Tình trạng xơ vữa thường chỉ xảy ra ở các động mạch lớn và vừa, không xảy ra ở các động mạch có áp lực thấp như động mạch phổi hay ở các động mạch nhỏ và tĩnh mạch. Do đó, nói về xơ vữa mạch máu thường chỉ đề cập đến xơ vữa động mạch. Vậy làm cách nào để phòng ngừa xơ vữa mạch máu hiệu quả cho người có nguy cơ cao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích.
Mục lục
Xơ vữa mạch máu có nguy hiểm không?
Áp lực dòng chảy tại động mạch lớn, tác động lên lớp tế bào nội mô mạch máu, làm tăng tích tụ cholesterol. Vì vậy, xơ vữa thường xuất hiện tại động mạch. Khi nhắc xơ vữa mạch máu là đang nói tới xơ vữa động mạch.
Xơ vữa động mạch là bệnh lý tiến triển âm thầm trong nhiều năm rồi đột ngột biểu hiện với những biến chứng nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao.
Xơ vữa động mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ động mạch nào trong cơ thể, bao gồm các động mạch ở tim, não, thận, tay, chân. Khi động mạch của cơ quan nào bị xơ vữa sẽ phát triển bệnh tại chính cơ quan đó.
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân chính gây ra thiếu máu cục bộ cơ tim, các cơn đột qụy do thiếu máu cục bộ não (nhồi máu não), bệnh mạch máu ngoại vi, phình động mạch chủ bụng…

Những biến chứng nghiêm trọng mà xơ vữa mạch máu gây ra như:
- Tắc, hẹp động mạch vành: Các mảng bám gây thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành (động mạch cung cấp máu giàu oxy cho tim), sẽ gây ra bệnh thiếu máu cơ tim, kèm triệu chứng phổ biến là đau thắt ngực, suy tim, rối loạn nhịp, khó thở…
- Tắc, hẹp động mạch cảnh: Động mạch cảnh cung cấp máu giàu oxy lên não. Khi chúng bị thu hẹp do mảng xơ vữa, sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ).
- Tắc hoặc hẹp động mạch ngoại vi: Các mảng bám cũng có thể lắng đọng trong động mạch cung cấp máu giàu oxy đến chân, tay và xương chậu. Khi chúng bị thu hẹp hay tắc nghẽn, sẽ làm cho chi, tay bị tê, đau thậm chí là nhiễm trùng nguy hiểm.
- Tắc hay hẹp động mạch thận: Nếu các mảng bám xơ vữa tích tụ tại động mạch thận, người bệnh sẽ phải đối mặt với bệnh thận mạn tính. Theo thời gian, bệnh lý này sẽ làm suy giảm chức năng thận, dẫn đến suy thận.
- Tắc hoặc hẹp động mạch nuôi ruột: Gây ra tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng các quai ruột, gây hoại tử ruột.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Biên chứng của xơ vữa động mạch
Nguyên nhân gây ra xơ vữa mạch máu là gì?
Nguyên nhân gây xơ vữa mạch máu vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều giả thiết đưa ra rằng chứng xơ vữa động mạch có thể bắt đầu từ những tổn thương lớp bên trong của động mạch. Các tác nhân gồm:
- Mức cholesterol có hại cao: LDL – cholesterol quá cao sẽ làm tắc nghẽn động mạch. Chúng gây hình thành một mảng bám cứng hạn chế hoặc cản trở lưu thông máu đến tim và các cơ quan khác của cơ thể.
- Huyết áp cao: Cao huyết áp sẽ gây tăng áp lực lên thành mạch, làm tổn thương lớp nội mô, mất tính đàn hồi nên dễ bị các phân tử lipoprotein bám dính vào, tạo thành mảng xơ vữa.
- Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc lá thường xuyên có thể phá hỏng các thành mạch máu, làm giảm hàm lượng cholesterol tốt trong máu (HDL-cholesterol), đồng thời gia tăng nồng độ cholesterol có hại (LDL-cholesterol). Từ đó, gây dư thừa và hình thành các mảng xơ vữa.
- Kháng insulin: Dẫn đến tình trạng tăng đường huyết và rối loạn lipid máu. Hậu quả là gây rối loạn chức năng tế bào nội mô mạch máu. Từ đó, góp phần làm gia tăng bệnh tim mạch như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành.
- Bệnh tiểu đường: Bệnh nhân bị đái tháo đường sẽ có hàm lượng đường trong máu cao, ảnh hưởng chuyển hóa lipid máu, tổn thương thành mạch và làm tiến triển xơ vữa động mạch.
- Béo phì: Là dấu hiệu điển hình của hội chứng rối loạn chuyển hóa, gây tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu.
- Hoạt động thể chất hạn chế: Việc thiếu vận động thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý, trong đó có bệnh tim mạch.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch điển hình!
Phòng ngừa xơ vữa mạch máu bằng cách nào?
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ sẽ giúp ngăn ngừa và làm chậm quá trình xơ vữa mạch máu. Hãy thay đổi lối sống lành mạnh để giúp bảo vệ bản thân trước bệnh lý này.
Dinh dưỡng hợp lý
Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh như: ăn nhiều chất xơ, hạn chế đường, natri và chất béo bão hòa được chứng minh là giảm huyết áp cao và cholesterol có hại trong máu.
Những thực phẩm sau có tác động tốt với hệ tim mạch, giúp phòng ngừa xơ vữa:
- Các loại rau xanh chứa nhiều chất xơ, giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa như: rau bina, cải thìa, cải xoăn, bắp cải, bông cải xanh, cà rốt… giúp giảm huyết áp và cải thiện chức năng động mạch. Một số nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều rau xanh có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
- Trái cây bao gồm các quả mọng, quả hạch giàu vitamin, chất xơ như: dâu tây, việt quất, mâm xôi… Đây là những nhóm quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm một số nguy cơ mắc bệnh tim.
- Ngũ cốc nguyên hạt: có thể làm giảm cholesterol và huyết áp tâm thu, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim… Những loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến bao gồm: bột yến mạch, gạo lứt và bánh mì…
- Thực phẩm từ sữa không đường, không béo hoặc ít béo: pho mát, sữa chua.
- Thực phẩm giàu protein: cá hồi, cá ngừ (giàu omega-3), trứng hay các sản phẩm từ đậu nành có thể giúp hạ huyết áp, giảm nồng độ chất béo trung tính và cholesterol.
- Sử dụng dầu ăn và thực phẩm giàu chất béo không bão hòa trong chế biến: dầu hạt cải, dầu oliu, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành, đặc biệt là bơ có nhiều chất béo không bão hòa đơn và kali, có thể giảm cholesterol, huyết áp và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
- Các loại hạt: hạnh nhân, hạt óc chõ – chứa các vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất béo không bão hòa đơn, có thể giảm cholesterol, mỡ bụng, hạ huyết áp, tốt cho sức khỏe tim mạch.
Bên cạnh một số thực phẩm cần tiêu thụ mỗi ngày, người có nguy cơ mắc xơ vữa mạch máu cao cần hạn chế:
- Tránh thực phẩm chứa nhiều muối: Natri trong muối có thể làm tăng huyết áp, gây tổn thương thành mạch và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Khẩu phần khuyến cáo với người lớn và trẻ em trên 14 tuổi là ít hơn 2.300 miligam natri mỗi ngày. Trẻ dưới 14 tuổi có thể ăn ít natri hơn tùy theo giới tính và độ tuổi. Để giảm việc dung nạp natri, người tiêu dùng cần hạn chế các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn, các món muối chua…
- Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa: Việc tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol trong máu, khiến các động mạch bị xơ vữa và gia tăng khả năng đau tim hoặc đột quỵ. Những người tiềm ẩn nguy cơ xơ vữa mạch máu cần giảm lượng chất béo bão hòa bằng cách: ăn các loại thịt nạc, thịt gà nên bỏ da, sử dụng dầu thực vật thay vì mỡ lợn…
- Hạn chế tiêu thụ đường tinh chế: Nước ngọt, bánh kẹo chứa nhiều đường – một trong những thủ phạm làm tăng triglyceride, giảm cholesterol HDL và thúc đẩy nguy cơ xơ vữa động mạch. Vì vậy, cần giảm lượng đường trong thói quen ăn uống, chẳng hạn như: chọn đồ uống không thêm đường…
Luyện tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên mang lại vô vàn lợi ích như: giảm cân, nâng cao thể chất, đẩy lùi căng thẳng, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường type 2, ung thư. Đặc biệt, luyện tập thể dục còn hạ cholesterol LDL “xấu”, tăng mức cholesterol HDL “tốt” và kiểm soát huyết áp cao.
Vì vậy, hãy chăm chỉ tập luyện ngay bây giờ, với tần suất ổn định, chẳng hạn: ít nhất 75 phút mỗi tuần cho bài tập cường độ cao, 150 phút thể dục với các động tác vừa phải mỗi tuần như: đi bộ, đạp xe, nhảy dây…

Quản lý cân nặng
Cân nặng hợp lý đối với người trưởng thành sẽ có chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9. Hậu quả của béo phì, thừa cân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Nếu cơ thể càng nhiều mỡ, trọng lượng lớn thì càng gia tăng khả năng mắc bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường type 2.
Ngoài ra, số đo vòng bụng cũng tác động không nhỏ đến sức khỏe. Cụ thể, nếu phần lớn chất béo tích tụ tại eo, không ở mông thì những người này có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường type 2 cao hơn. Vì vậy, nên đưa chỉ số vòng bụng về mức dưới 90cm ở nam và dưới 75cm ở nữ.
Kiểm soát cân nặng tốt sẽ mang đến lợi ích cho tim mạch. Giảm từ 3% đến 5% trọng lượng cơ thể có thể góp phần cải thiện các chỉ số huyết áp, giảm cholesterol LDL “xấu” và tăng cholesterol HDL “tốt”.
Loại bỏ thói quen xấu: thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc lá có thể làm tăng cholesterol, gây tổn thương lớp nội mạc mạch máu. Những người hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao gấp 5 lần so với người không hút thuốc. Vì vậy, hãy ngừng hút thuốc để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Bên cạnh đó, sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia cũng có thể gây ra đột quỵ do: hình thành cục máu đông, huyết áp cao, tắc nghẽn mạch, tăng nồng độ cholesterol xấu và thúc đẩy các yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch trầm trọng hơn.
Do đó, hãy hạn chế việc sử dụng rượu, bia, thức uống chứa cồn.

Kiểm tra chỉ số sức khỏe định kỳ
Xơ vữa động mạch cần quan tâm đến các chỉ số: cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL và HDL. Đây là bốn chỉ số quan trọng trong bộ xét nghiệm máu dùng trong chẩn đoán xơ vữa mạch máu.
Xơ vữa mạch máu là bệnh lý diễn biến thầm lặng, do đó khám sức khỏe định kỳ hàng năm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện bệnh. Xơ vữa động mạch một khi được can thiệp sớm sẽ có hiệu quả điều trị cao hơn, cũng như tiết kiệm được chi phí.
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao xơ vữa động mạch cần khám sức khỏe thường niên để theo dõi:
- Người huyết áp cao.
- Người bị rối loạn lipid máu.
- Người đang ở trạng thái thừa cân hoặc béo phì.
- Người có bệnh lý nền đái tháo đường.
- Người hút thuốc lá thường xuyên hoặc sống chung với người có thói quen hút thuốc.
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu khoa học: nhiều đường, nhiều mỡ, nước ngọt, bia rượu…
Bên cạnh đó, khám sức khỏe định kỳ cũng là biện pháp hữu hiệu để kiểm tra những bất thường khác về sức khỏe.
Kiểm soát bệnh lý nền: huyết áp, tiểu đường
Bệnh lý nền huyết áp cao hay tiểu đường đều là những tác nhân liên quan đến xơ vữa mạch máu. Do đó, việc kiểm soát tốt các bệnh lý này như: theo dõi chỉ số huyết áp, đường huyết thường xuyên, tuân thủ chỉ định trong việc dùng thuốc, ăn uống theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị… sẽ giúp phòng ngừa xơ vữa mạch máu tốt hơn.
Fremo làm sạch mạch máu ngừa xơ vữa hiệu quả
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ sức khỏe từ thảo dược thiên nhiên ngày càng phổ biến và được người dùng ưa chuộng, bởi chúng giảm thiểu được tác dụng không mong muốn từ thuốc Tây y.
Fremo – sản phẩm phát triển từ đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam” của PGS.TS Lê Minh Hà – Viện Hóa học các hợp chất tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho thấy tác dụng: làm giảm 3 chỉ số mỡ máu LDL – cholesterol, cholesterol toàn phần, triglyceride và làm tăng nồng độ HDL – cholesterol.

Bên cạnh đó, xuất phát từ cơ chế làm giảm quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể, Fremo đem lại các tác dụng sau:
- Điều hòa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn cho cơ thể.
- Ngăn ngừa sự hình thành mảng xơ vữa động mạch.
- Phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
- Giảm ứ đọng, tích tụ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
Lời kết
Bài viết đã đưa ra một số phương pháp phòng ngừa xơ vữa mạch máu hiệu quả. Những nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh lý này có thể tham khảo và áp dụng. Hãy thực hiện càng sớm để có được một sức khỏe tốt.