.
– Nếu 10.000 bệnh nhân dùng đủ liều hiệu quả một statin cho dự phòng nguyên phát trong 5 năm, dẫn đến giảm 2 mmol/L LDL cholesterol, các biến cố mạch máu lớn có thể được ngăn ngừa ở khoảng 500 bệnh nhân (5%).
– Nếu 10.000 bệnh nhân dùng đủ liều hiệu quả một statin cho dự phòng thứ phát trong 5 năm, dẫn đến giảm 2 mmol/L LDL cholesterol, các biến cố mạch máu lớn có thể được ngăn ngừa ở khoảng 1.000 bệnh nhân (10%)
Nguy cơ khi sử dụng nhóm thuốc Statin
Một số nguy cơ liên quan đến việc sử dụng statin, bao gồm:
– Gây tiêu cơ vân: Thuốc gây tổn thương, tiêu cơ vân, giải phóng ra các chất bên trong tế bào trong đó có myoglobulin làm nghẽn thận dẫn đến suy thận gây tử vong.
Các yếu tố khác làm tăng nặng tác dụng phụ này là: người vốn có bệnh viêm cơ lan tỏa, bị nhiễm khuẩn nặng, hạ huyết áp, có các tổn thương lớn, có bất thường về chuyển hóa, đặc biệt khi dùng phối hợp với một số thuốc khác.
– Thay đổi chức năng gan: một số người dùng statin bị tăng enzym gan. Sau khi ngừng dùng, enzym gan có người trở về bình thường, nhưng cũng có người không trở về mức bình thường.
Cần kiểm tra enzym gan trước khi dùng, trong vòng 12 tuần sau khi điều trị hay sau khi tăng liều, sau đó kiểm tra định kỳ mỗi 4 tuần/lần trong thời gian dùng. Nếu thấy enzym gan tăng bất thường, cần theo dõi chặt chẽ, ngừng hẳn thuốc nếu enzym gan tăng gấp 3 lần so với mức bình thường.
Thận trọng với người nghiện rượu, viêm gan tắc mật do chức năng gan suy giảm, thuốc khó dung nạp, chuyển hóa.
– Gây hại cho quá trình phát triển thai: Cholesterol là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp các chất khác (như hormon), statin ức chế tổng hợp cholesterol gây hại cho quá trình phát triển thai. Statin còn tiết vào sữa… Vì vậy, không dùng cho người có thai, cho con bú.
– Tương tác nghiêm trọng với các thuốc khác: Đặc biệt, tương tác giữa simvastatin và các thuốc ức chế mạnh CYP3A4 như erythromycin, clarithromycin, các thuốc chống nấm azol (như itraconazol, ketaconazol) và ciclosporin, có thể dẫn đến tiêu cơ vân.
Ngoài ra, trong một số báo cáo, nhóm thuốc statin được cho là có nguy cơ gây mất trí nhớ, nhầm lẫn, tăng đường huyết, gây bệnh tiểu đường typ 2.
Khi nào cần sử dụng nhóm thuốc statin?
Hiện nay, các khuyến cáo về quản lý lipid máu của New Zealand chủ yếu được xác định dựa trên mức độ nguy cơ tim mạch của bệnh nhân:
Nguy cơ bệnh tim mạch <10%
Bệnh nhân nên được khuyến khích điều chỉnh lối sống; phần lớn các trường hợp có thể quản lý lipid máu mà không cần sử dụng thuốc hạ lipid statin.
Nguy cơ bệnh tim mạch từ 10-20%
Bệnh nhân nên được khuyến cáo rất nên thực hiện việc điều chỉnh lối sống. Cần cân nhắc về lợi ích và nguy cơ của thuốc (gồm cả thuốc hạ lipid statin và thuốc hạ huyết áp) để làm giảm nguy cơ tim mạch, từ đó có thể đưa ra quyết định chung trong quản lý lipid máu của bệnh nhân.
Nếu thay đổi lối sống không làm giảm được nguy cơ tim mạch (ví dụ sau 6 – 12 tháng), cần đánh giá lại nguy cơ tim mạch và cân nhắc kê đơn statin sau khi đã tư vấn về lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Nguy cơ bệnh tim mạch >20% hoặc tiền sử đang mắc bệnh tim mạch
Ngoài việc thay đổi lối sống và sử dụng các thuốc khác để làm giảm nguy cơ tim mạch, nên lựa chọn thuốc hạ lipid statin dựa trên tình trạng lâm sàng của từng bệnh nhân.
Những bệnh nhân đang có bệnh tim mạch hoặc đã gặp một biến cố bệnh tim mạch được coi là có “nguy cơ rất cao” và có thể được tự động phân loại vào nhóm này mà không cần tính toán nguy cơ bệnh tim mạch.
Nhóm nguy cơ rất cao cũng bao gồm những bệnh nhân rối loạn lipid do di truyền, ví dụ tăng cholesterol máu gia đình, bệnh nhân đái tháo đường có bệnh thận hoặc các bệnh thận khác dẫn đến suy thận (mức lọc cầu thận ≤60 ml/ phút/1,73 m2 ).
Bảng điểm SCORE low risk: nguy cơ tử vong 10 năm do bệnh tim mạch
Nguy cơ rất cao: Điểm SCORE ≥ 10% cho nguy cơ tử vong trong 10 năm do bệnh tim mạch.
Nguy cơ cao: Điểm SCORE ≥ 5% và < 10 % cho nguy cơ tử vong 10 năm do bệnh tim mạch.
Kiểm soát các tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc Statin
Thông thường, khi dùng statin, đơn chỉ được phép dùng trong khung liều qui định. Khi dùng statin phối hợp với các thuốc chế cytochrom P-450 hay fibrat…, phải dùng ở liều thấp hơn nhiều, cần thăm dò liều để chỉ dùng ở liều tối thiểu có hiệu lực, an toàn.
Khi kê đơn statin cho bệnh nhân, bác sĩ cần đảm bảo cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho người bệnh. Thông thường, đối với bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch cao, việc sử dụng statin có lợi ích vượt trội hơn so với nguy cơ; và ngược lại.
Nếu các triệu chứng tái diễn khi sử dụng statin, bác sĩ có thể cân nhắc các biện pháp giảm liều, dùng cách ngày hoặc chuyển sang loại statin khác. Một số bệnh nhân có thể dung nạp pravastatin liều thấp (liều tối thiểu có hiệu quả), trong khi một số người khác có thể dùng atorvastatin ngắt quãng, ví dụ 2 lần/tuần.
Nếu các triệu chứng này tái diễn từ từ nhưng ban đầu bệnh nhân vẫn dung nạp được thuốc, một số bệnh nhân có thể dùng thuốc statin trong một khoảng thời gian cụ thể, sau đó ngừng sử dụng một thời gian, rồi được dùng nhắc lại ở chu kỳ tiếp theo (ví dụ: Dùng statin trong 3 tháng, ngừng dùng 1 tháng, sau đó bắt đầu lại chu trình này)
Lựa chọn loại thuốc statin và liều dùng phù hợp
Độ mạnh của từng loại thuốc statin
Statin có thể được phân loại theo tỷ lệ giảm nồng độ LDL cholesterol của từng thuốc, còn gọi là độ mạnh của statin. Rosuvastatin là statin mạnh nhất có sẵn ở New Zealand, tiếp đến là atorvastatin, simvastatin, sau đó là pravastatin.
Việc phân loại này nhằm xác định liều tương đương khi chuyển đổi giữa các statin với nhau do không dung nạp.
Lưu ý: Liều tối đa được khuyến cáo cho simvastatin là 80 mg; tuy nhiên, cần sử dụng thận trọng simvastatin với liều trên 40 mg do làm tăng nguy cơ các bệnh về cơ. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân nên được kê đơn atorvastatin nếu cần dùng liều cao hơn.
Thời điểm thích hợp nhất dùng thuốc Statin
Một số thuốc statin có hiệu quả tốt nhất khi uống vào buổi tối, trong khi các thuốc còn lại trong nhóm cũng có hiệu quả tương tự khi dùng vào buổi sáng. Vì vậy, thời điểm tốt nhất để uống các thuốc trị mỡ máu phụ thuộc vào từng loại thuốc cụ thể.
Sinh tổng hợp cholesterol đạt mức cao nhất vào ban đêm, vì vậy các statin có thời gian bán thải ngắn, như simvastatin và pravastatin, nên được sử dụng vào buổi tối.
Các statin có thời gian bán thải dài hơn, như atorvastatin và rosuvastatin, có thể được dùng vào buổi sáng hoặc buổi tối với hiệu quả tương đương nhau.
Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu Atorvastatin
Tác dụng của Atorvastatin
Atorvastatin là một thuốc thuộc nhóm statin, tác dụng làm giảm cholesterol ở gan bằng cách ức chế một enzym tạo cholesterol là HMGCoA reductase. Thuốc làm giảm mức cholesterol chung cũng như cholesterol LDL trong máu (LDL cholesterol bị coi là loại cholesterol “xấu” đóng vai trò chủ yếu trong bệnh mạch vành).
Không như các thuốc khác trong nhóm statin, atorvastatin cũng có thể làm giảm nồng độ triglycerid trong máu. Nồng độ triglycerid trong máu cao cũng liên quan đến bệnh mạch vành.
Cách sử dụng Atorvastatin
– Dùng chính xác về liều lượng và số lần theo chỉ định của bác sĩ.
– Uống chỉ một lần trong ngày, kèm hoặc không kèm theo thức ăn. Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hay dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, hãy bỏ qua liều đã quên nếu liều tiếp theo của bạn là dưới 12 giờ. Không dùng thêm thuốc để bù liều.
– Chỉ sử dụng ở người lớn và trẻ em ít nhất 10 tuổi.
– Không dùng atorvastatin nếu dự định có thai, đang mang thai hay cho con bú. Tránh mang thai trong khi bạn đang dùng thuốc này.
– Báo cho bác sĩ ngay nếu bạn bị đau cơ không rõ nguyên nhân, sốt hay mệt mỏi, uể oải bất thường và nước tiểu có màu sẫm. Nguyên do là atorvastatin có thể gây ra tình trạng phá vỡ các mô cơ xương, có khả năng dẫn đến suy thận. Tình trạng sẽ thường gặp hơn ở người lớn tuổi và ở những người bị bệnh thận hoặc suy giáp kiểm soát kém.
– Tránh ăn thực phẩm có nhiều chất béo hoặc cholesterol. Atorvastatin sẽ không còn hiệu quả cao trong việc giảm cholesterol nếu bạn không thay đổi chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh hơn.
– Kiêng uống rượu
Kiêng ăn bưởi hay uống nước bưởi vì có thể tương tác với atorvastatin.
– Lưu trữ ở atorvastatin ở nhiệt độ phòng; tránh ẩm, nóng và ánh sáng. Tuyệt đối tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
Atorvastatin tương tác với các loại thuốc nào?
Một số thuốc có nguy cơ gây tương tác với atorvastatin, cụ thể là:
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm
- Thuốc tránh thai
- Thuốc giảm cholesterol khác
- Thuốc điều trị HIV hoặc AIDS
Thuốc điều trị mỡ máu cao Rosuvastatin
Tác dụng của Rosuvastatin
Rosuvastatin thuộc nhóm thuốc statin, có tác dụng ức chế chọn lọc và cạnh tranh trên men HMG – CoA reductase, là men xúc tác quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A thành mevalonat, một tiền chất của cholesterol. Vị trí tác động chính của rosuvastatin là gan, cơ quan đích làm giảm cholesterol.
Cách dùng Rosuvastatin
– Dùng chính xác về liều lượng và số lần theo chỉ định của bác sĩ
– Có thể dùng trong hoặc ngoài bữa ăn.
– Trước khi bắt đầu điều trị bệnh nhân phải theo chế độ ăn kiêng chuẩn giảm cholesterol và tiếp tục duy trì chế độ này trong thời gian điều trị.
– Liều khởi đầu khuyến cáo là 5-10 mg, uống ngày 1 lần. Nếu cần có thể tăng liều lên 20 mg sau 4 tuần, theo chỉ định của bác sĩ. Cần theo dõi chặt chẽ đối với những trường hợp dùng liều 40 mg.
– Sử dụng đồng thời rosuvastatin với các chất ức chế protease của thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C (HCV) như atazanavir; atazanavir + ritonavir; lopinavir + ritonavir, khuyến cáo kê đơn với giới hạn liều rosuvastatin tối đa 10 mg x 1 lần/ngày
– Không được khuyến cáo dùng cho trẻ em.
– Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ có thể có thai mà không dùng các biện pháp tránh thai thích hợp
– Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
Rosuvastatin có thể tương tác với thuốc nào
Một số thuốc có nguy cơ gây tương tác với rosuvastatin, cụ thể là:
- Cyclosporin
- Các chất đối kháng vitamin K
- Thuốc kháng acid
- Erythromycin
- Thuốc ngừa thai
- Men cytochrom P450
- Thuốc điều trị HIV và viêm gan siêu vi C
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch từ thiên nhiên
Trên thực tế, hiện nay các chuyên gia y tế thường khuyên người bệnh nên sử dụng các sản phẩm giúp hạ mỡ máu, gan nhiễm mỡ có thành phần tự nhiên để tránh các tác dụng phụ như thuốc tân dược nói chung, hay thuốc statin nói riêng mang lại.
Ưu điểm của các sản phẩm này là hỗ trợ điều trị mỡ máu một cách an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ như thuốc tây mà vẫn chủ động phòng ngừa các biến chứng của bệnh máu nhiễm mỡ. Tiêu biểu có có thể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe FREMO.
Fremo là kết quả của một đề tài nghiên cứu của PGS. TS Lê Minh Hà với mong muốn tìm ra giải pháp giúp ổn định mỡ máy an toàn, hiệu quả từ thiên nhiên. Sản phẩm là sự kết hợp của các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật được Viện Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam ứng dụng thành công.
Với sự kết hợp của 3 dược liệu quý: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam, Fremo có tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Ưu điểm vượt trội của sản phẩm ở chỗ mang lại hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu mà lại 100% từ thiên nhiên. Do đó người bệnh có thể an tâm sử dụng lâu dài mà không lo gây ra các tác dụng phụ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂYđể đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn
Nguồn: www.bpac.org.nz tháng 9/2017