Lipid là một chất béo đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ lipid thay đổi gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy rối loạn chuyển hóa lipid liên quan đến bệnh lý nào? Cùng đi tìm câu trả lời ngay bây giờ nhé!
Mục lục
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là gì?

Lipid là chất béo dự trữ năng lượng, đồng thời cũng là nguyên liệu cấu tạo nên màng tế bào và nhiều hormone quan trọng như Testosterone, Estrogen, Progesterone,… Trong cơ thể có 3 loại chất béo chính là Cholesterol, Triglyceride và Phospholipid. Cholesterol gồm 2 dạng: HDL – C và LDL – C.
- HDL – C hay còn gọi là mỡ tốt, có vai trò vận chuyển chất béo dư thừa trong lòng mạch đến gan và đào thải qua đường mật.
- Ngược lại, LDL – C được biết đến là mỡ xấu, tích tụ chất béo dư thừa, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Triglyceride chiếm lượng lớn tổng chất béo trong cơ thể, liên quan trực tiếp đến HDL – C và LDL – C.
Chính vì thế, rối loạn chuyển hóa lipid máu được hiểu là sự thay đổi các chỉ số quan trọng, thuộc một trong những trường hợp:
- Cholesterol toàn phần tăng (>240mg/ dL)
- HDL – Cholesterol giảm (<40mg/ dL)
- LDL – Cholesterol tăng (>160mg/ dL)
- Triglyceride tăng (>200mg/ dL)
Bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa lipid máu
Có rất nhiều bệnh lý làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu, nếu không chữa trị tận gốc sẽ để lại biến chứng nguy hiểm về tim mạch. Một số căn bệnh nên lưu ý có thể kể đến như:
Béo phì

Béo phì thường là hậu quả của lối sống thiếu khoa học, tiêu thụ quá nhiều chất béo có hại. Lượng calo dư thừa sẽ tích tụ ở lớp mỡ dưới da và nội tạng, gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến rối loạn mỡ máu.
Chỉ số BMI được tính theo công thức cân nặng : (chiều cao x chiều cao) có mối liên hệ trực tiếp đến lượng chất béo trong cơ thể. Chính vì vậy, béo phì được xác định khi BMI lớn hơn 25, báo hiệu người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để giữ ổn định nồng độ mỡ máu của mình.
Đái tháo đường type II
Đái tháo đường type II gây ra sự đề kháng Insulin, khiến cho acid béo không thể vận chuyển được đến nơi cần thiết. Mặt khác, đường huyết không được sử dụng nên tế bào sẽ lựa chọn lipid để cung cấp năng lượng cho hoạt động sống. Điều này vô tình dẫn đến tăng tổng hợp đồng thời giảm phân giải chất béo tại gan gây ra rối loạn chuyển hóa lipid.
Suy tuyến giáp
Chế độ ăn nghèo Iot sẽ làm giảm tổng hợp hormone TSH của tuyến giáp. Một trong số các chức năng quan trọng của hormone này đó chính là điều chỉnh quá trình chuyển hóa lipid: Kích thích sự di chuyển và phân giải Cholesterol, hỗ trợ tổng hợp acid béo tại gan.
Vậy nên, những người mắc bệnh suy tuyến giáp cần có kế hoạch điều trị cụ thể để kiểm soát nồng độ TSH, ổn định lipid máu của bản thân.
Hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư là tình trạng tổn thương cầu thận, dẫn đến mất Protein quá mức qua nước tiểu. Căn bệnh này thường kèm theo phù và giảm Albumin. Để cân bằng áp lực keo trong máu, gan sẽ tăng sản xuất các Lipoprotein tỷ trọng thấp (mỡ xấu) bù đắp cho lượng protein thoát ra ngoài. Hiện tượng trên kéo dài sẽ khiến cho nồng độ Cholesterol máu tăng cao.
Rối loạn chuyển hóa lipid dẫn đến bệnh lý nào?
Rối loạn lipid máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến mọi cơ quan trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiến triển đến hàng loạt bệnh lý như:
Xơ vữa động mạch

Rối loạn lipid máu dẫn đến việc tích tụ chất béo dư thừa được gọi là mảng xơ vữa. Điều này sẽ khiến cho đường kính của động mạch hẹp lại, cản trở quá trình lưu thông của dòng máu.
Xơ vữa động mạch thường xảy ra ở nhiều hệ thống động mạch lớn như mạch cảnh, mạch vành, động mạch chi dưới,… Các mảng xơ vữa được tích tụ dần dần làm hẹp lòng mạch, hạn chế dòng chảy của máu chứa oxy đến các cơ quan và các bộ phận khác trong cơ thể.
Ở giai đoạn sớm, bệnh thường không có triệu chứng, xơ vữa động mạch chỉ biểu hiện khi có tổn thương làm cản trở dòng máu. Tùy thuộc động mạch bị tắc nghẽn mà triệu chứng khác nhau, bao gồm cơn đau thắt ngực khi gắng sức, chóng mặt, đau đầu, tê bì tay chân, chuột rút,…
☛ Chi tiết tham khảo trong bài: Bệnh xơ vữa động mạch
Bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành là hiện tượng một hay nhiều nhánh của mạch vành bị hẹp do sự cản trở của mảng xơ vữa bên trong. Khi lượng chất béo tích tụ càng nhiều, sự lưu thông máu càng trở nên khó khăn khiến cho cơ tim không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Nếu không may mảng xơ vữa vỡ ra sẽ hình thành khối máu đông gây tắc nghẽn mạch vành, dẫn đến biến chứng nhồi máu cơ tim vô cùng nguy hiểm.
Triệu chứng điển hình của bệnh mạch vành bao gồm cảm giác nặng nề, đè ép ở vùng ngực, có thể lan lên vai và xuống tay phải. Không chỉ vậy, trong cơn đau ngực bạn còn cảm nhận thấy những dấu hiệu đi kèm như buồn nôn, khó thở, đổ mồ hôi,…
Đột quỵ

Như đã phân tích ở trên, xơ vữa động mạch có thể xảy ra ở động mạch cảnh – nơi cung cấp phần lớn oxy cho não. Mảng xơ vữa làm hẹp lòng mạch có thể gây ra những cơn thiếu máu thoáng qua, dấu hiệu báo trước đột quỵ mà người bệnh ít khi để ý. Nếu chúng rách vỡ sẽ hình thành khối máu đông khiến cho mạch cảnh tắc nghẽn hoàn toàn, gây ra đột quỵ thực sự!
Đột quỵ thường diễn biến rất nhanh, khởi đầu bằng cơn đau đầu dữ dội, liệt mặt hoặc liệt nửa người, khó nói,… Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong hoặc chữa trị không dứt, để lại nhiều di chứng như động kinh, liệt mặt,…
Tăng huyết áp

Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tâm thu ≥ 130 mmHg hoặc huyết áp tâm trương ≥ 80 mm Hg trong khi nghỉ ngơi. Mảng xơ vữa động mạch khiến cho đường kính mạch máu thu hẹp lại, việc vận chuyển dinh dưỡng đến các cơ quan trở nên khó khăn hơn. Để đáp ứng được nhu cầu oxy cần thiết, tim phải tăng co bóp để tống máu qua chỗ hẹp, gây ra tăng huyết áp.
Diễn biến của tăng huyết áp rất âm thầm, thường là những cơn đau đầu thoáng qua, nhìn mờ, mệt mỏi, khó ngủ,… Vậy nên, khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào bạn cũng nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ chất béo Triglyceride hơn 5% trọng lượng gan. Nồng độ Triglyceride tăng cao không thể vận chuyển đến các tế bào mà đọng lại ở gan, ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng của bộ máy này.
Triệu chứng của gan nhiễm mỡ bao gồm đau vùng hạ sườn phải, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi,… Thậm chí, ở giai đoạn nặng 3 – 4 còn xuất hiện nhiều dấu hiệu điển hình như nốt sao mạch, vàng da, vàng mắt,… Nếu không được điều trị kịp thời, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan cực kỳ nguy hiểm.
☛ Tham khảo chi tiết tại: Thế nào là gan nhiễm mỡ?
Suy thận
Suy thận là tình trạng tổn thương và suy giảm chức năng của thận. Ở người trưởng thành với khoảng 5 lít máu trong cơ thể, thận có khả năng thực hiện 288 lần lọc/ 24 giờ. Nồng độ chất béo trong máu tăng cao buộc thận phải hoạt động quá mức so với bình thường. Thậm chí, biến chứng khác của rối loạn chuyển hóa lipid như tăng huyết áp càng khiến cho lượng máu đến thận ngày một nhiều hơn, khiến chức năng thận suy giảm.
Dấu hiệu cảnh báo suy thận bao gồm buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ớn lạnh, tiểu nhiều về đêm, màu nước tiểu bất thường,…
Rối loạn lipid máu có chữa được không?
Người bệnh tăng mỡ máu thường lo lắng về việc rối loạn chuyển hóa lipid liên quan đến bệnh lý nguy hiểm và không thể chữa trị triệt để. Tuy nhiên, căn bệnh này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời.
Vậy nên, đối với người trưởng thành khỏe mạnh, bạn nên thực hiện xét nghiệm Cholesterol đều đặn 5 năm/ lần. Với những đối tượng có các bệnh lý liên quan, hãy định lượng mỡ máu định kỳ 1 – 2 lần/ năm để chủ động tầm soát, ngăn ngừa các biến chứng về tim mạch.
Hiện nay, phác đồ điều trị rối loạn lipid máu phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và khác nhau ở mỗi cá thể riêng biệt. Tuy nhiên, nguyên tắc chính để cải thiện chỉ số mỡ máu đó chính là xây dựng lối sống và chế độ ăn hợp lý. Bạn phải duy trì việc này suốt đời, kể cả khi dùng thuốc chữa bệnh.
Phương pháp điều trị rối loạn chuyển hóa lipid
Khi đã được chẩn đoán mắc rối loạn chuyển hóa lipid hay những bệnh lý liên quan, bạn nên có một lộ trình điều trị lâu dài, phù hợp với bản thân mình. Một số phương pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bao gồm:
Thay đổi chế độ ăn

Chất béo rất cần thiết vậy nên bạn không thể loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa lipid ra khỏi khẩu phần ăn hằng ngày. Điều bạn cần lưu ý là lựa chọn chất béo tốt và hạn chế sử dụng chất béo xấu một cách tối đa. Hãy xây dựng một thực đơn khoa học bằng cách:
- Ưu tiên thực phẩm giàu chất béo tốt từ cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu oliu, hạt lanh, hạt óc chó,…
- Bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, trái cây ít ngọt như cam, ổi, bưởi,…
- Hạn chế sử dụng thức ăn có nhiều chất béo xấu như da và nội tạng động vật, bơ, sữa và chế phẩm từ sữa,…
- Giảm lượng muối ăn và đường tinh chế có nhiều trong thức ăn nhanh, bánh quy, bánh mì,…
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia hay uống nước ngọt quá nhiều.
☛ Chi tiết tham khảo: Rối loạn lipid máu nên ăn gì kiêng gì?
Tăng cường vận động

Không chỉ ngăn ngừa bệnh béo phì gây ra rối loạn mỡ máu, việc tăng cường vận động còn giúp cơ thể bạn luôn dẻo dai và tràn đầy năng lượng. Bạn có thể lựa chọn những môn thể thao mà mình yêu thích, bao gồm chạy bộ, đạp xe, bơi lội, yoga,… để tạo nên một thói quen tốt hằng ngày.
Hãy duy trì việc tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày, 4 – 5 lần mỗi tuần để nhận thấy sự thay đổi từ bên trong. Đặc biệt, bạn cũng nên giữ một trạng thái thanh thản, yêu đời để xây dựng sức khỏe tinh thần thật bền vững nhé!
Loại bỏ các thói quen xấu
Những thói quen xấu thường gặp bao gồm lười vận động, hút thuốc lá, uống rượu bia,.. là một trong những nguy cơ hàng đầu của rối loạn chuyển hóa lipid và các bệnh liên quan. Việc thay đổi thói quen hằng ngày là điều không dễ dàng, vậy nên bạn cần kiên trì và xây dựng cho mình một kế hoạch phù hợp, chi tiết.
Hãy bù đắp khoảng thời gian trống bằng các hoạt động bổ ích hơn như tập thể dục, đọc sách, học thêm một kỹ năng mới, trò chuyện với gia đình,… Không chỉ giảm thiểu được nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu, bạn còn nâng cao được giá trị bản thân và cuộc sống của chính mình!
Sử dụng thuốc
Nếu những phương pháp tại nhà không cải thiện được tình trạng bệnh của bạn trong 2 – 3 tháng, bác sĩ sẽ kê đơn để việc điều trị được hiệu quả hơn. Trong thời gian sử dụng thuốc, bệnh nhân vẫn phải duy trì lối sống, chế độ ăn lành mạnh và khoa học.
Thuốc điều trị rối loạn lipid máu cần có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ, đúng liều lượng, đúng đơn thuốc và đúng thời điểm. Những sản phẩm tân dược có công dụng rất tốt tuy nhiên cũng rất dễ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
☛ Chi tiết hơn đọc tại: 5 nhóm thuốc dành cho người rối loạn lipid máu
Fremo – thảo dược hiệu quả cho người rối loạn mỡ máu

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp an toàn để hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipid thì Fremo là sự lựa chọn đúng đắn. Hiểu được mong muốn và nhu cầu của người bệnh, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.
Sự phối hợp tuyệt vời các loại thảo dược quý đã mang đến kết quả đáng kinh ngạc: Giảm Cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%. Đây là một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị rối loạn mỡ máu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
Ngoài ra, Fremo còn được chiết xuất từ nhiều thực vật có hoạt tính sinh học cao như hoàng bá, nga truật, táo mèo,… có tác dụng ức chế tổng hợp và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Cơ chế này cũng góp phần giảm mỡ máu ở bệnh nhân rối loạn lipid, giảm mỡ gan, giảm cân, tầm soát xơ vữa động mạch.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Lời kết
Những thông tin trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc rối loạn chuyển hóa lipid liên quan đến bệnh lý nào của người bệnh. Chắc chắn rằng, hiểu được căn nguyên gây bệnh cũng như những biến chứng của chúng sẽ giúp bạn chủ động tầm soát mỡ máu, điều trị bệnh an toàn và hiệu quả hơn!
Tham khảo thêm tại:
http://benhvien108.vn/roi-loan-lipid-mau-va-nguy-co-benh-tim-mach.htm
https://benhvienthucuc.vn/roi-loan-mo-mau-co-the-gay-tu-vong-cach-du-phong-va-dieu-tri-hieu-qua/