Hỏi:
Chào chuyên gia, tôi năm nay 55 tuổi, tuần trước tôi có đi xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán tôi bị tăng lipid máu hỗn hợp. Tôi muốn biết tăng lipid máu hỗn hợp là gì và điều trị bằng cách nào?
Mong được chuyên gia giải đáp. Xin cảm ơn!
(Anh Thanh Bình – Quảng Trị)
Trả lời:
Chào anh Bình, chuyên gia đã nhận được câu hỏi của anh và xin phép thông tin tới anh một vài điều đáng lưu ý như sau:
Mục lục
Tăng lipid máu hỗn hợp là gì?
Trong xét nghiệm lipid máu bao gồm 4 thành phần:
- Cholesterol toàn phần
- LDL-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng thấp – cholesterol xấu)
- HDL-Cholesterol (Lipoprotein tỷ trọng cao – cholesterol tốt)
- Triglyceride (chất béo trung tính)
☛ Tìm hiểu: Chi tiết các chỉ số mỡ máu
Tăng lipid máu hỗn hợp là sự kết hợp giữa tăng cholesterol toàn phần, LDL-Cholesterol với tăng triglyceride và giảm HDL-Cholesterol.
Tăng lipid máu hỗn hợp có 2 dạng:
- Thứ nhất là: tăng cholesterol toàn phần, tăng LDL-C, tăng triglyceride và giảm HDL-C
- Thứ hai là: Tăng cholesterol toàn phần, tăng triglyceride.
Triệu chứng tăng lipid máu hỗn hợp
Hầu hết nhũng người tăng lipid máu hỗn hợp khi còn ở thể nhẹ đều không xuất hiện triệu chứng nào rõ rệt. Chúng ta thường biết mình bị tăng lipid máu hỗn hợp khi làm xét nghiệm máu.
Bệnh xuất hiện biểu hiện rõ ràng hơn khi đã bước sang giai đoạn nguy hiểm hơn, đi cùng nguy cơ biến chứng.
Một số triệu chứng của tăng lipid máu hỗn hợp thường thấy, đó là:
- Xuất hiện các nốt mụn nhỏ, màu vàng, bề mặt bóng ở các vùng da nơi mí mắt, bắp tay, gót chân,… Những nốt mụn này không khiến bạn cảm thấy đau hay ngứa.
- Chân tay tê bì, buốt lạnh: Khi mạch máu ngoại biên đưa máu đến vùng chân, tay bị xơ vữa, lượng máu không lưu thông kịp thời xuống chân tay dẫn tới xuất hiện tình trạng này.
- Người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt: Mạch máu bị tắc nghẽn hoặc xơ vữa do mỡ máu tăng cao, tích tụ nhiều trong lòng mạch, dẫn tới máu không kịp đi nuôi não sẽ gây ra hiện tượng hoa mắt, chóng mặt. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn tới cơn đột quỵ não, tai biến mạch máu nãom
- Cảm thấy mệt mỏi, yếu, đau thắt ngực khi gắng sức. Nghỉ ngơi sẽ đỡ.
Nguyên nhân làm tăng lipid máu hỗn hợp
Các nguyên nhân gây tăng lipid máu hỗn hợp là:
- Yếu tố di truyền: Trường hợp này còn được gọi là tăng lipid máu hỗn hợp nguyên phát. Nếu trong gia đình bạn có người thân thế hệ trước bị tăng rối loạn lipid máu hỗn hợp thì bạn có khả năng mang gen bệnh này.
- Yếu tố chế độ ăn uống, sinh hoạt và các yếu tố khác: Trường hợp này còn được gọi là tăng lipid máu hỗn hợp thứ phát.
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị tăng lipid máu hỗn hợp?
Khi lượng LDL-C tích tụ trong thành động mạch trong thời gian dài sẽ khiến mạch máu trở nên cứng và hẹp. Trong khi đó, HDL-C lại có thể giúp làm sạch lượng cholesterol dư thừa, đưa chúng trở về gan và theo đường bài tiết đi ra khỏi cơ thể. Tăng lipid máu hỗn hợp xảy ra khi lượng LDL-C trong máu quá cao và lượng HDL-C thấp không đủ để loại bỏ chất béo xấu dư thừa.
Những đối tượng dưới đây có nguy cơ bị tăng lipid máu hỗn hợp cao hơn người có sức khỏe bình thường:
- Người có chế độ ăn uống không lành mạnh: tiêu thụ quá nhiều chất béo xấu (đồ ăn có nhiều dầu mỡ, mỡ và nội tạng động vật, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn được chiên rán lại nhiều lần,…)
- Người có chế độ sinh hoạt không khoa học: thường xuyên thức khuya, làm việc quá sức, áp lực và căng thẳng kéo dài liên tục,…
- Người lười vận động, tập thể dục
- Người nghiện rượu
- Người nghiện thuốc lá
- Người béo phì (đặc biệt là có chu vi vòng bụng lớn)
- Người có bệnh nền: đái tháo đường, bệnh thận, buồng trứng đa nang, mắc bệnh tuyến giáp,…
- Người đang sử dụng một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc tránh thai
- Có người thân trong gia đình mắc tăng lipid máu hỗn hợp
Điều trị tăng lipid máu hỗn hợp
Trong phác đồ điều trị tăng lipid máu hỗn hợp, đầu tiên người bệnh thường được đề nghị áp dụng phương pháp thay đổi lối sống lành mạnh hơn để kiểm soát và ổn định nồng độ lipid máu.
Chế độ ăn uống
- Tăng cường tiêu thụ những thực phẩm lành mạnh: chất xơ, vitamin, protein, chất béo tốt. Chúng có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi, thịt nạc, các loại đậu, các loại hạt, cá béo,…
- Hạn chế tiêu thụ những thực phẩm xấu: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt mỡ và nội tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán lại nhiều lần, thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng muối và nước ngọt đóng chai,…
- Hạn chế uống rượu: Lượng rượu tiêu thụ ở ngưỡng cho phép cho nam giới là 2 ly/ngày, và nữ giới là 1 ly/ngày.
- Thay vì rượu bia, bạn hãy lựa chọn các loại nước uống lành mạnh hơn, giúp các chỉ số mỡ máu ở ngưỡng an toàn và ổn định như: trà bụp giấm, trà giảo cổ lam, trà xạ đen,…
Chế độ sinh hoạt
- Giữ thói quen vận động tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Lựa chọn các bộ môn như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,… giúp tăng cường trao đổi chất, giảm lượng cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt.
- Giảm cân, giảm chu vi vòng bụng nếu bạn thừa cân, béo bụng.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực kéo dài. Không sử dụng các chất kích thích để giải tỏa căng thẳng.
- Làm việc và nghỉ ngơi điều độ. Hạn chế làm việc muộn và thức khuya.
- Không hút thuốc lá.
Sử dụng thuốc
Tuy nhiên, ở những trường hợp tăng lipid máu hỗn hợp nặng hơn, bên cạnh thay đổi lối sống, bệnh nhân cần sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị. Đó là:
Trong điều trị tăng lipid máu hỗn hợp, Statin vẫn là lựa chọn hàng đầu. Statin có khả năng ức chế tổng hợp cholesterol tại gan, từ đó giúp giảm lượng cholesterol toàn phần, LDL-C và tăng HDL-C.
Trường hợp sử dụng statin không đạt được hiệu quả sẽ xem xét kết hợp sử dụng thêm thuốc thứ 2.
- Kết hợp Statin với Fenofibtate khi Triglyceride tăng và HDL-C thấp.
- Kết hợp Statin với Niacin, tuy nhiên cần chú ý tá dụng phụ.
- Trường hợp bệnh nhân khi dùng Statin và Fenofibtate mà triglyceride vẫn chưa thấy giảm có thể cân nhắc dùng thêm Omega-3.
☛ Tìm hiểu thêm: 5 nhóm thuốc điều trị tăng lipid máu hiệu quả hiện nay
Hỗ trợ kiểm soát lipid máu an toàn bằng thảo dược – FREMO
Hiện nay, người bệnh rối loạn lipid máu thường hướng tới việc sử dụng các sản phẩm thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh. Bởi các sản phẩm này có tính an toàn cao, nguồn gốc 100% từ thiên nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Đây là ưu điểm đột phá của sản phẩm FREMO – một nghiên cứu tâm huyết của PGS.TS Lê Minh Hà tại Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam.
FREMO đã được thử nghiệm nghiên cứu cho thấy có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ kiểm soát lipid máu với các tác dụng chính sau:
- Giúp giảm tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là giảm lượng mỡ tại gan giúp hạn chế nguy cơ gan nhiễm mỡ
- Ức chế tổng hợp các chất béo, cholesterol đồng thời làm tăng suy thoái lipid để loại ra khỏi cơ thể. Điều này làm giảm nồng độ cholesterol, triglyceride, LDL và tăng HDL trong máu.
- Ngăn cản hình thành các mảng xơ vữa trong thành mạch, làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng về bệnh tim mạch, tai biến và đột quỵ…
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không cải thiện bất kỳ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng.
BẤM VÀO ĐÂY để đặt giao FREMO tại nhà
Tìm nhà thuốc có bán Fremo chính hãng của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam TẠI ĐÂY
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 1800 1591 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.
Tăng lipid máu hỗn hợp là bệnh lý có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay. Do đó, nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, bạn cần chủ động có kế hoạch cải thiện bệnh.
Trên đây cũng là những thông tin cần thiết nhất về tình trạng tăng lipid máu hỗn hợp mà anh Bình quan tâm. Chúc anh nhiều sức khỏe!