Rối loạn lipid máu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp… Bên cạnh sử dụng thuốc để điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy người mắc rối loạn lipid máu nên ăn gì? Điều này sẽ được giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Rối loạn lipid máu là gì?
Rối loạn lipid máu là tình trạng người bệnh có nồng độ chất béo trong máu quá cao hoặc quá thấp, bao gồm: Tăng Cholesterol hoặc tăng Triglyceride huyết tương (hoặc cả hai), tăng LDL-C (Cholesterol xấu), giảm HDL-C (Cholesterol tốt),…
Người mắc rối loạn lipid máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như tăng huyết áp, đái tháo đường, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não…
-
Rối loạn mỡ máu là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất hiện nay
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, Cholesterol và carbohydrate. Vì vậy, khi bị rối loạn lipid máu bạn cần xây dựng một nguyên tắc ăn uống khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
☛ Tham khảo chi tiết hơn: Rối loạn lipid máu (rối loạn mỡ máu) có nguy hiểm?
Nguyên tắc ăn uống khi bị rối loạn mỡ máu?
Một số nguyên tắc mà người bệnh cần phải tuân thủ để giúp giảm Cholesterol, Triglyceride máu và ngăn ngừa xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành là:
Lượng Calo in < Calo out
-
Lượng Calo bổ sung phải nhỏ hơn lượng Calo tiêu thụ trong một ngày.
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của người rối loạn mỡ máu. Bởi nếu lượng Calo nạp vào cơ thể mà không sử dụng hết sẽ được lưu giữ dưới dạng chất béo.
Lời khuyên của chuyên gia là người bệnh cần giảm năng lượng trong khẩu phần ăn hàng ngày dần dần, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcalo so với khẩu phần trước. Bạn không nên cắt giảm nhiều hơn bởi nó sẽ khiến bạn thiếu năng lượng, mệt mỏi.
Giảm lượng chất béo (lipid) theo BMI
Chất béo chỉ nên chiếm khoảng 15 – 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Nếu người rối loạn mỡ máu có kèm thừa cân, béo phì, điều cần làm là giảm cân nặng, giảm lượng chất béo theo chỉ số khối cơ thể (BMI) và giữ cho chỉ số này ở mức lý tưởng (từ 18.5 – 23 kg/m2).
Giảm lượng Cholesterol
Ở người bình thường, lượng Cholesterol ăn vào khuyến cáo từ 500-600 mg/ngày. Còn đối với bệnh nhân rối loạn lipid máu lượng Cholesterol nên nhỏ hơn 300 mg/ngày. Bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm giàu Cholesterol xấu như: nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn…
Chế độ ăn giàu chất xơ

Ăn nhiều các loại rau quả để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể, khoảng 500g/ngày. Đặc biệt nên sử dụng các loại rau quả giàu chất chống oxy hóa để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C, β-carotene, selen,…
Hạn chế ăn mặn
Thói quen ăn nhạt có lợi cho sức khỏe không chỉ với người rối loạn lipid máu mà còn đối với tất cả mọi người. Nên giảm dần lượng muối từ từ để cơ quan cảm nhận vị giác có thể dần thích nghi. Hướng tới mục tiêu <5g muối/ngày (tương đương 1 muỗng cà phê).
Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vì các món ăn mặn được chế biến sẵn. Nên ăn các món luộc, hấp thay cho món kho, rim, rang,… để làm giảm lượng muối ăn vào hằng ngày.

Chia nhỏ bữa ăn
Đối với những bệnh nhân rối loạn lipid máu cần chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tối thiểu 5 bữa/ngày, các bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và đảm bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm chính, nhưng phải giảm tối đa lượng chất béo trong bữa ăn kết hợp tăng thêm lượng rau củ và trái cây ít ngọt.
Uống đủ lượng nước cần thiết

Nước có vai trò duy trì hoạt động trao chất của cơ thể, giúp đào thải các chất cặn bã. Các phản ứng thủy phân sẽ phá vỡ chất béo, carbohydrate và protein trong thức ăn cung cấp nguyên liệu cho cơ thể để tạo thành năng lượng cho mọi hoạt động.
Hạn chế ăn tối muộn
Vì đêm khuya là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể làm cho hàm lượng chất béo nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày sẽ gây xơ vữa động mạch.
Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, thời điểm tốt nhất là từ 6-7 giờ. Đồng thời kết hợp tập thể dục điều độ để làm tiêu hao lượng chất béo nạp vào cơ thể.
Nên ăn gì khi bị rối loạn lipid máu?
Sau khi biết rõ về các nguyên tắc ăn uống thì việc cần làm tiếp theo là lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp, đúng liều lượng. Dưới đây là tên những thực phẩm cụ thể nên có trong bữa ăn hàng ngày của người bị rối loạn lipid máu.
Rau xanh
Người mắc bệnh rối loạn mỡ máu nên tăng cường bổ sung rau xanh. Bởi chất xơ trong rau giúp loại bỏ một phần chất béo và Cholesterol hấp thu vào trong cơ thể, đồng thời giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, rau còn chứa nhiều vitamin rất có lợi trong việc giúp giảm thiểu hàm lượng lipid, đặc biệt là vitamin C, vitamin E.

Một số loại rau giàu chất xơ và vitamin đặc biệt tốt cho người mắc rối loạn lipid máu như:
- Rau bắp cải: Thành phần giúp kiểm soát tốt lượng mỡ máu có trong bắp cải chính là acid tartaric. Acid này hoạt động theo cơ chế ức chế đường và tinh bột chuyển hóa thành chất béo tồn đọng trong cơ thể, từ đó giúp giảm nồng độ Cholesterol, ngăn ngừa tình trạng rối loạn mỡ máu.
- Mầm đậu xanh: giàu chất xơ, vitamin C,… rất có ích trong việc loại trừ chất thải trong cơ thể, đặc biệt là các chất béo, từ đó làm giảm Cholesterol trong máu và sự lắng đọng Cholesterol ở thành động mạch.
- Súp lơ: có hàm lượng chất xơ rất cao, giàu các loại vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là flavonoid có trong súp lơ có khả năng làm sạch lòng mạch, tiêu trừ Cholesterol lắng đọng trên thành mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Mướp đắng: giàu vitamin B1, vitamin C và các loại khoáng chất. Giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức đề kháng cơ thể. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nhờ kích thích bài tiết insulin.
Trái cây tươi

Một số loại quả mà người rối loạn lipid máu nên ăn là:
- Táo: giúp giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, tăng độ nhớt trong đường ruột dẫn đến giảm hấp thu Cholesterol từ mật và trong thực phẩm.
- Kiwi: có hàm lượng Arginin cao, giúp tăng cường lưu thông tuần máu máu, hạn chế sự hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.
- Bơ: chứa nhiều chất chống oxy hóa phong phú như vitamin B5, B6, K, C, E và chất béo không bão hòa, giúp giữ cho trái tim khỏe mạnh và giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, bơ cũng có thể điều chỉnh nồng độ LDL-C và HDL-C, cũng như các chất béo trung tính trong máu.
- Cam, quýt, bưởi: chứa pectin (chất xơ) và các hợp chất limonoid, có thể làm chậm chứng xơ vữa động mạch, giảm Triglyceride và Cholesterol xấu (LDL) trong máu.
Thực phẩm nhiều Omega
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, axit béo không no có nhiều nối đôi như Omega – 3, Omega-6 vừa giúp giảm Cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời kiểm soát huyết áp.
Danh sách những thực phẩm nhiều Omega nên bổ sung là: cá mòi, cá thu, cá hồi, hàu, quả óc chó, hạt điều, đậu nành,…

Các loại ngũ cốc thô
Yến mạch và các loại ngũ cốc thô nguyên hạt có nhiều chất xơ hòa tan. Cơ thể dễ hấp thu loại chất xơ này và chúng chứa ít calo, vừa có lợi cho việc giảm cân vừa có tác dụng giảm Cholesterol. Chính vì vậy, phù hợp với nhu cầu điều trị của người bị rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.
Các loại thịt trắng

Các loại thịt đỏ thường có hàm lượng Cholesterol cao nên những người bệnh rối loạn lipid máu thường được khuyên sử dụng các loại thịt trắng như ngan, gà, vịt (không da) có hàm lượng Cholesterol thấp hơn.
Các loại củ quả

Dưới đây là một số loại thực phẩm cũng được khuyến cáo nên dùng dành cho những người bị rối loạn lipid:
- Cà rốt: giàu β-carotene và các loại vitamin. Ngoài ra, còn chứa nhiều loại acid amin, chất xơ, khoáng chất, rất tốt với người mắc bệnh mạch vành. Trong cà rốt còn chứa Quercetin, đã được chứng minh có tác dụng làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp.
- Tỏi: có tác dụng làm tăng HDL-Cholesterol, giảm LDL-Cholesterol, Triglyceride và có khả năng dự phòng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều tỏi có thể gây viêm mí mắt hoặc viêm kết mạc, tổn thương niêm mạc dạ dày, làm viêm loét dạ dày. Vì vậy, nếu bệnh nhân rối loạn lipid máu có bệnh lý về dạ dày và các chứng viêm ở mắt thì không nên dùng.
- Đậu tương: mỗi ngày, ăn 100g đậu tương giúp giảm 20% Cholesterol máu. Đậu tương và các sản phẩm từ đậu tương như sữa đậu, đậu phụ,… đều rất tốt cho người bị rối loạn lipid máu.
- Hành tây: có tác dụng làm giảm Cholesterol máu, đồng thời cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch. Người trưởng thành có thể dùng 60g/ngày để dự phòng Cholesterol máu tăng.
- Dưa leo: chứa nhiều chất xơ làm giảm hấp thu chất béo, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng đào thải. Ngoài ra, dưa leo còn có thể làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, tốt cho người béo phì.
- Rong biển: giúp ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng Cholesterol thành mạch do chứa nhiều Magie và iod. Hơn nữa trong rong biển còn có chất laminaria polysaccharide giúp làm giảm Cholesterol toàn phần và Triglyceride.
- Ớt: có hàm lượng vitamin C rất cao, làm giảm Cholesterol máu, đồng thời giúp cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể.
Dầu thực vật
Sử dụng các loại dầu thực vật không bão hòa như dầu hướng dương, dầu lạc, dầu ô liu thay cho mỡ; ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, để cung cấp nhiều các axit béo không no nhiều nối đôi.
Sữa ít béo
Sữa ít béo là sữa được tách bớt lượng chất béo có chứa trong sữa nhưng vẫn giữ lại các khoáng chất và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như Canxi, magie, Kali,….
Lượng chất béo trong sữa ít béo chỉ dao động từ 1 – 1,8% nên người bị rối loạn lipid máu có thể sử dụng loại sữa này song cần kết hợp kiểm soát chất béo từ thực phẩm khác để giảm cân, giảm chất béo hấp thu.
Bệnh nhân nên kiêng ăn gì khi bị rối loạn lipid máu?

Bên cạnh việc tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe như đã chia sẻ ở trên thì bạn còn cần chú ý hạn chế các loại thực phẩm sau đây nếu không muốn gặp phải những biến chứng nguy hiểm:
- Thực phẩm giàu Cholesterol: người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao như thịt đỏ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, não, da,… Ngoài ra, cũng nên hạn chế các loại mỡ động vật, thịt chưa được lọc mỡ…
- Chất béo no: có trong mỡ, bơ thực vật, nước luộc thịt, dầu cọ, dầu dừa, dầu hạnh nhân,…Chất béo no có khả năng làm tăng Cholesterol và tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chúng.
- Chất béo chuyển hóa: không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, kể cả mì ăn liền,…
- Đường tinh luyện: thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến như đường mía, mứt, kẹo, socola, sữa đặc,… Hạn chế lượng đường dưới 20g/ngày sẽ giúp bạn giảm mỡ máu cao.
Một số thói quen xấu cần bỏ khi bị rối loạn lipid máu
Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, thì người bệnh cũng cần chú ý đến lối sống sinh hoạt của mình khi bị rối loạn lipid máu. Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá để cải thiện chỉ số HDL – Cholesterol và ngăn ngừa các nguy cơ tim mạch.
Không chỉ vậy, người bị mỡ máu cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn vì đây là nguyên nhân chính gây tăng Triglyceride. Thay vào đó là uống nước ép hoa quả, uống trà thảo mộc, detox… tốt cho sức khỏe.

Hơn thế nữa, bạn nên loại bỏ thói quen lười vận động. Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và duy trì cân nặng ổn định. Dành thời gian tối thiểu 30-45 phút mỗi ngày để đi bộ, chạy bộ, bơi, yoga, cầu lông…
Đặc biệt, tránh căng thẳng, stress bởi chúng sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormon cortisol – tác nhân hàng đầu khiến cơ thể tích trữ mỡ thừa ở bụng. Vì vậy, bạn nên luôn giữ một tâm trạng vui vẻ, lạc quan và dành thời gian để thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi.
☛ Tham khảo thêm: Tình trạng rối loạn lipid máu chẩn đoán như thế nào?
FREMO – Sản phẩm thảo dược giúp giảm mỡ máu, xơ vữa động mạch
Để kiểm soát chỉ số lipid máu trong cơ thể an toàn, hiệu quả thì ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học thì các chuyên gia y khoa hàng đầu còn khuyến khích kết hợp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược.
FREMO là một trong những sản phẩm giúp hạ mỡ máu có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên, được nghiên cứu và phát triển bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Trong FREMO có chứa hoạt chất Hibithocin (được chiết xuất từ bụp giấm) đã được kiểm chứng trên lâm sàng về hiệu quả giúp giảm mỡ máu vượt trội, hiệu quả tương đương với Atorvastatin – thuốc có nguồn gốc hóa dược trong điều trị rối loạn lipid máu.

Ngoài ra, các loại thảo dược khác như giảo cổ lam, cao xạ đen, cao táo mèo, cao hoàng bá, cao nga truật đều có trong FREMO giúp làm tăng tác dụng giảm Cholesterol và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sản phẩm có nguồn gốc 100% từ thiên nhiên nên có thể dùng lâu dài được mà không gây ra tác dụng phụ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Lời kết
Mong rằng qua bài viết trên có thể giúp bạn xây dựng được một lối sống và chế độ ăn khoa học để cải thiện chứng rối loạn lipid máu tốt nhất, đem lại hiệu quả cao khi chữa trị. Có gì chưa rõ hãy trao đổi với chúng mình ngay nhé!
Tài liệu tham khảo:
http://benhvien108.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nen-an-gi.htm
https://tuoitre.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nen-an-gi-20190108143608621.htm