Rối loạn mỡ máu là một trong những tình trạng bệnh lý không còn xa lạ với nhiều người. Bệnh mặc dù phổ biến nhưng không được nhiều người quan tâm đủ và đúng dẫn đến xảy ra nhiều hệ lụy sức khỏe. Vậy rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không? Điều trị rối loạn mỡ máu đúng cách như thế nào?
Mục lục
Rối loạn mỡ máu là bệnh gì?
Rối loạn mỡ máu hay rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu là tình trạng nồng độ của một hoặc nhiều chất béo (lipid) trong máu không ổn định.
Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa mỡ máu, được định nghĩa là tình trạng nồng độ của một hoặc nhiều chất béo (lipid) trong máu không ổn định, có thể tăng hoặc giảm không bình thường.
Trong máu có chứa 3 loại chất béo chính, bao gồm:
- Lipoprotein mật độ cao – cholesterol tốt (HDL)
- Lipoprotein mật độ thấp – cholesterol xấu (LDL)
- Triglyceride – chất béo trung tính
Ngoài ra còn có photpholipid và các axit béo tự do.
Khi bạn bị rối loạn mỡ máu, đồng nghĩa với việc nồng độ LDL-c hoặc triglyceride của bạn quá cao hoặc HDL-c quá thấp.
LDL-c là loại cholesterol xấu bởi khi nồng độ chúng lên cao, tích tụ trong lòng động mạch hoặc bám trên các thành mạch tạo thành các mảng bám, khối xơ vữa gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch.
HDL là cholesterol tốt vì nó có khả năng loại bỏ LDL khỏi máu, chúng chiếm 25 – 30% trong tổng số cholesterol.
Triglyceride hay còn gọi là chất béo trung tính là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Sau khi được đưa vào cơ thể, triglyceride được chuyển đến ruột non, phân tách ra và kết hợp với cholesterol để tạo thành năng lượng. Năng lượng này được tích trữ chủ yếu tại các tế bào gan và mỡ. Khi nồng độ triglyceride tăng cao, chúng bám vào các thành mạch, làm cản trở quá trình lưu thông máu, gây ra các tình trạng mỡ máu cao, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Rối loạn chuyển hóa lipid liên quan đến bệnh lý nào?
Các dạng rối loạn mỡ máu
Bệnh mỡ máu được chia thành nhóm nguyên phát và thứ phát.
Các rối loạn di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình rạng rối loạn mỡ máu nguyên phát:
- Tăng lipid máu gia đình kết hợp;
- Đột biến trong một nhóm lipoprotein LDL;
- Tăng triglycerid máu gia đình;
- Tăng lipid máu gia đình đồng hợp tử hoặc đa gen – một đột biến trong thụ thể LDL.
Rối loạn lipid máu thứ phát là do yếu tố lối sống hoặc điều kiện y tế ảnh hưởng đến mức lipid trong máu. Đây là dạng gặp chủ yếu trong đời sống, tỷ lệ ngày càng tăng dần và trở nên trẻ hóa.
- Chế độ ăn không lành mạnh
- Lối sống không khoa học, thụ động, lười vận động
- Hút thuốc lá
- Rượu bia, chất kích thích
- Do các bệnh lý chuyển hóa khác: bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn, suy giáp, buồng trứng đa nang, hội chứng ruột kích thích,…
Tăng lipid máu là tình trạng có thể do nguyên phát hoặc thứ phát. Nếu mắc tình trạng này, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc phá vỡ cholesterol LDL hoặc triglyceride.
Đối tượng nào dễ bị rối loạn mỡ máu?

Những trường hợp dưới đây có nguy cơ cao bị rối loạn mỡ máu hơn người bình thường:
- Di truyền (mỡ máu cao hỗn hợp): Những người trong gia đình có nhiều người cùng mắc bệnh mỡ máu cao thì có nguy cơ di truyền. Biểu hiện lâm sàng: béo phì, ban vàng, kháng insulin, đái tháo đường tuýp 2, tăng axit uric máu.
- Di truyền theo gen lặn (mỡ máu cao tiên phát). Biểu hiện lâm sàng: người bệnh không bị béo phì, có gan lách lớn, cường lách, thiếu máu giảm tiểu cầu, nhồi máu lách, viêm tụy cấp gây đau bụng.
- Người có lối sống không lành mạnh, dùng nhiều bia rượu, thường xuyên tiêu thụ thức ăn giàu chất béo bão hòa.
- Người mắc bệnh đái tháo đường: thường tăng triglyceride máu do hoạt tính enzyme lipoprotein lipase giảm. Khi kiểm soát tốt glucose máu thì triglyceride sẽ giảm sau vài tuần.
- Người mắc hội chứng Hội chứng Cushing: có tình trạng giảm dị hóa các lipoprotein do giảm hoạt tính enzyme lipoprotein lipase. Tình trạng này càng rõ hơn trong trường hợp kèm kháng insulin và đái tháo đường.
- Phụ nữ dùng estrogen thời gian dài, có sự gia tăng TG do tăng tổng hợp VLDL. Trong giai đoạn thai kỳ, nồng độ estrogen tăng cũng làm gia tăng TG gấp 2-3 lần, tuy nhiên nó sẽ trở lại mức bình thường sau sinh khoảng 6 tuần.
- Người nghiện rượu: Rượu là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến nồng độ mỡ máu, đặc biệt là triglyceride. Bởi vậy, những người nghiện rượu có nguy cơ bị mỡ máu cao.
- Người mắc bệnh thận: trong hội chứng thận hư, tăng VLDL và LDL do gan tăng tổng hợp để bù và lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu. TG tăng do albumin máu giảm nên acid béo tự do gắn với albumin cũng giảm, acid béo tự do tăng gắn vào lipoprotein làm cho sự thủy phân TG của các lipoprotein này bị giảm.
Làm thế nào để phát hiện rối loạn mỡ máu?
Hầu hết những người bị rối loạn mỡ máu thường không xuất hiện những biểu hiện cụ thể có thể nhận thấy bằng mắt thường. Cách chính xác nhất để phát hiện ra bệnh là làm xét nghiệm mỡ máu. Mặc dù vậy, một số biểu hiện lâm sàng mà bạn có thể chú ý về sức khỏe của mình nếu nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh, bao gồm:
- Huyết áp không ổn định: Một dấu hiệu dễ nhận biết là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
- Chân đau, tê bì và lạnh: Cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn.
- Đau ngực: Có những người bệnh khỏe mạnh bình thường chỉ cơn đau ngực tử vong vì họ không biết rằng căn nguyên sâu xa đó là rối loạn mỡ máu. Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.
- Đau tức ngực: Triệu chứng đau ngực rất nguy hiểm với bệnh nhân bệnh rối loạn mỡ máu.
- Đột quỵ: Khi bị rối loạn mỡ máu, chỉ số triglyceride cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.
Mẫu xét nghiệm mỡ máu thường được lấy từ tĩnh mạch ở cánh tay. Bệnh nhân cần nhịn đói ít nhất 8 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện xét nghiệm (thường lấy mẫu vào buổi sáng sớm trước bữa ăn sáng (không ăn đêm)). Một số trường hợp khác được phát hiện thông qua dấu hiệu cholesterol lắng đọng ở dưới da hoặc quanh khu vực mí mắt.
Kết quả xét nghiệm máu cho biết nồng độ TC, LDL-c, HDL-c, triglyceride, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được bạn có bị rối loạn mỡ máu hay không. Các chỉ số này có thể thay đổi theo thời gian, do vậy bạn cần thực hiện làm xét nghiệm máu định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm/lần. Trường hợp bệnh nhân đã bị rối loạn mỡ máu thì bác sĩ có thể đề nghị thời gian làm xét nghiệm thường xuyên hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiêu chuẩn vàng chẩn đoán rối loạn lipid máu!
Khi nào cần kiểm tra lipid máu?
Nồng độ cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chính khiến cho động mạch bị thu hẹp và xơ vữa. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm cho lưu lượng máu đi nuôi cơ tim giảm, gián đoạn, gây ra các cơn đau thắt ngực, thậm chí là nhồi máu cơ tim.
Hầu hết lượng cholesterol toàn phần trong máu tạo ra từ LDL-c. Chỉ một lượng nhỏ cholesterol tạo ra là choleterol có ích HDL-c, có tác dụng bảo vệ động mạch và chống lại xơ vữa động mạch.
Tăng cholesterol máu là một trong những nguy cơ chính gây nên bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành. Nguy cơ bệnh mạch vành và bệnh lý tim mạch càng tăng cao hơn khi bạn có các yếu tố nguy cơ như: tăng huyết áp, tiểu đường, hút thuốc lá, ít vận động, béo phì,…
Chính bởi vậy, việc kiểm tra sức khỏe nói chung và kiểm tra nồng độ mỡ máu nói riêng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông thường, với những người trên 45 tuổi, nên kiểm tra mỡ máu định kỳ 6 tháng/lần. Những người trẻ hơn nếu có các yếu tố nguy cơ kể trên cũng cần lưu ý kiểm tra. Những người đang điều trị rối loạn mỡ máu cần kiểm tra thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Trẻ em thường không cần kiểm tra lượng mỡ máu trừ khi mắc bệnh tiểu đường.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Xét nghiệm lipid máu gồm những gì? Khi nào cần thực hiện?
Bệnh rối loạn mỡ máu có nguy hiểm không?
Rối loạn mỡ máu nếu được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, duy trì thói quen sống lành mạnh có thể đảm bảo được sức khỏe và không gây nguy hiểm đến tính mạng.
Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, bạn cần thực hiện nghiêm túc theo phác đồ điều trị của bác sĩ bao gồm việc dùng thuốc, chế độ ăn uống, thời gian thăm khám định kỳ. Nếu không bệnh rối loạn mỡ máu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống như đau tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
Các triệu chứng phổ biến của những bệnh trên gồm:
Khi người bệnh gặp phải biến chứng có thể sẽ xuất hiện các biến chứng dưới đây:
- Đau mỏi khớp chân, đặc biệt khi vận động
- Đau tức ngực, cảm giác bị chèn ép, khó thở
- Đau, căng và khó chịu vùng quai hàm, cổ, vai, lưng
- Khó tiêu, ợ nóng
- Khó ngủ, cảm thấy kiệt sức khi vận động
- Chóng mặt, tim đập nhanh
- Đổ mồ hôi lạnh
- Nôn, buồn nôn
- Sưng ở chân, mắt cá chân, lòng bàn chân, tĩnh mạch cổ, dạ dày
- Ngất xỉu
Những triệu chứng này có thể trầm trọng hơn khi bạn vận động liên tục và thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi. Bạn cần lưu ý quan sát và đến cơ sở y tế thăm khám để có kết luận chính xác và phương hướng điều trị kịp thời.
☛ Tham khảo thêm tại: Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu của Bộ Y tế
Dự phòng và điều trị rối loạn mỡ máu hiệu quả
1. Cải thiện chế độ ăn
Để phòng ngừa và điều trị rối loạn mỡ máu, điều quan trọng hàng đầu đó là cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Về chế độ ăn, cần đảm bảo những lưu ý dưới đây:
- Bổ sung thêm chất xơ. Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau, và các loại ngũ cốc.
- Bổ sung các chất béo không bão hòa bằng cách ăn nhiều cá, hạt, củ và dầu thực vật. Cá hồi, cá trích, quả bơ, quả ô liu, các dầu ăn thực vật như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu cải…là một số thực phẩm được khuyên dùng.
- Giảm lượng tinh bột xuống 55 – 60 % /khẩu phần ăn.
- Lựa chọn nguồn cung cấp đạm phù hợp
- Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, muối, nội tạng động vật, thực phẩm có đường tinh luyện, carb tinh chế.
Chế độ ăn này cần được duy trì thường xuyên trong thời gian dài, nó tốt cho cả những người có sức khỏe bình thường, đặc biệt là đối với những bệnh nhân thừa cân, béo phì.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Rối loạn lipid máu nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?
2. Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu
Các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng hỗ trợ điều trị rối loạn mỡ máu cao bao gồm:
- Yoga: Nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng các bài tập yoga đem đến nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nhờ khả năng làm giảm cholesterol toàn phần và cholesterol xấu. Về cơ bản, dựa vào các bài tập hít thở, yoga giúp bạn nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, thư thái đầu óc, đẩy lùi được nhiều chứng bệnh. Mỗi ngày, bạn nên dành ra tối thiểu 30 phút để tập các động tác yoga. Các tư thế yoga được chứng minh là tốt cho người rối loạn mỡ máu là: tư thể kéo giãn bụng, tư thế, xoắn nửa cột sống, tư thế bánh xe,…
- Đạp xe: Đạp xe là một trong những bài tập đơn giản lại có thể đem đến khả năng tiêu thụ năng lượng cao, đốt cháy lượng mỡ thừa, giảm cholesterol hiệu quả. Bên cạnh đó, đap xe thường xuyên còn có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe xương, thư giãn tinh thần, tăng cường sức khỏe tim mạch, kiểm soát cân nặng, đường huyết,… Bạn có thể dành ra 5 buổi/ tuần để tham gia bộ môn lành mạnh này.
- Đi bộ: Đi bộ là bài tập đơn giản, nhẹ nhàng nhưng lại có thể mang tới những lợi ích sức khỏe bất ngờ cho mọi độ tuổi, đặc biệt là đối với những bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu. Việc đi bộ thường xuyên, có nhip điệu giúp bạn thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, đốt chát mỡ thừa mà vẫn có thể kiểm soát được nhịp tim.
3. Thay đổi thói quen xấu
Ngay cả khi bạn không bị mỡ máu cao, việc từ bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe là vô cùng cần thiết. Cụ thể:
Hút thuốc lá: Khói thuốc lá được cảnh báo là gây tác động xấu cho sức khỏe, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm HDL- cholesterol và tăng LDL – cholesterol, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch,… Carbon monoxide có trong khói thuốc làm giảm lượng oxy dùng để vận chuyển các tế bào hồng cầu, tăng tích tụ cholesterol ở thành trong của động mạch. Khói thuốc lá làm tổn thương niêm mạc động mạch, gây xơ vữa động mạch, hẹp thành động mạch, dễ dẫn tới những cơn đau tim, đột quỵ, đau thắt ngực. Việc ngừng hút thuốc giúp bạn giảm nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe, tăng lượng HDL-c.
Uống nhiều rượu bia: Nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng không có ngưỡng an toàn nào với bất kỳ lượng rượu tiêu thụ. Uống quá nhiều rượu khiến cơ thể rơi vào tình trạng mất nước, làm tổn hại nhiều cơ quan trọng yếu, tăng lượng cholesterol và triglyceride trong máu. Chính bởi vậy, hãy giới hạn lượng rượu bia tiêu thụ tới mức thấp nhất có thể.
Ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ: Chất béo cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể, nhưng bạn không nên tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là những chất béo có trong những món ăn có nhiều dầu mỡ, chiên rán lại nhiều lần, chúng có thể làm tình trạng mỡ máu nặng hơn, kèm theo các bệnh lý tim mạch, tiểu đường.
Ít vận động, ngồi quá nhiều: Lối sống ít vận động, lười tập thể dục là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên tác động trực tiếp và làm tăng lượng cholesterol tốt HDL-c, gián tiếp kiểm soát và làm giảm lượng cholesterol xấu LDL-c nhờ vào quá trình giảm cân.
4. Điều trị mỡ máu bằng thuốc
Hiện nay, một số loại thuốc có thể được sử dụng trong phác đồ điều trị rối loạn mỡ máu. Đó là statins, niacin, fibrate,…
Việc sử dụng thuốc tây để điều trị mỡ mỡ máu cao cần có sự thăm khám, chẩn đoán và kê đơn từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không tự ý mua, sử dụng hoặc ngưng sử dụng thuốc điều trị mỡ máu cao khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị.
➤Tìm hiểu chi tiết: Rối loạn mỡ máu uống thuốc gì? Ưu nhược điểm của từng loại
Để việc điều trị mỡ máu cao đem lại hiệu quả và an toàn, bạn cần tuân thủ uống thuốc theo chỉ dẫn kết hợp lối sống lành mạnh, khoa học.
Trong bất kỳ trường hợp nào, việc phát hiện sớm tình trạng bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính bởi vậy, việc người bệnh hoặc người có nguy cơ mắc bệnh cần thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe lành mạnh để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa những tác hại xấu.
Bổ sung thảo dược hỗ trợ kiểm soát mỡ máu cao
Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động thể thao kết hợp với nghỉ ngơi hợp lý, thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát mỡ máu ổn định lâu dài. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ giảm mỡ máu an toàn cũng được các chuyên gia y tế khuyến khích sử dụng.
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
Hãy gọi về tổng đài tư vấn miễn cước 18001591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn hỗ trợ về tình trạng mỡ máu, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải nhé!
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán FREMO của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam Ở ĐÂY
Theo Fremo.vn