Xơ vữa thành mạch và cao huyết áp là những bệnh lý phổ biến và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vậy “Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?” Fremo sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục

Xơ vữa thành mạch và cao huyết áp
Xơ vữa động mạch là bệnh lý thành mạch máu bị thu hẹp hay tắc nghẽn do các mảng xơ vữa. Mảng bám được hình thành do sự lắng đọng cholesterol kết hợp với các chất béo, canxi… trong máu.
Lâu dần, các mảng này trở nên xơ cứng làm thu hẹp lòng mạch gây cản trở dòng máu di chuyển đến các cơ quan. Thậm chí, chúng có thể vỡ ra, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Điều này làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng nguy hiểm như đau tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
☛ Tham khảo đầy đủ: Xơ vữa động mạch từ nguyên nhân đến điều trị
Cao huyết áp, hay còn gọi là tăng huyết áp, là một bệnh lý mạn tính được đặc trưng bởi áp lực dòng máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cao huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Áp lực cao liên tục trong thời gian dài khiến mạch máu bị tổn hại nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân dẫn đến tổn thương các cơ quan quan trọng như tim, não, mắt, thận và mạch máu…
Tại sao người xơ vữa động mạch hay bị cao huyết áp?
Xơ vữa thành mạch và cao huyết áp đều là những bệnh lý mạn tính có diễn biến âm thầm, rất khó phát hiện sớm. Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, cao huyết áp có thể gây xơ vữa thành mạch đồng thời xơ vữa thành mạch cũng là một nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp.
Xơ vữa thành mạch do cao huyết áp
Cao huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ vữa thành mạch và các biến chứng nguy hiểm của nó. Theo thống kê tại Mỹ, khoảng 69% bệnh nhân nhồi máu cơ tim, 77% bệnh nhân tai biến mạch máu não và 74% bệnh nhân suy tim có huyết áp ở mức >140/90 mmHg. Cao huyết áp gây xơ vữa thành mạch chủ yếu là do sự rối loạn chức năng nội mạc, mất cân bằng giữa quá trình chết và tái tạo tế bào nội mạc mạch máu.
Nội mạc là lớp tế bào nằm bên trong lòng mạch, tiếp xúc với các thành phần của máu, có vai trò kiểm soát áp lực máu trong lòng mạch và ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa. Huyết áp cao tạo ra sức ép lớn và liên tục trong thời gian dài khiến nội mạc mạch máu bị tổn thương. Điều này làm cho cholesterol, đặc biệt là LDL-C cùng các chất khác dễ dàng đi vào lớp dưới nội mạc tích tụ dần tạo thành mảng xơ vữa.
Ngoài ra, cao huyết áp còn làm tăng sức căng và độ dày của thành mạch khiến lòng mạch ngày càng thu hẹp. Các động mạch giảm tính đàn hồi khiến cho nhiều thành phần máu có trọng lượng phân tử lớn dễ dàng lắng đọng. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi cho xơ vữa động mạch.
Đặc biệt, khi bạn có thêm các bệnh lý mạn tính kết hợp với cao huyết áp như: tiểu đường, mỡ máu cao… hoặc thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia thì nguy cơ hình thành xơ vữa động mạch sẽ tăng cao và nguy hiểm hơn.
Xơ vữa thành mạch dẫn đến cao huyết áp
Xơ vữa thành mạch có thể là hậu quả của cao huyết áp đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến cao huyết áp. Xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến các cơ trơn trong thành mạch khiến chúng mất tính đàn hồi. Khi có lưu lượng lớn máu chảy qua, mạch máu sẽ khó giãn nở làm tăng áp lực máu gây cao huyết áp.
Hơn nữa, động mạch bị thu hẹp hay tắc nghẽn do các mảng bám cũng làm hạn chế lưu lượng máu và tăng huyết áp. Các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch là tác nhân gây tăng sức cản khiến máu di chuyển khó khăn. Khi đó, cơ thể sẽ điều chỉnh tăng áp lực máu tác động lên thành mạch giúp dòng máu chảy qua dễ dàng hơn. Lâu dần, lòng mạch ngày càng thu hẹp thì áp lực máu ngày càng tăng dẫn đến tăng huyết áp.
Đã có rất nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới chứng minh cholesterol máu cao có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Năm 2002, các nhà nghiên cứu đã chia nhóm người nghiên cứu thành 3 nhóm: mức cholesterol cao, trung binh và thấp. Trong thời gian này, người tham gia sẽ được chuyên gia theo dõi huyết áp khi nghỉ ngơi và tập luyện ở các mức độ khác nhau. Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí “Tăng huyết áp” cho thấy nhóm người cholesterol cao có huyết áp cao hơn đáng kể so với 2 nhóm còn lại. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng cholesterol cao có thể làm rối loạn tính đàn hồi, sự co giãn của mạch máu đồng thời tạo thêm áp lực để đẩy máu đi qua. Sau này, một nghiên cứu phân tích từ 4680 người từ 40 – 59 tuổi tại 17 khu vực khác nhau ở Anh, Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản cũng cho kết quả tương tự.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện thử nghiệm theo dõi những người có mức cholesterol cao nhưng chưa được chẩn đoán tăng huyết áp hay bệnh tim để chứng minh. Năm 2005, nghiên cứu trên khoảng hơn 3000 người đàn ông kéo dài 14 năm cho thấy 1/3 số người tham gia đã xuất hiện cao huyết áp vào cuối cuộc nghiên cứu. Đối với phụ nữ, họ được theo dõi trong khoảng 11 năm và cũng cho kết quả tương tự. Đề tài nghiên cứu này đã được công bố trên JAMA – tạp chí của Hiệp hội Y học Mỹ.
Xơ vữa thành mạch và cao huyết áp có nguy hiểm không?
Xơ vữa động mạch và cao huyết áp đều được đặc trưng bởi diễn biến âm thầm và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi bạn mắc cả 2 bệnh lý này thì nguy cơ xảy ra các biến chứng là rất lớn và mức độ nguy hiểm cũng tăng lên, thậm chí là tử vong.
Đối với những bệnh nhân đã bị xơ vữa thành mạch từ trước, cao huyết áp làm tăng nguy cơ mắc biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, hội chứng vành cấp, đột quỵ… lên 3 – 5 lần so với bình thường. Bởi áp lực máu cao có thể gây nứt, vỡ các mảng bám, tạo huyết khối dẫn đến tắc nghẽn mạch máu tại nhiều cơ quan, đặc biệt là tim và não. Theo thống kê, khi huyết áp tâm trương tăng thêm 5 mmHg trong thời gian dài thì nguy cơ đột quỵ tăng lên 34% và nhồi máu cơ tim tăng lên 21%.
Phòng ngừa cao huyết áp ở người xơ vữa động mạch
Xơ vữa thành mạch và cao huyết áp đều có thể được ngăn ngừa hay kiểm soát ở mức độ ổn định bằng cách thực hiện lối sống hợp lý. Đặc biệt, nếu bạn muốn phòng ngừa cao huyết áp ở người xơ vữa thành mạch thì cần hiểu rõ một số lưu ý dưới đây:
- Chế độ ăn lành mạnh: bạn nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn hàng ngày. Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như thịt mỡ, các món rán, chiên, xào, đồ ăn nhanh… thay thế bằng chất béo không bão hòa có nhiều trong cá hồi, trứng cá, hạt lanh, ngũ cốc nguyên hạt… Ngoài ra, bạn hãy chế biến món ăn nhạt đi một chút bởi đồ ăn chứa nhiều muối không tốt cho tình trạng bệnh.
- Giảm cân: thừa cân, béo phì làm tăng mức cholesterol máu và là yếu tố nguy cơ của cả xơ vữa thành mạch và cao huyết áp. Theo ước tính, béo phì có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp lên đến 12 lần. Giảm cân không chỉ giúp bạn có vóc dáng đẹp hơn mà còn nâng cao sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh trên. Bạn hãy đặt ra mục tiêu cân nặng cho mình và thực hiện thông qua việc kiểm soát chế độ ăn, tập luyện hiệu quả.
- Tập luyện thường xuyên: giúp tăng cường sức khỏe, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Hơn nữa, hoạt động thể lực còn giúp tiêu hao mỡ thừa và cải thiện sự lưu thông của máu trong cơ thể. Điều này có thể làm giảm huyết áp và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch hiệu quả. Bạn hãy lựa chọn hình thức tập luyện phù hợp cho bản thân như đi bộ, bơi, đạp xe… và thực hiện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Hạn chế rượu: uống nhiều rượu bia có thể gây tăng huyết áp và tăng nồng độ cholesterol xấu (LDL-C) trong máu. Lượng cồn có thể chấp nhận được đối với đàn ông là 2 ly và phụ nữ là 1 ly rượu vang/ngày. Tuy nhiên, để kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả nhất thì bạn hãy ngưng hẳn việc sử dụng rượu bia.
- Bỏ thuốc lá: thuốc lá chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể, đặc biệt là nicotin. Nicotin làm tổn thương thành mạch, cản trở máu lưu thông gây tăng áp lực mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. Vậy nên, nếu bạn đang hút thuốc thì hãy bỏ ngay để không làm trầm trọng thêm bệnh tình của mình.
☛ Tham khảo thêm: Top thực phẩm tốt cho người xơ vữa động mạch
Thảo dược hỗ trợ điều trị xơ vữa thành mạch – FREMO
FREMO là thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam – đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu ở nước ta. Sản phẩm là kết quả của đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp 3 dược liệu tự nhiên: bụp giấm, xạ đen và giảo cổ lam” của PGS.TS Lê Minh Hà cùng các cộng sự.
FREMO đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm là có hiệu quả trong việc kiểm soát ổn định các chỉ số mỡ máu mà không gây tác dụng phụ thông qua cơ chế sau:
- Ức chế quá trình tổng hợp lipid máu đồng thời tăng thoái hóa lipid. Điều này làm giảm các chỉ số cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-C và tăng HDL-C.
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa. Do đó, hỗ trợ quá trình giảm cân bệnh và cải thiện tình trạng bệnh của bạn.
- Giảm nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Nhờ đó, FREMO góp phần hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp ở bệnh nhân xơ vữa thành mạch.
Bạn nên sử dụng FREMO liên tục trong khoảng từ 2-3 tháng để thấy hiệu quả rõ rệt. Đồng thời với kết hợp một lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên sẽ cải thiện bệnh lý và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, đột quỵ nguy hiểm.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
Xơ vữa thành mạch và cao huyết áp đều là những bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm và có liên quan chặt chẽ với nhau. Hi vọng bài viết này đã cho bạn câu trả lời chi tiết về vấn đề ” Tại sao ở người bệnh xơ vữa thành mạch thường bị cao huyết áp?” Hãy lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh thích hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.
Nguồn tham khảo
- https://www.hasanderma.com/tim-mach/32-cao-huyet-ap-va-benh-xo-vua-dong-mach.html
- https://healthplus.vn/tai-sao-xo-vua-dong-mach-thuong-gap-o-nguoi-cao-huyet-ap-d76452.html
- http://pgaspirant.in/high-blood-pressure-the-relationship-between-atherosclerosis-and-hypertension/
- https://www.verywellhealth.com/hypertensive-heart-disease-5095180