Cholestrol có nhiều loại khác nhau, gồm cholesterol toàn phần, HDL cholesterol và LDL cholesterol. Ngoài ra còn có Non-HDL cholesterol. Vậy non-HDL cholesterol chính xác là gì, nó khác với các chỉ số cholesterol khác như thế nào và bạn cần biết gì về nó?
Mục lục
Non-HDL cholesterol là gì?
Non-HDL cholesterol được viết tắt là non-HDL-C và còn được gọi với tên tiếng Việt là cholesterol không HDL. Đúng như tên gọi, non-HDL cholesterol là thước đo tất cả các cholesterol xấu trong máu của bạn (gồm LDL-C, triglycerid) và không bao gồm HDL-C.
Cụ thể các loại cholesterol này như sau:
– LDL-C hay LDL-Cholesterol là các lipoprotein tỉ trọng thấp. Nó được gọi là cholesterol “xấu”, bởi nếu chỉ số LDL-C cao, nó có thể làm tắc nghẽn động mạch và hạn chế lưu lượng máu.
– Triglyceride hay chất béo trung tính hình thành từ glycerin và 3 axit béo, chúng tích trữ chủ yếu ở các mô mỡ, tế bào gan và một phần nhỏ được vận chuyển trong máu. Tương tự LDL-C, triglyceride quá cao có thể gây ra các vấn đề về tim mạch.
Liên quan đến triglycerid còn có lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL), được tạo ra trong gan. Tuy nhiên không có cách nào để đo lường chính xác VLDL.
– HDL-C hay HDL-Cholesterol là các lipoprotein tỉ trọng cao. Chúng được coi là các cholesterol tốt, giúp ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch.

Cách xác định nồng độ Non-HDL cholesterol
Non-HDL-C được tính bằng cách lấy cholesterol toàn phần trừ đi HDL-C (Non-HDL-C = TC – HDL-C).
Để xác định được chính xác nồng độ cholesterol toàn phần (TC) và HDL-C, bạn cần phải làm xét nghiệm lipid máu hay còn gọi là xét nghiệm mỡ máu. Xét nghiệm này thường không hiển thị nồng độ non-HDL-C, nhưng nó cho biết nồng độ Cholesterol toàn phần, Triglyceride, HDL-C và LDL-C.
Khi làm xét nghiệm lipid máu, để kết quả được chính xác, bạn nên nhịn ăn trong vòng 12 giờ và làm xét nghiệm vào buổi sáng. Nếu lấy máu khi đã ăn thì kết quả có thể là tăng lipid máu giả.
☛ Đọc thêm: Xét nghiệm Cholesterol – Ý nghĩa các chỉ số!
Giới hạn bình thường của non-HDL-C
Theo trung tâm xét nghiệm Medlatec, nồng độ của non-HDL-C lý tưởng là <3,37 milimol trên lít hay <130 miligam trên decilit. Cụ thể:
- Nồng độ lý tưởng: <3,37 mmol/L (130 mg/dL)
- Nồng độ gần/trên tối ưu: 3,37-4,12 mmol/L (130-159 mg/dL)
- Ranh giới cao: 4,15-4,90 mmol/L (160-189 mg/dL)
- Cao: 4,9-5,7 mmol/ L (190-219 mg/dL)
- Rất cao: >5,7 mmol/ L (220 mg/dL).
Nguy cơ gặp phải khi non-HDL-C cao
Non-HDL Cholesterol là tổng lượng cholesterol xấu trong máu. Khi có quá nhiều cholesterol xấu, nó có thể tích tụ trên thành động mạch của bạn, sự tích tụ này gọi là các mảng bám. Mảng bám sẽ làm thu hẹp động mạch và cản trở lưu lượng máu lưu thông, điều này có thể gây ra một số biến chứng:
Cao huyết áp
Nếu các động mạch khắp cơ thể bị thu hẹp do mảng bám lắng đọng, huyết áp của bạn sẽ tăng lên. Bởi vì lúc này các mạch máu không thể giãn ra một cách hiệu quả để cho máu lưu thông ở mức áp suất phù hợp nữa.
Cả cholesterol cao và huyết áp cao đều là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi nó không gây ra bất kì triệu chứng nào nhưng có thể âm thầm làm hỏng mạch máu của bạn và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác.

Bệnh động mạch vành
Khi mảng bám hình thành ở các động mạch cung cấp máu cho tim, bệnh động mạch vành có thể xảy ra.
Ban đầu, nó thường không gây ra triệu chứng hoặc vấn đề gì rõ ràng. Nhưng theo thời gian, các mảng bảm dày lên, lưu lượng máu đến tim sẽ không đủ, dẫn đến suy tim, tim không có khả năng bơm đủ máu đi khắp cơ thể. Nếu cục máu đông hình thành trong động mạch vành, nó có thể gây ra nhồi máu cơ tim.
Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến khi lưu lượng máu đến tim bị suy giảm do tích tụ mảng bám.
Khi các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch, lưu lượng máu đến tim sẽ giảm, điều này khiến cơ tim không nhận được đủ oxy cần thiết, dẫn tới thiếu máu cục bộ. Sự thiếu máu cục bộ có thể kích hoạt các thụ thể đau, gây ra các cơn đau thắt ngực.
Đau tim
Một cơn đau tim xảy ra khi dòng chảy của máu đến tim bị tắc nghẽn và sự tắc nghẽn thường là do sự tích tụ của mảng bám trong động mạch. Đôi khi mảng bám có thể bị vỡ và kích hoạt sự hình thành cục máu đông, điều này cũng gây ra cơn đau tim.
Ngoài ra, khi mảng bám hình thành, lượng non-HDL-C cao cũng có thể dẫn đến sự bất ổn định trong các mảng bám, làm tăng nguy cơ đau tim.
Đột quỵ
Đột quỵ xảy ra khi một cục máu đông di chuyển đến não, làm mất oxy và các chất dinh dưỡng khác của cơ quan này. Giống như nhồi máu cơ tim, khu vực bị thiếu oxy càng lâu thì tổn thương càng lớn, thậm chí là vĩnh viễn.
Bệnh động mạch ngoại biên
Ngoài tích tụ mảng bám ở động mạch tim và não, nó còn có tích tụ ở động mạch chân, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến các cơ chân. Điều này gây ra đau đớn khi bạn đi bộ, leo cầu thang hay chạy,…

Bệnh thận mãn tính
Hầu hết không ai nghĩ rằng thận có thể bị ảnh hưởng khi có nồng độ non-HDL cholesterol cao, tuy nhiên các động mạch dẫn đến thận cũng có thể bị thu hẹp và đây là một vấn đề phổ biến. Nếu một khối tắc nghẽn hình thành ở động mạch thận, theo thời gian thận sẽ bị thiếu oxy và tổn thương vĩnh viễn.
Một trong những dấu hiệu của động mạch thận bị tắc nghẽn là huyết áp cao không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
Bệnh Alzheimer
Vào tháng 7 năm 2021, The Lancet (một tập san y khoa có uy tín trên thế giới) đã công bố một nghiên cứu quan sát trên 1,8 triệu người, phát hiện ra rằng mức non-HDL-C cao ở tuổi trung niên có liên quan đến nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ ở mức trung bình, bao gồm cả bệnh Alzheimer.
Điều này cho thấy cholesterol xấu ở mức cao là một yếu tố nguy cơ đối với chứng sa sút trí tuệ. Tuy nhiên khi viết bài, các nhà nghiên cứu y tế vẫn chưa xác định được chính xác chứng mất trí và cholesterol cao có mối quan hệ với nhau như thế nào.
Nguyên nhân non-HDL cholesterol cao
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn có nồng độ non-HDL cholesterol cao, thường gặp là:
- Do tuổi tác. Tổng mức cholesterol của bạn sẽ tăng lên theo độ tuổi. Điều này được cho là do những thay đổi trong chế độ ăn uống, thành phần cơ thể, sử dụng thuốc, hoạt động thể chất và mức độ hormone.
- Do chế độ ăn uống. Ăn nhiều các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, đường.
- Do lối sống ít vận động hoặc không hoạt động thể chất.
- Do hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc.
- Do thừa cân, béo phì.
- Do di truyền. Một số người thừa hưởng các gen vận chuyển cholesterol bị khiếm khuyết từ cha mẹ.
- Do mắc một số bệnh lý như: bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến giáp,…

Cách giảm non-HDL cholesterol
Để giảm non-HDL cholesterol, trước hết bạn cần tìm ra nguyên nhân. Sau đó bác sĩ sẽ cùng thảo luận với bạn để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thông thường, các phương pháp điều trị thường gồm:
Thay đổi lối sống
– Giảm cân
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân khiến non-HDL cholesterol cao. Vì thế, nếu đang thừa cân, bạn hãy tìm các phương pháp giảm cân lành mạnh và duy trì một cân nặng hợp lý. Nếu không thể tự lên kế hoạch giảm cân, hãy trao đổi với bác sĩ.

– Tập luyện
Dù bận rộn, bạn cũng nên cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể thao. Bạn có thể tập luyện bất kì bộ môn nào mà mình hứng thú, như: bơi lội, đạp xe, chạy, đi bộ, thể dục nhịp điệu,… Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm các hoạt động thể chất vào sinh hoạt hằng ngày, ví dụ: đi thang bộ thay vì thang máy, đưa thú cưng đi dạo trong công viên, để xe cách xa nơi làm việc một chút để có thời gian đi bộ,…
– Xây dụng chế độ ăn uống lành mạnh
Những thay đổi sau đây trong chế độ ăn uống sau có thể giúp giảm mức non-HDL cholesterol:
- Tránh ăn thực phẩm nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn. Ví dụ: bánh kẹo, nước ngọt, xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp,…
- Giảm tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Ví dụ: sữa nguyên kem, bơ, phô mai, kem; da của gia cầm, gia súc; mỡ lợn; thực phẩm chiên rán;…
- Giảm tiêu thụ rượu
- Bỏ hút thuốc lá
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn: trái cây, rau củ quả, các loại ngũ cốc, các loại hạt.
- Tăng cường ăn cá béo giàu omega-3, như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá thu,…
- Ăn nhiều thực phẩm giàu sterol thực vật. Chúng có nhiều trong các loại hạt, các loại đậu.

Sử dụng FREMO
Trên thị trường hiện có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mức cholesterol xấu, tăng mức cholesterol tốt. Một trong các sản phẩm uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là FREMO.
FREMO là sản phẩm được nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dựa theo đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam” của PGS.TS. Lê Minh Hà thuộc Viện Hóa học các hợp chất tự nhiên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS. Lê Minh Hà, chế phẩm gồm 3 dược liệu Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam có tác dụng làm giảm 3 chỉ số Cholesterol xấu 27,7%, Cholesterol toàn phần 41,37%, Triglyceride 41,63%; và làm tăng chỉ số Cholesterol tốt 9,87%.
Kết quả này chính là tiền đề để sản phẩm FREMO ra đời, không chỉ chứa bộ ba dược liệu Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam. FREMO còn được bổ sung thêm Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật, Xạ đen – Đều là những thành phần có tác dụng hạ mỡ máu.
Đặc biệt, FREMO chứa Hibithocin là hoạt chất được chiết xuất của đài hoa Bụp giấm, có tác dụng mạnh mẽ hơn nhiều so với cao Bụp giấm thông thường.
Là sản phẩm có thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, FREMO rất an toàn để sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ, đặc biệt là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan thận như các loại thuốc điều trị thông dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Thuốc men
Nếu việc thay đổi lối sống không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc phù hợp với tình trạng của bạn. Chẳng hạn:
- Statin
- Thuốc ức chế PCSK9.
- Các dẫn xuất của acid fibric (còn gọi là fibrat)
- Chất cô lập axit mật
- Axit nicotinic (còn gọi là niacin).
- Thuốc ức chế hấp thu cholesterol có chọn lọc.
- Axit béo omega 3 và este axit béo.
- Thuốc ức chế adenosine triphosphate-citrate lyase (ACL).
- .v.v.
Nếu bạn được kê đơn thuốc, hãy uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là khi sử dụng sai.
Tổng kết
Non-HDL Cholesterol hiểu cơ bản là tổng lượng cholesterol xấu có trong cơ thể bạn. Để xác định nồng độ non-HDL Cholesterol chính xác, bạn cần phải làm xét nghiệm mỡ máu. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn có chỉ số này cao, hãy trao đổi với bác sĩ để có phương pháp giảm cholesterol hiệu quả. Bởi non-HDL Cholesterol cao có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, như tim mạch, đột quỵ, bệnh thận, bệnh động mạch ngoại biên,…
Để được tư vấn thêm về tình trạng mỡ máu cũng như sản phẩm FREMO, bạn có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800 1591.