Rối loạn lipid máu là bệnh lý diễn ra thầm lặng, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm tụy cấp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim… Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời là điều rất cần thiết để tránh những biến chứng đáng tiếc. Để hiểu thêm về phác đồ điều trị rối loạn lipid máu của Bộ Y tế cập nhật mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể khiến nồng độ mỡ trong huyết tương nằm ngoài phạm vi cho phép.
Trong máu có 3 loại lipid chính: lipoprotein mật độ thấp (LDL-C), lipoprotein mật độ cao (HDL-C), triglyceride. Bình thường, nồng độ các chất này luôn duy trì trong một khoảng nhất đinh, giúp cho chúng hoàn thành được chức năng, đảm bảo các cơ quan hoạt động một cách bình thường. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà một trong các chỉ số này cao hoặc thấp bất thường, khi đó tình trạng này gọi là rối loạn lipid máu.
LDL-C hay còn được gọi là cholesterol xấu, đây là loại chất béo có khả năng tích tụ thành các mảng bám trên thành động mạch, việc hình thành quá nhiều mảng bám trong động mạch tim là nguyên nhân gây ra các cơn đau thắt ngực.
HDL-C được coi là cholesterol tốt do khả năng loại bỏ LDL-C ra khỏi máu.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính, đến từ lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể hằng ngày, khi lượng calo nạp vào quá nhiều cơ thể không đốt cháy hết, chúng sẽ được tích trữ trong các tế bào mỡ.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid máu
Chẩn đoán đánh giá rối loạn lipid máu trước điều trị
Rối loạn lipid máu diễn ra âm thầm, không có triệu chứng đặc trưng. Bệnh thường được phát hiện khi bệnh nhân khám sức khỏe tổng quát, hoặc nghiêm trọng hơn là khi đã xuất hiện các biến chứng.
Một số triệu chứng lâm sàng của rối loạn lipid máu bao gồm: nốt phồng nhỏ ở da mắt, chân tay đau và tê bì, huyết áp không ổn định, ban vàng, đau thắt ngực.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm chẩn đoán rối loạn chuyển hóa mỡ máu. Thông thường các chỉ số mỡ máu được khảo sát gồm: cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-C, HDL-C.
Đánh giá rối loạn lipid máu theo Ủy ban điều trị tăng huyết áp ở người trưởng thành như sau:
Cholesterol toàn phần
- Bình thường < 200 mg/dL
- Tiệm cận cao từ 200 – 239 mg/dL
- Cao > 240 mg/dL
Triglyceride máu
- Bình thường < 150 mg/dL
- Tiệm cận cao: từ 150 – 199 mg/dL
- Cao: từ 200 – 499 mg/dL
- Rất cao > 500 mg/dL
HDL-C
- Bình thường > 35 mg/dL
- Khi HDL-C máu < 35 mg/dL là giảm.
LDL–C
- Nồng độ tối ưu < 100 mg/dL
- Gần tối ưu: từ 100 – 129 mg/dL
- Tiệm cận cao: từ 130 – 159 mg/dL
- Cao: từ 160 – 189 mg/dL
- Rất cao > 190 mg/dL
Rối loạn lipid máu kiểu hỗn hợp: Khi cholesterol > 240 mg/dL và triglyceride trong khoảng 200 – 499 mg/dL.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chỉ số xét nghiệm lipid máu
Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu
Nguyên tắc chung trong điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu là kết hợp thay đổi lối sống và sử dụng thuốc. Trước tiên, bệnh nhân được chỉ định thay đổi lối sống, sau 2 – 3 tháng các chỉ số mỡ máu sẽ được đánh giá lại.
Trong trường hợp việc thay đổi lối sống đạt mục tiêu điều trị, bệnh nhân tiếp tục duy trì lối sống, ngược lại nếu không đạt mục tiêu bác sĩ sẽ chỉ định thay đổi lối sống kết hợp với sử dụng thuốc giảm mỡ máu.
Thay đổi lối sống
Tập luyện – vận động thể lực
Cường độ và thời gian luyện tập sẽ căn cứ vào sức khỏe và thể lực của từng người, bệnh nhân thường được khuyến cáo tập luyện 30 – 45 phút mỗi ngày và ít nhất năm ngày trong tuần.
Lợi ích của việc rèn luyện thể dục thường xuyên:
- Giảm cân, có cân nặng lý tưởng
- Giảm cholesterol, triglyceride, LDL-C và tăng HDL-C
- Góp phần kiểm soát đường huyết và huyết áp
Chế độ ăn uống
- Giảm năng lượng nạp vào, nhất là những bệnh nhân béo phì.
- Cân đối lượng glucid, protid, lipid trong khẩu phần ăn (khuyến cáo trong khẩu phần ăn lượng glucid chiếm 50%, lipid 30%, protid 20%)
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh ngọt nhất là ở những người tăng triglyceride.
- Khuyến khích ăn nhiều rau, trái cây, các thực phẩm từ đậu, ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều acid béo bão hòa (mỡ trong thịt lợn, thịt bò…), cholesterol (lòng đỏ trứng, tôm, bơ…) nên thay thế bằng thực phẩm có chứa nhiều chất béo không no như dầu đậu nành, dầu oliu, dầu cá…
- Hạn chế chất uống chứa cồn, không hút thuốc lá.
☛ Chi tiết hơn: Rối loạn lipid máu nên ăn gì?
Sử dụng thuốc
Thông thường, sau 2 – 3 tháng thay đổi lối sống mà bệnh nhân vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc kết hợp các thuốc có tác dụng làm giảm mỡ máu.
Nhóm statin
Tác dụng: Tăng thu giữ LDL-C tại gan, giảm cholesterol nội sinh kết quả là làm giảm cholesterol toàn phần, triglyceride, VLDL, LDL-C và tăng HDL-C.
Các thuốc và liều lượng:
- Atorvastatin: 10 – 20 mg/ngày, liều tối đa 80 mg/ngày
- Rosuvastatin: 10 – 20 mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
- Simvastatin: 10 – 20 mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
- Lovastatin: 20 – 40 mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
- Fluvastatin: 20 – 40 mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
- Pravastatin: 20 – 40 mg/ngày, liều tối đa 40 mg/ngày
Tác dụng không mong muốn: Tăng men gan, tăng men cơ khi dùng liều cao, người già, đang dùng kháng sinh nhóm macrolid.
Chỉ định: tăng LDL-C, tăng cholesterol toàn phần.
Nhóm Fibrate
Tác dụng: giảm triglyceride do làm tăng oxy hóa acid béo.
Các thuốc và liều lượng:
- Gemfibrozil: 600 mg/ngày
- Fenofibrate: 145 mg/ngày
Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, tăng men gan, giảm chức năng gan, tăng men cơ.
Chỉ định: Tăng triglyceride
Nhóm Resin
Tác dụng: Gắn với acid mật làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, tăng bài tiết mật, giảm cholesterol ở gan.
Các thuốc và liều lượng:
- Cholestyramin: 4 – 8 g/ngày, liều tối đa 32 g/ngày
- Colestipol: 5 – 10 g/ngày, liều tối đa 40 g/ngày
Tác dụng không mong muốn: các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón.
Chỉ định: Tăng LDL-C
Nicotinic acid
Tác dụng: Là một vitamin tan trong nước, có tác dụng giảm triglyceride do ức chế phân hủy mỡ và giảm tổng hợp triglyceride từ gan.
Liều khởi đầu nên thấp khoảng 100 mg x 3 lần/ ngày, sau đó có thể tăng liều tới 2-4 g/ngày.
Tác dụng không mong muốn: rối loạn tiêu hóa, tiêu cơ vân, tăng men gan, tăng đề kháng insulin.
Ezetimibe
Tác dụng: ức chế hấp thụ triglyceride tại ruột, làm giảm LDL-C và tăng HDL-C
Liều dùng: 10 mg/ngày
Chỉ định: tăng LDL-C
Phác đồ điều trị cụ thể
Điều trị triglyceride tăng cao
Mục tiêu điều trị:
- Phòng ngừa viêm tụy cấp
- Phòng ngừa biến cố tim mạch
Chỉ định điều trị:
- Khi triglyceride > 500 mg/dL, dùng thuốc làm giảm triglyceride và điều chỉnh lối sống nhằm mục đích giảm nguy cơ gây viêm tụy cấp. Lựa chọn ưu tiên là sử dụng nhóm thuốc fibrate. Trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp cân nhắc kết hợp với nhóm statin và omega-3.
- Khi triglyceride từ 200 – 499 mg/dL, tính non-HDL-C và điều trị theo mục tiêu non-HDL-C. Trong trường hợp non-HDL-C ở mức cao, nhóm statin là liệu pháp được ưu tiên hàng đầu, khi vẫn không đạt được mục tiêu điều trị, cân nhắc kết hợp kết hợp statin và fibrate đặc biệt trong trường hợp triglyceride cao và HDL-C thấp.
- Khi triglyceride từ 100 – 200 mg/dl: điều chỉnh qua chế độ luyện tập và ăn uống.
☛ Tham khảo thêm tại: Triglyceride tăng cao uống thuốc gì hiệu quả?
Điều trị LDL-C tăng
Mục tiêu điều trị: Tùy theo phân tầng nguy cơ tim mạch mà mục tiêu giảm LDL-C ban đầu là khác nhau: > 50%, 30 – 50%, <30%.
Các bước điều trị:
- Phân tầng nguy cơ tim mạch của bệnh nhân: rất cao, cao, trung bình, thấp.
- Dựa trên phân tầng nguy cơ để xác định mức LDL-C mục tiêu.
- Lựa chọn liều statin thích hợp để đạt được LDL-C mục tiêu.
- Kê đơn, chỉnh liều để đạt mức LDL-C mục tiêu.
- Theo dõi hiệu quả và tác dụng phụ của statin.
- Thực hiện các biện pháp điều chỉnh lối sống và chọn lựa các thực phẩm có ảnh hưởng tốt đến LDL-C.
Khuyến cáo điều trị:
- Kê đơn statin đến liều cao nhất được khuyến cáo mà bệnh nhân có thể dung nạp để đạt được mục tiêu điều trị.
- Nếu không đạt được mục tiêu điều trị thì phối hợp statin với thuốc ức chế hấp thu cholesterol (Ezetimibe) nhất là đối với bệnh nhân bệnh suy thận mạn hoặc sau hội chứng vành cấp.
- Trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp statin, có thể cân nhắc thay thế thuốc ức chế hấp thu cholesterol.
☛ Chi tiết hơn tại: Định lượng LDL-C tăng cao
Điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp
Trong điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp, với mục tiêu giảm LDL-C và non-HDL-C thì statin là nhóm thuốc được lựa chọn hàng đầu. Khi không đạt mục tiêu điều trị thì cần xem xét phối hợp thuốc đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
Ưu tiên phối hợp statin và fibrate ở những bệnh nhân có HDL-C thấp và triglyceride cao. Trong trường hợp triglyceride vẫn chưa kiểm soát được, có thể phối hợp thêm omega-3.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Rối loạn lipid máu hỗn hợp nguyên nhân & điều trị
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân cụ thể
Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường
Ở bệnh nhân đái tháo đường type 1 có vi đạm niệu hoặc có bệnh thận, statin là chọn lựa đầu tiên bất kể mức LDL-C ban đầu là bao nhiêu, mục tiêu điều trị là giảm LDL-C 30%.
Tất cả bệnh nhân đái tháo đường type 2 thì mục tiêu điều trị cần đạt được là LDL-C < 100 mg/dL, non-HDL-c < 130 mg/dL, Apo B < 100 mg/dL.
Riêng bệnh nhân đái tháo đường type 2 có bệnh tim mạch hoặc suy thận mạn, hoặc ở bệnh nhân trên 40 tuổi có nhiều hơn 1 yếu tố nguy cơ tim mạch hoặc có dấu hiệu tổn thương cơ quan đích thì khuyến cáo mức LDL-C cần đạt là < 70 mg/dL, mục tiêu thứ 2 là non-HDL-C < 100mg/dL và cho Apo B là < 80 mg/dL.
Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đột quỵ
Sử dụng statin trên các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, nhằm mục đích làm giảm nguy cơ đột quỵ và các biến cố tim mạch.
Riêng đối với bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua đồng thời có các bệnh tim mạch do nguyên nhân xơ vữa, nên được điều trị theo các hướng dẫn điều trị cholesterol của ACC/AHA năm 2013.
Rối loạn lipid máu ở người cao tuổi
Người cao tuổi suy giảm hoạt động chức năng hoặc mắc một số bệnh nền khác nhau, do vậy cần hiệu chỉnh liều, bắt đầu từ liều thấp rồi tăng dần để đạt được liều dùng đạt hiệu quả điều trị.
Liệu pháp statin được áp dụng khi có rối loạn lipid máu ở người già. Với người già trên 75 tuổi, liều dùng giảm nửa liều so với người trẻ, với người già dưới 75 tuổi và không mắc bệnh nền có thể sử dụng liều tương đương người trẻ tuổi.
Rối loạn lipid máu ở trẻ em
Điều trị không dùng thuốc chủ yếu điều chỉnh chế độ ăn và luyện tập, chỉ dùng thuốc trong trường hợp rối loạn lipid máu có tính chất gia đình. Việc sử dụng thuốc statin trong điều trị rối loạn lipid máu cho trẻ em dưới 18 tuổi chỉ được xem xét trong trường hợp tiền sử gia đình đặc biệt nặng nề về bệnh động mạch vành.
FREMO – Sản phẩm từ thảo dược hỗ trợ đẩy lùi rối loạn lipid máu
Điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc tây tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ. Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen và Giảo cổ lam.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, triglycerid 41,63%, LDL-C 27,77%, làm tăng HDL-C 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch do mỡ máu.
Dựa trên đề tài, công ty Cổ phần Công nghệ cao Thái Minh đã nghiên cứu phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả giúp giảm mỡ máu tốt mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm cholesterol, triglyceride, LDL-C và tăng HDL-C, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về phác đồ điều trị rối loạn lipid máu của Bộ Y tế. Đối với từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định thích hợp, vì vậy bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc bởi có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc. FREMO chúc bạn luôn vui khỏe.
1. Thuật ngữ viết tắt trong bài:
non-HLD-C: Lipoprotein cholesterol không HDL.
ApoB: Apoprotein B, là protein vận chuyển cholesterol từ máu đến các mô, có khoảng 90% protein trong LDL-C là ApoB.
2. Tài liệu tham khảo:
http://bvyhct.soytetiengiang.gov.vn/phong-tchc/-/asset_publisher/29ln4vgO4hAX/content/3-phac-o-ieu-tri-roi-loan-lipid-mau
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nổi tiết và chuyển hoá – Nhà xuất bản Y học (2015)
http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-noi-b-ngoai-kieu/roi-loan-lipid-mau.555.html
http://vnha.org.vn/cate.asp?cate_id=167
https://vncdc.gov.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nd14588.html
http://benhvientimmachangiang.vn/?tabid=2059&ndid=1521&key=CAP_NHAT_CHAN_DOAN_VA_DIEU_TRI_ROI_LOAN_LIPID_MAU_(THEO_HOI_TIM_MACH_HOC_QUOC_GIA_VIET_NAM_2015)