Tăng lipid máu có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, nhưng đa số bệnh nhân đều không có biểu hiện rõ ràng. Do đó, hiểu về bệnh lý tăng lipid máu sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mời các độc giả cùng tìm hiểu tổng quan về căn bệnh tăng lipid máu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Bệnh tăng lipid máu là gì?
Lipid máu là thành phần quan trọng của cơ thể sống, cung cấp 30% năng lượng để duy trì các hoạt động thiết yếu. Chúng bao gồm: LDL-cholesterol (LDL-c), HDL-cholesterol (HDL-c) và triglyceride.
Tăng lipid máu (hay còn có nhiều tên gọi khác như rối loạn mỡ máu, rối loạn lipid máu, bệnh mỡ máu cao) là thuật ngữ chỉ tình trạng nồng độ chất béo trong máu tăng bất thường được đặc trưng bởi 1 hoặc nhiều các chỉ số sau: Cholesterol toàn phần tăng, triglycerides tăng, tăng LDL-c (cholesterol xấu) hoặc giảm HDL-c (cholesterol tốt).
Nguyên nhân gây tăng lipid máu
Tăng lipid máu có thể do di truyền, nhưng căn bệnh này thường là hậu quả của việc có lối sống không lành mạnh, bao gồm: chế độ ăn uống không cân bằng hay hạn chế hoạt động thể chất.
Vì vậy, nguyên nhân của tăng lipid máu được chia làm hai dạng:
Nguyên nhân nguyên phát
Nguyên nhân gây tăng lipid máu nguyên phát là do di truyền. Chẳng hạn như đột biến ở protein thụ thể, đột biến gen đơn hoặc đa gen dẫn đến việc sản xuất quá mức hoặc giảm thanh thải triglyceride, LDL-c hay sản sinh ít hoặc thanh thải quá mức HDL-c.
Tăng cholesterol máu gia đình là bệnh lý thường gặp trong các dạng rối loạn lipid máu đơn gen, chiếm tỷ lệ khoảng 1/200 – 1/250. Theo ước tính, ở Việt Nam có gần 500.000 người mắc bệnh này.
Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân thứ phát là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn lipid máu. Chúng bao gồm:
- Lối sống ít vận động.
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, cholesterol và chất béo chuyển hóa.
- Sử dụng rượu, bia nhiều.
- Hút thuốc lá.
- Căng thẳng thường xuyên.
- Mắc các bệnh lý mạn: Đái tháo đường, bệnh thận mạn, hội chứng thận hư, suy giáp, xơ gan mật nguyên phát và các bệnh gan ứ mật khác.
- Sử dụng một số thuốc: Thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc kháng retrovirus hoạt tính cao, thuốc nội tiết: estrogen, progestins, glucocorticoids.
Đối tượng dễ bị tăng lipid máu
Những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh tăng lipid máu:
- Người có tiền sử gia đình bị cholesterol cao.
- Người bị suy giáp.
- Người béo phì.
- Người có chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Người lạm dụng quá nhiều rượu.
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Người có thói quen hút thuốc lá.
- Người già, người cao tuổi.
- Người có bệnh nền huyết áp cao.
Triệu chứng của bệnh tăng lipid máu
Tăng lipid máu thường không biểu hiện triệu chứng. Các dấu hiệu trên lâm sàng chỉ được phát hiện khi nồng độ các thành phần lipid máu cao hoặc gây ra các biến chứng trên các cơ quan như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não, các ban vàng ở mi mắt, khuỷu tay, đầu gối…
Ngoài ra, hàm lượng triglyceride tăng quá cao trong máu, làm huyết tương đục như nước vo gạo và có thể gây viêm tụy cấp tính, ảnh hưởng đến tính mạng.
Các biểu hiện bên ngoài khi người bệnh bị rối loạn lipid máu gồm:
- Cung giác mạc: Màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, tồn tại quanh mống mắt.
- Xuất hiện ban vàng: tại mí mắt trên hoặc dưới, phân bố khu trú hoặc rải rác.
- U vàng gân: Nằm ở gân duỗi của các ngón, gân gót chân và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay.
- U vàng dưới màng xương: ít gặp hơn u vàng gân, thường gặp ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu.
- U vàng da: Nằm ở khuỷu hay đầu gối.
- Dạng ban vàng lòng bàn tay: Phân bố ở các nếp gấp ngón tay và lòng bàn tay.
Ngoài ra, khi nồng độ triglyceride hoặc LDL – cholesterol cao, sẽ gây ra một số bệnh lý và triệu chứng như:
- Hàm lượng triglyceride cao trên 1000mg/dL (11,3 mmol/L): Gây viêm tụy cấp.
- Nhiễm lipid võng mạc: Thấy được khi soi đáy mắt, gặp trong tình huống triglycerides máu cao.
- Tăng triglyceride máu nặng trên 2000 mg/dL ( trên 22,6 mmol/L): Có thể làm cho các động mạch và tĩnh mạch võng mạc xuất hiện màu trắng kem (lipemia võng mạc).

Phương pháp chẩn đoán tăng lipid máu
Tăng lipid máu không có triệu chứng rõ nét, vì vậy cách duy nhất để phát hiện là xét nghiệm máu. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ đánh giá kết luận chính xác nhất.
Bảng đánh giá mức độ rối loạn lipid máu:
Một số xét nghiệm được thực hiện trong quá trình chẩn đoán tăng lipid máu:
- Protein phản ứng C với độ nhạy cao.
- Lipoprotein.
- Apolipoprotein B.
- Chụp calci mạch vành.
Thông thường, trước khi tiến hành xét nghiệm máu, người bệnh được chỉ định là không ăn, uống từ 8 – 12 tiếng.
Việc tiến hành xét nghiệm lipid nên bắt đầu từ năm 20 tuổi. Đối với trường hợp có nguy cơ cao, nên tầm soát đều đặn hàng năm.
Đặc biệt, đối với trẻ em có các yếu tố nguy cơ sau, cần được xét nghiệm máu định kỳ:
- Trẻ có tiền sử gia đình đau tim sớm hoặc bệnh tim.
- Trẻ thừa cân hoặc béo phì.
- Trẻ bị tiểu đường.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Xét nghiệm lipid máu gồm những gì?
Nguy cơ từ bệnh tăng lipid máu
Rối loạn mỡ máu rất phổ biến. Khoảng 26% người Việt Nam trong độ tuổi từ 25 – 74 mắc bệnh lý này. Tăng lipid máu có thể trở nên rất nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt.
Một số biến chứng nguy hiểm do rối loạn mỡ máu gây ra bao gồm:
Xơ vữa động mạch
Tăng lipid máu là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Nồng độ cholesterol trong máu cao dẫn tới hình thành các mảng xơ vữa, bám vào thành động mạch. Từ đó, gây hẹp lòng động mạch, lâu dần cản trở hoặc tắc nghẽn hoàn toàn máu lưu thông đến các cơ quan khác của cơ thể.

Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim – biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành, trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nhồi máu cơ tim xuất phát từ rối loạn mỡ máu chiếm đến 56%.
Cơ chế hình thành các cơn nhồi máu cơ tim như sau: Rối loạn mỡ máu làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu, góp phần hình thành nên các mảng bám làm tắc nghẽn động mạch. Theo thời gian, mảng xơ vữa phát triển dày lên, nứt vỡ và tạo thành cục máu đông. Từ đó, cản trở máu lưu thông, làm cơ tim không được cung cấp máu, dễ dẫn tới hoại tử, gây ra các cơn đau thắt ngực gọi là nhồi máu cơ tim.
Tai biến mạch máu não
Các mảng xơ vữa gây tắc tại động mạch cảnh, làm mạch máu não bị hẹp, dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây thiếu máu não. Khi bệnh tình tiến triển ở giai đoạn nặng hơn, dòng máu lên não có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn và gây ra đột quỵ não (nhồi máu não). Khoảng 93% người mắc đột quỵ não là xuất phát từ rối loạn mỡ máu.

Cao huyết áp
Bệnh tăng lipid máu gây hình thành các mảng xơ vữa, khiến lòng mạch hẹp lại, làm máu lưu thông kém. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Điều này làm gia tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.
Mặt khác, thành mạch cũng trở nên kém đàn hồi hơn và để đáp ứng đầy đủ nhu cầu máu cho từng bộ phận của cơ thể, người bệnh xuất hiện các triệu chứng: Tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể… Những điều này cũng góp phần làm cao huyết áp.
Mối liên hệ giữa bệnh tăng lipid máu và tăng huyết áp ở người trung niên đã được chứng minh. Cụ thể, có khoảng 83,3% người bị rối loạn mỡ máu sẽ bị huyết áp cao, tỷ lệ này sẽ gia tăng theo độ tuổi.

Nguy hiểm hơn là khi rối loạn mỡ máu kết hợp cao huyết áp, chúng sẽ gây ra những hậu quả trầm trọng như: bệnh tim mạch, đột quỵ não.
Gan nhiễm mỡ
Tăng lipid máu có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Bởi mỡ máu cao đều xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh. Những thức ăn dung nạp sẽ được chuyển hóa tại gan. Do đó, việc hấp thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, làm cholesterol dư thừa sẽ gây tích tụ ở gan. Lâu dần, hình thành nên bệnh lý gan nhiễm mỡ.
Tình trạng này là sự tích lũy chất béo trong gan vượt quá 5% trọng lượng cơ thể. Bệnh này thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng, khiến người bệnh khó nhận biết. Vì vậy, khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, dẫn đến hậu quả: suy giảm chức năng gan, xơ gan…

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Rối loạn chuyển hóa lipid liên quan đến bệnh lý nào?
Phòng ngừa và điều trị tăng lipid máu
Phòng ngừa và điều trị tăng lipid máu là việc làm quan trọng để cải thiện sức khỏe ở những người có nguy cơ hay đang mắc bệnh lý này.
Thay đổi lối sống
Đây được xem là hướng điều trị đầu tiên đối với người bệnh tăng lipid máu. Nếu bệnh tình nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp bệnh nhân kiểm soát hàm lượng cholesterol.
Thay đổi lối sống thường là chìa khóa cho người bệnh kiểm soát bệnh tăng lipid máu tại nhà. Dù bất kỳ nguyên nhân nào đi chăng nữa, kể cả khi chứng tăng lipid máu là do di truyền thì phương pháp này vẫn là một phần thiết yếu trong phác đồ phòng ngừa và điều trị.
Người bệnh áp dụng các biện pháp thư giãn giúp giảm bớt âu lo, căng thẳng như thiền, yoga, viết nhật ký, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế thuốc lá, rượu bia, ngủ đủ giấc…

Chế độ ăn
Để giảm mức cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL thông qua chế độ ăn uống khoa học, cần thực hiện một số cách như sau:
- Sử dụng chất béo lành mạnh: Tránh tiêu thụ chất béo bão hòa có trong thịt đỏ, thịt xông khói, xúc xích… và nên dùng chất béo không bão hòa đơn như ô liu, bơ và dầu hạt cải để nấu ăn.
- Hạn chế chất béo chuyển hóa: Chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong đồ chiên, xào, đồ ăn nhanh… Vì vậy, hạn chế dung nạp những thực phẩm này có thể giảm nguy cơ tăng lipid máu.
- Tiêu thụ acid béo omega-3: Acid béo omega-3 có nhiều lợi ích cho tim. Chúng có trong một số thực phẩm: cá (cá hồi, cá trích, cá thu…) hay các loại hạt (óc chó, hạt lanh).
- Tăng cường sử dụng chất xơ trong bữa ăn: Các loại chất xơ đều có lợi cho tim mạch, nhưng chất xơ hòa tan sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tăng lipid máu. Chúng được tìm thấy trong yến mạch, trái cây, đậu và rau…
Kiểm soát cân nặng
Việc kiểm soát tốt cân nặng có thể giảm được cholesterol toàn phần. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện kết hợp dựa trên khẩu phần ăn uống hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất.
Những người béo phì cần tìm kiếm một chế độ ăn phù hợp từ chuyên gia dinh dưỡng. Họ sẽ thiết kế một chiến lược, kế hoạch ăn uống hiệu quả cho từng cá nhân.

Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe con người. Nếu hoạt động thể chất bị hạn chế, mức cholesterol HDL sẽ giảm đi. Điều này đồng nghĩa với việc không có đủ cholesterol “tốt” để mang cholesterol “xấu” ra khỏi động mạch.
Chỉ cần hoạt động 40 phút mỗi ngày, cùng các bài tập đơn giản với cường độ vừa đủ có thể giảm được mức cholesterol toàn phần. Một số bài tập dưới đây có thể áp dụng: đạp xe, đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, tập gym…
Sử dụng thuốc
Statin là nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu được áp dụng đầu tiên trong phác đồ điều trị. Trong trường hợp người bệnh không thể dung nạp statin hoặc khi các thuốc nhóm này không còn đáp ứng để giảm cholesterol LDL, thì bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc khác cho người bệnh.
Một số thuốc của nhóm statin bao gồm: Atorvastatin (biệt dược Lipitor), Fluvastatin (Lescol XL), Lovastatin (Altoprev), Pitavastatin (Livalo), Pravastatin (Pravachol), Rosuvastatin (Crestor), Simvastatin (Zocor).

Ngoài ra, một số thuốc mới có thể áp dụng cho người bệnh mỡ máu cao như:
- Inclisiran: thuốc tân tiến sử dụng công nghệ mRNA, được chấp thuận ở châu Âu nhưng chưa được phê duyệt ở Hoa Kỳ.
- Acid bempedoic (Nexlitol) và ezetimibe (Nexlizet): hai loại thuốc này đã được FDA phê duyệt vào năm 2020, là thuốc điều trị cholesterol không statin mới đầu tiên được FDA chấp thuận từ năm 2002.
- Alirocumab (Praluent): được FDA chấp thuận vào năm 2021 như một phương pháp điều trị bổ sung cho tăng cholesterol máu gia đình – một tình trạng di truyền gây ra cholesterol cao nghiêm trọng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 5 Nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu!
Fremo – Giải pháp từ thảo dược giúp kiểm soát tăng lipid máu
Ngoài các phương pháp phòng và điều trị kể trên, việc sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược để cải thiện chứng tăng lipid máu được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Một trong số thực phẩm hỗ trợ sức khỏe tiêu biểu cần kể đến là Fremo. Sản phẩm này là thành quả của công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cổ lam.

Nói về công dụng của những vị thảo dược này, tác giả của đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cho biết: Chế phẩm phối hợp bộ ba dược liệu này mang đến tác dụng giảm cholesterol đến 41,37%, triglyceride 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87%. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Do đó, ưu điểm độc đáo mà Fremo có được bao gồm:
- Đem đến hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu mà không gây ra các tác dụng không mong muốn.
- Cải thiện tình trạng tăng lipid máu, đưa các chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn.
- Hỗ trợ giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Có khả năng phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tận nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Lời kết
Qua bài viết, người đọc có thể nhận thấy, tăng lipid máu là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân cần điều trị sớm, cũng như có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Chúc bạn có sức khỏe tốt.
Nguồn tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21656-hyperlipidemia
https://www.healthline.com/health/hyperlipidemia
https://www.medicalnewstoday.com/articles/295385